Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty dịch vụ hàng không sân bay đà nẵng trong điều kiện cổ phần hoá (Trang 44 - 47)

4. Kết cấu của luận văn

1.6.Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân

nhân lực sau cổ phần hóa

Các doanh nghiệp nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa gặp phải một số vấn đề về lao động như:

- Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa đã gặp rất nhiều trong giải quyết lao động dôi dư. Theo quy định, các công ty cổ phần phải đảm bảo việc làm cho lao động trong thời hạn 12 tháng sau khi cổ phần hóa hoặc trong thời hạn 3 năm sau khi giao doanh nghiệp. Quy định này nhằm bảo hộ cho người lao động, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa [30].

- Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa đã gặp khó khăn, vướng mắc khi muốn đàm phán lại hợp đồng lao động, cơ cấu lại hợp đồng cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị, đặc biệt đối với số lao động của doanh nghiệp nhà nước cũ theo hợp đồng không thời hạn, việc chấm dứt hợp đồng lao động càng khó khăn hơn.

Cổ phần hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long: khi được hỏi số công ty tại Đồng bằng sông Cửu Long đã cổ phần hoá câu hỏi “Sau khi cổ phần hóa công ty có cho nghỉ việc bất kỳ người lao động nào không?”, thì có 26,3% số công ty trả lời là có. Trong số các công ty có người lao động bị thôi việc, bình quân một công ty cho nghỉ việc đến 25 người. Ngược lại, có đến 81,6% số công ty cổ phần có tuyển lao động mới sau khi cổ phần.

Trong số các công ty có tuyển mới lao động thì có đến 72% số công ty chỉ tuyển thêm lao động đã qua đào tạo, 22% số công ty tuyển dụng cả lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo. Còn lại khoảng 6% công ty chỉ tuyển dụng thêm lao động phổ thông (chưa qua đào tạo). Qua phân tích chúng ta thấy rằng sau cổ phần hóa tình hình lao động trong các công ty có một sự thay đổi đáng kể cả về lượng và chất. Số lao động bị thôi việc chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo và không thích ứng với môi trường làm việc mới, trong tuyển mới lao động các công ty ngày càng chú trọng đến chất lượng của lao động [2].

Cổ phần hóa ở Hà Nội: trong 5 năm 2001-2005 tiến hành cổ phần hóa 75 doanh nghiệp nhà nước; giải quyết cho người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu và chờ nghỉ hưu khoảng 1000 người, giải quyết chế độ cho khoảng 2000 người lao động dư thừa sau khi cổ phần hóa. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho khoảng 3000 người [32].

Ở thành phố Hồ Chí Minh, trong số 45 doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa thì có 30 doanh nghiệp có lao động dôi dư, bình quân 31 lao động/1 doanh nghiệp (khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tại thành phố Hồ chí Minh). Số lao động dôi dư này hầu như đều xuất hiện sau khi tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất cho phù hợp với loại hình công ty cổ phần [32].

- Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, đội ngũ cán bộ quản lý ít được thay đổi mà vẫn sử dụng như bộ máy cũ, vẫn duy trì kiểu tổ chức bộ máy doanh nghiệp như trước. Tại thời điểm cổ phần hóa, theo thống kê của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì khoảng 90% vị trí quản lý là không đổi. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sau này của công ty cổ phần [30]. Đặc biệt là vấn đề phát triển nguồn nhân lực sau cổ phần hóa tại các công ty.

- Để có thể tiếp tục hoàn thiện quản lý và phát triển nguồn nhân lực sau cổ phần hoá, trong những năm tới cần phải giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm trong doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành rà soát định mức lao động để xác định số lượng lao động hợp lý theo nguyên tắc có việc, có người, đảm bảo giờ công, ngày công, thu nhập theo luật định. Chấm dứt việc chấp nhận lao động, thuê mướn công nhân thời vụ một cách tuỳ tiện làm cho năng suất lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp tuyệt đối và thất nghiệp tạm thời tại các doanh nghiệp tăng cao. Tăng cường giám sát việc thực hiện quỹ tiền lương và tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp. Phải có quy chế tuyển dụng đối với các doanh nghiệp một cách rõ ràng, tránh tình trạng tuyển dụng lao động hợp đồng không xác định thời hạn tràn lan, đến lúc dư thừa không bố trí được việc làm doanh nghiệp phải chịu hậu quả.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY ĐÀ NẴNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty dịch vụ hàng không sân bay đà nẵng trong điều kiện cổ phần hoá (Trang 44 - 47)