ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sồng, môi trường làm việc của người dân huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 75)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

4.4.1. Tác động đến việc phát triển các công trình công cộng

Kết quả điều tra các hộ bị thu hồi đất tại xã Lai Vu cho thấy đa số hộ dân cho rằng việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội là tốt hơn trước khi thu hồi đất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện nay tại các địa phương.

Ảnh 1: Nhà văn hóa thôn Quyết Tâm

Tìm hiểu tại xã Lai Vu chúng tôi được biết: cứ thu hồi 20 ha đất để phát triển công nghiệp thì tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ cho xã 2,5 tỷ đồng. Bằng nguồn tiền hỗ trợ của tỉnh Hải Dương, nguồn huy động đóng góp của nhân

dân và các nguồn hỗ trợ khác của doanh nghiệp, xã đã tiến hành bê tông hóa hệ thống đường giao thông nông thôn trên toàn xã; xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới điện, trường học, trạm y tế. Nguồn tiền hỗ trợ của tỉnh Hải Dương từ việc thu hồi đất cũng được xã phân bổ xuống tận thôn để các thôn chủ động xây dựng các công trình phúc lợi của thôn như trụ sở thôn, nhà văn hóa, trường mẫu giáo, đình làng.

Ảnh 2. Trường Mẫu giáo xã Lai Vu

Qua điều tra thực tế tại xã Lai Vu cho thấy: hầu hết diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để phát triển công nghiệp thì số lượng các công trình hạ tầng và phúc lợi công cộng tăng nhiều hơn. Các đường làng, ngõ xóm trên toàn xã đã được bê tông hóa; cải tạo, nâng cấp đường dây điện, xây dựng hoàn chỉnh trụ sở UBND xã, 01 nhà mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia, nhà văn hóa tại 3 thôn đều được xây dựng mới đảm bảo diện tích và không gian cho người dân đến sinh hoạt cộng đồng.

Như vậy, rõ ràng chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã có tác động rất tích cực tới việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội của địa phương và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân sở tại.

4.4.2. Tác động đến cảnh quan, môi trường

Xã Lai Vu là một xã thuần nông với dân số toàn xã năm 2007 là 4.954 nhân khẩu (trong 1.207 hộ gia đình), chăn nuôi lợn tại gia đình là một tập quán đã có từ rất lâu. Tuy nhiên trước đây các hộ gia đình thường chỉ nuôi một đến một vài con nhằm tân dụng các phụ phẩm dư thừa từ trồng trọt. Chăn nuôi lợn của xã bùng phát một cách nhanh chóng kể từ sau năm 2001, khi dự án xây dựng khu công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin được phê duyệt và một diện tích lớn đất nông nghiệp (212,90 ha) chiếm hơn 90% diện tích đất nông nghiệp của xã bị thu hồi để lấy mặt bằng xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.

Theo kết quả thống kê của UBND xã vào thời điểm chúng tôi điều tra (tháng 3 năm 2007) trên địa bàn xã có 345 hộ chăn nuôi lợn với số lượng lớn trên 10 con chiếm 28,58 % số hộ trên toàn xã (ảnh 3). Hộ nuôi từ 10-20 con chiếm 42,90% , từ 21-30 con chiếm 20,87%, từ 31-50 con chiếm 26,09%, từ 51-100 con chiếm 9,57% và trên 100 con chiếm 0,57% (bảng 4.16).

Bảng 4.16: Thống kê số hộ gia đình chăn nuôi lợn với số lượng lớn tại xã Lai Vu

Số hộ gia đình chăn nuôi (hộ) STT S ố lợn nuôi tại một hộ gia đình (con/hộ) Đ1 ội Đ2 ội Đ3 ội Đ4 ội Đ5 ội Đ6 ội Toàn xã Tỷ lệ (%) 1 10-20 25 18 25 52 13 15 148 42,90 2 21-30 15 12 7 15 11 12 72 20,87 3 31-50 20 21 4 14 10 21 90 26,09 4 51-100 6 9 4 2 5 7 33 9,57 5 > 100 0 0 0 0 0 2 2 0,57 6 Tổng số 66 60 40 83 39 57 345 100,00

Kết quả điều tra của chúng tôi tại 150 hộ gia đình trên địa bàn xã, thì tỷ lệ các hộ nuôi lợn theo hình thức công nghiệp chiếm tới 70,0% (105/150 hộ), tỷ lệ

hộ nuôi theo hình thức bán công nghiệp là 29,3% (44/150 hộ) và chỉ có duy nhất một hộ được là nuôi lợn theo hình thức tận dụng (chiếm 0,7%). Có 17/150 hộ sử dụng hầm Biôgas hoạt động (chiếm 11,3%), số hộ còn lại không sử dụng được vì phân lợn đưa vào hầm vượt quá dung tích của hầm nên phân lợn thải thẳng vào môi trường.

Ảnh 3: Chăn nuôi lợn tại hộ gia đình

4.4.2.1.Tác động đến cảnh quan

Hiện nay, hệ thống các cống rãnh trên địa bàn xã đều rất nhỏ hẹp, lại không có nắp đậy, mùi hôi thối từ phân lợn dễ dàng khuếch tán vào không khí gây ô nhiễm cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Mặt khác khi lượng phân thải ra lớn sẽ rất dễ xảy ra tình trạng quá tải làm các cống bị ứ đọng, phân thải trào ra ngoài các khu vực xung quanh (ảnh 4,5). Đồng thời do ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao nên hầu hết các hộ nuôi lợn không áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, phân thải mà đổ thải trực tiếp ra các ao hồ, thậm chí là ra cả vườn tược và các khu đất trống. Điều này không những làm cho nhiều ao hồ nơi phải hứng chịu nguồn phân thải trực tiếp bị suy thoái hoàn toàn và trở thành các hố chứa phân lớn, mà còn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm đất và các ao hồ còn lại, thậm trí là đe doạ cả sự trong sạch

của nước ngầm bởi quá trình thấm sâu của các chất ô nhiễm từ nước mặt và đất vào các tầng chứa nước.

Ảnh 4: Ao bị lấp đầy bởi nước và phân lợn

Ảnh 5: Mương và cống rãnh bị ô nhiễm bởi nước và phân lợn

Bên cạnh đó việc phát triển mạnh công nghiệp tại khu vực xã Lai Vu đã có những tác động tiêu cực đến môi trường. Bà con tại xã Lai Vu đã có nhiều ý kiến phản ánh về hiện tượng xả nước thải công nghiệp của các nhà máy ra môi trường tự nhiên cùng với các hiện tượng như cây trồng bị chết, người bị mẩn ngứa do nước thải….

Một số nơi, môi trường không khí đang bị ô nhiễm nặng như Nhà máy cơ khí chính xác – NM Cơ khí nặng Vianshin; Nhà máy sản xuất ống thông gió công nghiệp; Nhà máy chế biến gỗ SINEC nằm ngay cạnh khu dân cư

(thôn Quyết Tâm, Hợp Nhất), bà con ở đây đã phải chịu mùi sơn và khói bụi rất nặng nề phát ra từ các nhà máy này.

Rác thải sinh hoạt cũng là vấn nạn hiện nay của xã Lai Vu do việc phát triển mạnh công nghiệp đã kéo theo sự gia tăng nhanh dân số trên địa bàn. Do vấn đề nhà ở cho công nhân chưa được quan tâm nên hầu hết công nhân đều phải tự thuê nhà trọ trong các thôn lân cận khu công nghiệp. Đây là cơ hội để nhân dân tại đây xây nhà trọ cho công nhân thuê nhằm tăng thu nhập, tuy nhiên vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề vệ sinh môi trường. Tại xã Lai Vu, rác thải sinh hoạt còn đổ bừa bãi ra đường làng, cống rãnh mà chưa được tổ chức thu gom.

Ảnh 6: Rác thải sinh hoạt tại xã Lai Vu

4.4.2.2 Tác động đến môi trường nước

Qua trình bày ở trên có thể thấy rõ tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Lai Vu đang phát triển mạnh. Việc phát triển chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho phần lớn lao động dư thừa phát sinh từ việc đất nông nghiệp bị thu hồi, và đem lại thu nhập khá cao cho các hộ nông dân trong xã, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình cũng như kinh tế của toàn xã. Do chăn nuôi phát triển một cách tự phát, thiếu những quy hoạch cụ thể về hệ thống nước thải và phân thải, cộng với trình độ kỹ thuật của người dân còn thấp và ý thức bảo vệ môi trường không cao nên đã gây sức ép lớn lên môi trường toàn xã mà đặc biệt là môi trường nước.

Để đánh giá chất lượng môi trường nước trên địa bàn xã Lại Vu chúng tôi đã tiến hành lựa chọn 16 điểm để quan trắc chất lượng nước mặt và nước ngầm trên toàn xã và ký hiệu là M1 cho đến M16. Trong đó các mẫu M4, M6, M14 và M16 là các mẫu nước mặt được lấy tại bốn ao, hồ vẫn còn khả năng lưu thông nước trên địa bàn xã. Còn lại 12 điểm là điểm quan trắc nước ngầm được lấy tại các giếng khoan, giếng khơi đang sử dụng làm nước sinh hoạt tại các nông hộ trên địa bàn xã. Quá trình quan trắc được tiến hành trong khoảng thời gian là 9 tháng từ 08/2007 đến 04/2008.

Bảng 4.17: Lý lịch mẫu STT

Tên mẫu Loại nước Địa điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. M1 Nước giếng khoan Nhà anh Chương thôn Quyết Tâm 2. M2 Nước giếng khơi Nhà anh Bùng thôn Quyết Tâm 3. M3 Nước giếng khoan Nhà anh Sáng thôn Quyết Tâm

4. M4 Nước mặt Mương trước nhà anh Sáng Thôn Q.Tâm. 5. M5 Nước giếng khoan Nhà anh Đăng thôn Quyết Tâm

6. M6 Nước mặt Ao Thôn Quyết Tâm

7. M7 Nước giếng khoan Nhà anh Hải thôn Hợp Nhất 8. M8 Nước giếng khơi Nhà anh Hải thôn Hợp Nhất 9. M9 Nước giếng khoan Nhà anh Nam thôn Hợp Nhất 10. M10 Nước giếng khoan Nhà ông Nhưỡng thôn Hợp Nhất 11. M11 Nước giếng khoan Nhà anh Hùng thôn Hợp Nhất 12. M12 Nước giếng khơi Nhà anh Hưng thôn Minh Thành 13. M13 Nước giếng khoan Nhà anh Định thôn Minh Thành 14. M14 Nước mặt Ao thôn Minh Thành

15. M15 Nước giếng khoan Nhà anh Xuyên thôn Minh Thành 16. M16 Nước mặt Ao thôn Hợp Nhất

Ghi chú: Số lượng mẫu: 16; Nước mặt: 4; Nước ngầm: 12 (9 mẫu nước giếng khoan + 3 mẫu nước giếng khơi). Thời gian lấy mẫu: Sáng ngày 19 hàng tháng (từ tháng 08/2007- 04/2008).

HÌNH 4.3: SƠ ĐỒ LẤY MẪU VÀ PHÂN BỐ CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAI VU 5 10 11 12 13 14 15 16

Bảng 4.18: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt (mẫu M4, M6, M14, M16) Thời gian quan trắc (tháng) TT Thông số Giá trị L1 08/07 L2 09/07 L3 10/07 L4 11/07 L5 12/07 L6 01/08 L7 02/08 L8 03/08 L9 04/08 TCVN: 5942/1995/A Max 8,20 7,89 7,47 7,32 7,73 7,57 7,16 7,98 8,51 Min 7,30 7,02 7,33 6,81 7,12 7,21 6,78 7,17 7,56 1 n= 4 pH TB 7,80 7,53 7,37 7,10 7,47 7,47 6,96 7,56 7,98 6,5-7,5 Max 5,49 4,48 4,67 2,17 3,01 5,59 3,70 1,96 5,59 Min 1,00 2,37 2,46 0,81 2,55 3,84 2,58 0,29 3,84 2 DO n= 4 (mg/l) TB 3,67 3,87 3,89 1,36 2,81 4,39 3,19 1,27 3,71 >=6 (mg/l) Max - - 21,90 11,90 18,50 15,02 9,75 6,68 6,78 Min - - 15,60 0,50 3,10 4,90 8,45 3,80 4,45 3 BODn=4 5 (mg/l) TB - - 19,38 7,48 7,43 7,98 9,05 4,96 5,25 <4 (mg/l) Max 52 48 60 36 80 65 68 76 65 Min 40 32 24 10 12 23 48 28 45 4 COD n= 4 (mg/l) TB 43 39 44 25 44 40 56 56 56 < 10 mg/l Max 0,19 0,36 2,17 1,06 0,76 5,41 1,12 5,07 1,52 Min 0,15 0,13 1,09 0,44 0,13 1,32 0,05 0,26 0,06 5 NO3 - - N n= 4 (mg/l) TB 0,17 0,26 1,50 0,75 0,46 2,88 0,62 1,62 0,55 10 mg/l Max 9,65 1,39 1,23 4,71 23,28 18,19 13,01 3,37 10,17 Min 0,50 0,52 060 1,16 3,75 1,99 3,32 0,42 1,05 6 NH4+ - N n= 4 (mg/l) TB 2,91 1,03 0,89 2,78 9,36 7,45 8,82 2,01 5,06 0,05 mg/l Max 5,53 1,70 4,99 5,13 5,43 1,51 5,51 9,34 8,22 Min 1,25 0,14 1,42 2,15 0,83 0,67 3,24 1,58 2,06 7 PO43-- P n= 4 (mg/l) TB 2,65 0,66 2,93 3,19 2,36 0,97 4,36 5,97 5,42 -

* Tác động đến chất lượng nước mặt

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trong 9 tháng được chúng tôi trình bày ở bảng 4.18 .

Theo kết quả quan trắc thì giá trị trung bình của pH nước dao động từ 6,96- 7,98 tức là vẫn nằm trong từ 6,5- 7,5 theo quy định của TCVN: 5942/1995 cho chất lượng nước loại A. Giá trị pH trong khoảng này cũng thoả mãn hai tiêu chuẩn TCVN: 6773/2000 và TCVN: 6774/2000.

Hàm lượng tối đa cho phép của thông số BOD5 quy định trong TCVN: 5942/1995 cho chất lượng nước mặt cột A là <4mg/l. Trong khi đó giá trị BOD5 trong quá trình quan trắc đo được dao động từ 4,96- 19,38mg/l, tức là đã vượt quá mức cho phép từ 1,24- 4,8 lần. Hàm lượng COD trong quá trình quan trắc là rất cao , dao động từ 25- 56 mg/l, và đạt giá trị trung bình là 45 mg/l vượt quá mức cho phép đối với chất lượng nước loại B là <35mg/l được quy định trong TCVN: 5942/1995.

Hàm lượng oxy hoà tan của nước mặt trong tất cả các lần quan trắc đều rất thấp. Giá trị DO trung bình cho cả quá trình quan trắc dao động trong khoảng 1,27- 4,39 mg/l không đảm bảo mức quy định là >=6mg/l , theo TCVN: 5942- Cột A, giá trị này của DO cũng không thoả mãn TCVN: 6774/2000 (mức quy định theo tiêu chuẩn này DO>= 5mg/l). Tuy nhiên với giá trị DO như trên thì nước vẫn có thể dùng để làm nước thuỷ lợi theo TCVN: 6773/2000 ( quy định DO>=2 mg/l).

Bên cạnh đó hàm lượng các chất hữu cơ hoà tan như các hợp chất của nitơ và phôtpho cũng đang ở mức khá cao. Trong khi nồng độ trung bình NO3- - N đo được là từ 0,17- 2,88mg/l còn nhỏ hơn rất nhiều lần so với mức cho phép là 10mg/l quy định trong TCVN: 5942/1995 thì nồng độ NH+

các lần quan trắc đều 9 vượt qua ngưỡng 1mg/l theo tiêu chuẩn dành cho chất lượng nước loại B của TCVN: 5942/1995 từ 1,48- 8,82 lần khi mà nồng độ của chúng đo được dao động từ 0,89- 9,44mg/l. Ngoài ra thì nồng độ của PO3-

4 - P cũng ở mức khá cao khi dao động từ 0,97- 5,97mg/l. Hàm lượng phốt phát cao sẽ làm gia tăng nguy cơ phú dưỡng nguồn nước mặt.

Từ những so sánh ở trên ta có thể kết luận rằng, nước mặt trên địa bàn xã Lai Vu đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ ở mức khá cao. Chất lượng nước không đảm bảo chất lượng loại A theo quy định của TCVN: 5942/1995, thậm chí một số thông số như COD và NH+

4 - N còn vượt quá cả giới hạn cho phép đối với chất lượng nước mặt loại B.Với giá trị DO trung bình là 3,12mg/l< 5 thì nước ở khu vực Lai Vu cũng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống các loại thuỷ sinh theo TCVN: 6774/2000, tuy nhiên nguồn nước này vẫn còn có khả năng sử dụng cho mục đích tưới tiêu theo TCVN: 6773/2000.

* Tác động đến chất lượng nước ngầm:

Do nước ngầm luôn tiềm ẩn khả năng bị nhiễm bẩn bởi quá trình thấm sâu của các chất hữu cơ trong nguồn phân thải phía trên mặt đất và từ nguồn nước mặt bị ô nhiễm, vì vậy chúng tôi đã tiến hành phân tích kiểm tra các chất hữu cơ mà cụ thể là các hợp chất của nitơ trong nước ngầm. Bởi lẽ các hợp chất của nitơ thường ít bị đất giữ lại nên có khả năng thấm sâu rất tốt. Giá trị nồng độ của các thông số NO3- -N và NH4+ - N trong nước ngầm được chúng tôi phân tích và trình bày cụ thể trong bảng 4.19; 4.20.

Bảng 4.19: Kết quả phân tích NH4+ - N ( mg/l) của các mẫu nước ngầm theo thời gian

L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 L8 L9 Max Min Aver M1 1,09 1,34 3,67 5,64 8,23 5,54 4,03 1,02 3,86 8,23 1,02 3,82 M2 3,45 1,69 6,2 10,97 11,29 6,81 5,48 1,38 4,46 11,29 1,38 5,75 M3 0,85 0,6 0,93 6,43 3,04 0,77 0,48 0,51 1,44 6,43 0,48 1,67 M5 1,45 1,17 2,12 3,3 4,31 3,13 1,74 0,95 1,98 4,31 0,95 2,24 M7 1,75 1,13 3,97 6,58 9,01 0,04 3,44 0,42 2,35 9,01 0,04 3,19 M8 0,4 0,59 0,44 2,06 0,17 0,14 0,06 1,1 0,17 2,06 0,06 0,57 M9 1,35 0,89 1,41 3,6 2,17 3,28 0,22 0,35 5,22 5,22 0,22 2,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sồng, môi trường làm việc của người dân huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 75)