3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu: + Sự cần thiết, vị trí, quy mô, tính chất và những căn cứ pháp lý phải đầu tư dự án.
+ Công tác, bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất của dự án. + Đánh giá chung.
- Điều tra tình hình đời sống, môi trường và việc làm của người dân sau khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu.
- Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến đời sống: + Tác động đến trình độ văn hóa, giáo dục.
+ Tác động đến tài sản sở hữu của hộ gia đình. + Tác động đến thu nhập.
+ Tác động đến một số vấn đề khác.
-Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến môi trường: + Tác động đến việc phát triển các công trình công cộng. + Tác động đến cảnh quan, môi trường.
-Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến việc làm:
- Đưa ra các giải pháp có tính khả thi góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và nâng cao đời sống, môi trường và việc làm của người dân có đất bị thu hồi.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan ñến dự án bao gồm: tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã; bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản vẽ trích đo khu đất bị thu hồi tại dự án cụ thể; các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở dự án như: giá quy định của UBND tỉnh Hải Dương và giá bồi thường được áp dụng cho dự án xây dựng Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu.
3.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thường thiệt hại ở dự án xây dựng Khu công nghiệp tàu thủy Hải Dương.
Điều tra, phóng vấn trực tiếp ban quản lý dự án, ban bồi thường – giải phóng mặt bằng huyện Kim Thành.
Phương pháp điều tra nông hộ: để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, môi trường và việc làm trên địa bàn xã Lai Vu chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn nông hộ (Mẫu phiếu điều tra xem trong phần phụ lục). Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra được 150 hộ trên tổng số 1.207 hộ trong xã. Số lượng mẫu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các nông hộ, trong đó các hộ được phỏng vấn bao gồm cả các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những người dân được phỏng vấn bao gồm cả nam và nữở các lứa tuổi khác nhau.
Trong quá trình điều tra nông hộ chúng tôi kết hợp quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu và trò chuyện với người dân để nắm bắt được thực trạng của tình hình chăn nuôi lợn trong xã.
3.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên và tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn 16 điểm để tiến hành theo dõi chất lượng nước, mẫu nước được lấy mỗi tháng một lần vào các ngày 19 hàng tháng. Mẫu nước đã được lấy trong vòng 9 tháng từ 8/2007 đến 4/2008. Trong 16 vị trí được theo dõi có 4 vị trí là theo dõi nước mặt được lấy tại bốn ao, hồ và mương vẫn còn khả năng lưu thông. Mẫu nước mặt được lấy tại độ sâu 20cm và bảo quản trong chai nhựa dung tích 500ml. Đồng thời chúng tôi cũng đã tiến hành theo dõi chất lượng ngầm tại 12 địa điểm là các giếng khoan, giếng khơi đang sử dụng làm nước sinh hoạt trong các nông hộ trên địa bàn xã (3 mẫu nước giếng khơi và 9 mẫu nước giếng khoan). Mẫu nước ngầm được lấy ở độ sâu từ 0- 15m và được bảo quản trong chai nhựa dung tích 500ml.
Vị trí cụ thể của các mẫu nước mặt, nước ngầm được chúng tôi chỉ rõ trên sơ đồ lấy mẫu. Lý lịch của các mẫu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu.
Sau quá trình lấy mẫu các mẫu nước được đưa về bảo quản và phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Môi trường, trường Đại học Nông Nghiệp- Hà Nội.
Do nguồn thải được xác định chủ yếu tác động đến môi trường nước trên địa bàn xã là phân thải, nước thải từ hoạt động chăn nuôi lợn có chứa nhiều hợp chất hữu cơ hoà tan, đặc biệt là các hợp chất của nitơ và phốt pho. Căn cứ vào đặc điểm này của nguồn thải chúng tôi đã tiến hành chọn lựa các thông số phân tích như sau:
- Với các mẫu nước mặt là: pH nước, nhu cầu ôxy hoà tan (DO), nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5), nhu cầu ôxy hoá học (COD), hàm lượng phốt pho hoà tan (PO43- - P), các hợp chất nitơ vô cơ hoà tan NH4+ - N và NO3- -N.
- Đối với nước ngầm: do nước ngầm có khả năng bị nhiễm bẩn các hưu cơ do quá trình thấm sâu của các chất ô nhiễm có trong phân thải, nước thải, nước mặt bị ô nhiễm. Do đó chúng tôi đã tiến hành phân tích kiểm tra các hợp chất hữu cơ đối với nước ngầm, mà cụ thể là các hợp chất nitơ vô cơ hoà tan NH4+ - N và NO3- - N. Do các hợp chất này của nitơ có khả năng linh động cao, ít bị đất giữ nên khả năng thấm sâu rất lớn.
Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu cụ thể như sau:
pH nước và DO được tiến hành đo ngay sau khi lấy mẫu tại hiện trường bằng máy đo pH/DO/Metter điện cực thuỷ tinh.
Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) được phân tích theo phương pháp nuôi cấy trong tủổn định tại nhiệt độ 20oC trong vòng 5 ngày.
Nhu cầu ôxy hoá học (COD) được phân tích theo phương pháp chuẩn độ K2Cr2O7 với muối Mohn.
Hàm lượng amon tính theo nitơ (NH4+ - N) được phân tích theo phương pháp Nessler sử dụng máy so máu UV/VIS tại bước sóng 410 nm.
Hàm lượng nitrate tính theo nitơ (NO3- - N) được phân tích theo phương pháp Cataldo, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 420nm.
Hàm lượng phốt phát hòa tan (PO43- -P) được phân tích theo phương pháp quang phổ sử dụng máy so mầu UV/VIS tại bước sóng 660nm.
3.2.4. Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu theo phiếu điều tra.
Các mẫu nước được đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Môi trường, trường Đại học Nông Nghiệp- Hà Nội.