4. Kết cấu của luận văn
1.5. Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong điều kiện cổ phần
phần hóa
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ chương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta xuất phát từ yêu cầu của đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền kinh tế.
Sở hữu công ty cổ phần là thuộc sở hữu chung của cổ đông, mỗi cổ đông là một đồng sở hữu. Công ty cổ phần là pháp nhân kinh doanh và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự huy động các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức kinh doanh từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý của công ty cổ phần là Hội đồng quản trị được đại hội cổ đông bầu ra. Ban giám đốc điều hành công ty được Hội đồng quản trị quyết định, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
quyền quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Thông qua việc gắn kết các quyền này, đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm với chính nguồn vốn họ đã đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với các mục tiêu của công ty cổ phần là nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý năng động và đặc biệt là sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả đã đặt ra cho công ty các yêu cầu phát triển được các nguồn lực hiện có, trong đó phát triển nguồn nhân lực là vấn đề then chốt [30].
Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực
Đối với các công ty khi bước sang cổ phần hóa để phát triển nguồn nhân lực việc đầu tiên là rà soát lại các vấn đề về lao động trong toàn công ty, đây là việc làm cần thiết từ các bước đánh giá về số lượng, chất lượng lao động hiện tại đến các vấn đề số lao động đáp ứng được các tiêu chuẩn của công ty cổ phần.
Căn cứ vào những tính chất của từng công việc, công ty phải xây dựng các tiêu chuẩn các chức danh sao cho phù hợp với từng vị trí công tác. Khi bước sang công ty cổ phần việc bố trí và sử dụng lao động nhất thiết công ty phải căn cứ theo tiêu chuẩn này. Trong quá trình sắp xếp, nếu cần công ty sẽ tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại lượng lao động sao cho phù hợp với yêu cầu công việc của từng nhóm, từng người nhằm đạt được hiệu quả trong quá trình làm việc. Đối với số lao động không đủ các tiêu chuẩn công ty điều chuyển sang công tác khác hoặc cho nghỉ việc.
Công ty cũng cần xác định lại các nhu cầu về nguồn nhân lực thông qua việc phân tích lại các công việc của các bộ phận trong công ty. Đây là quá trình giúp cho công ty biết được số lượng, chất lượng về nhân viên sẽ cần từ đó lập kế hoạch tuyển chọn và sắp xếp.
Phần lớn khi các công ty bước sang cổ phần hóa đều cho thấy việc số lao động hiện tại nhiều hơn số lao động cần thiết, vấn đề này đã gây khó khăn rất lớn trong bố trí sắp xếp lại lao động. Việc giải quyết số lao động dôi dư là hết sức phức tạp và khó khăn đòi hỏi công ty phải có các phương án giải quyết dứt điểm, công bằng.