TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT TỚI ĐỜI SỐNG, MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sồng, môi trường làm việc của người dân huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 42 - 47)

2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT TỚI ĐỜI SỐNG, MÔI TRƯỜNG

Nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH chính vì vậy việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, và xây dựng đô thị tăng nhanh, điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động trong nông nghiệp rơi vào tình trạng không có việc làm hoặc thiếu việc làm trong khi Nhà nước chưa có chính sách đồng bộ để giải quyết việc làm cho số lao động nói trên. Do đó thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lạm phát là 3 vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường đã và đang thể hiện rõ ở nước ta. Ba chỉ số này phản ánh một cách khái quát nhất, toàn diện nhất thực trạng nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Hiện nay thất nghiệp, thiếu việc làm đã và đang là mối quan tâm của Chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế và mọi người trên thế giới. Giải

quyết việc làm cho người lao động đang trở thành vấn đề toàn cầu, là một thách thức lớn của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ là bài toán khó trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế trên con đường CNH, HĐH đất nước.

Vấn đề chuyển dịch mục đích sử dụng đất dẫn đến chuyển dịch lao động cũng đang diễn ra mạnh mẽ cả tự phát và trong quy hoạch. ''đất xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị tăng tương đối nhanh'' điều này tất yếu dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp không còn tư liệu sản xuất rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Hiện tượng lao động nông nghiệp có đất bàn giao mất việc làm hoặc bị giảm việc làm do quá trình đô thị hoá và hình thành các khu công nghiệp tập trung diễn ra mạnh mẽ nhất là 15 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Theo số liệu báo cáo của các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ở các tỉnh. Trong năm 2007 diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng là 4.419 ha. Dự kiến thời kỳ 2006-2010 vùng đông Bắc sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 24.615 ha.

Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật… Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm.

Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2003 đến 2006 đã có gần 90.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2007, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều

giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng, tuy nhiên việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao.

Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vòng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074 m2; tổng số hộ bịảnh hưởng là 53.853 hộ, trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền bồi thường, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Có gia đình trở nên giầu có sau khi nhận tiền bồi thường (có cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn do thất nghiệp.

Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thểổn định được cuộc sống.

Ở Hải Dương trong những năm gần đây có tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới nhanh mặc dù trong những năm qua Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các tổ cức xã hội, người lao động đã triển khai nhiều hoạt động để giải quyết việclàm nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (ở đô thị là 5,95%) thời gian thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 21,5%. Đặc biệt đối với số lao động có đất bàn giao; Theo số liệu khảo sát ở 33 xã, phường ở 6 huyện, thành phố có 11.402 hộ với 42.092 nhân khẩu có đất bàn giao cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tổng diện tích đất đã bàn giao là 1.188,77 ha chiếm 1,12% diện tích đất canh

tác của toàn tỉnh. Tuy tỷ lệ này không lớn nhưng diện tích đất nói trên lại tập trung vào một số ít xã, phường cho nên số lượng lao động sau khi bàn giao đất chưa có việc làm và thiếu việc làm là 11.964 người bằng 50,3% tổng số lao động của các xã, phường giao đất .

Rõ ràng việc làm cho lao động sau khi giao đất là một vấn đề lớn khi lực lượng lao động này có trình độ văn hoá thấp (Cấp 1: 11,6%; cấp 2: 62,23%; cấp 3: 19,02%) và tay nghề thấp, đại bộ phận chưa qua đào tạo và độ tuổi cao (35-55-60 tuổi), nhất là lao động nữ, vì vậy khó tìm được việc làm trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.

Trong những năm vừa qua cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì một diện tích lớn đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn đã được chuyển sang đất công nghiệp và đô thị. Người dân không còn đất canh tác buộc phải chuyển đổi sang sản xuất ở các ngành khác, trong số đó có ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi các loại gia súc, gia cầm như: lợn, gà, trâu, bò… Mặt khác, do tác động của nền kinh tế hàng hoá nên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình dần bị xoá bỏ và chuyển dần sang hình thức chăn nuôi theo quy mô lớn hơn. Chính việc gia tăng số lượng vật nuôi một cách đột ngột cùng với cơ sở hạ tầng chuồng trại không đảm bảo, trình độ quản lý của người dân thấp, cộng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước do nước thải, phân thải từ hoạt động chăn nuôi ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Ở các tỉnh miền Trung, theo kết quả khảo sát tại 5 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh Thuận) cho thấy việc nuôi tôm trên cát phát triển khá nhanh. Năm 1999, nuôi tôm trên cát được bắt đầu từ một hộ gia đình ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 0,5ha. Đến năm 2002, diện tích nuôi tôm đã lên tới 300ha/14.000ha bãi cát có khả năng phát triển. Tính trung bình tổng khối lượng nước cung cấp cho 1ha nuôi tôm trong 1 vụ khoảng 54.600m3, trong đó

có từ 30 – 50% là nước ngọt, mà phần lớn nguồn nước cấp chủ yếu khai thác từ nước ngầm. Việc nuôi tôm trên cát không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt từ nguồn nước thải của các ao nuôi mà còn có khả năng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm để cung cấp cho các ao nuôi một cách tuỳ tiện có thể làm hạ mực nước và làm nhiễm mặn nước ngầm trong khu vực.

Việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà… để lấy thịt cũng đang gia tăng theo thời gian ở nhiều địa phương. Ở các tỉnh như: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai hoạt động chăn nuôi phát triển rất nhanh trong những năm qua. Tổng lượng nước thải từ các hoạt động chăn nuôi khoảng 147.300m3/ngày. Hầu hết lượng nước thải ngày đều đổ xuống các nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi trường.

Việc phát triển các hoạt động chăn nuôi ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh, đây là hướng khó có thể tránh khỏi do tác động của nền kinh tế thị trường và nhiều lý do khác. Việc phát triển chăn nuôi góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn, đồng thời đảm bảo nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển một cách ồ ạt không đồng bộ với việc phát triển của cơ sở hạ tầng, của trình độ quản lý trong chăn nuôi là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều vấn đề như bùng phát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Và việc nguồn nước tại các khu vực có hoạt động chăn nuôi ở mật độ cao bị ô nhiễm là điều khó lòng tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sồng, môi trường làm việc của người dân huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)