ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT TỚI ĐỜI SỐNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sồng, môi trường làm việc của người dân huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 66 - 69)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT TỚI ĐỜI SỐNG

Đặc thù của dự án Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu là đất bị thu hồi 100% là đất nông nghiệp 2 lúa, toàn bộ đều là đất "bờ xôi ruộng mật" của người dân xã Lai Vu. Chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 150 hộ dân tại 3 thôn trên địa bàn xã Lai Vu, kết quả cho thấy: bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 2.159 m2 và sau khi thu hồi bình quân đất nông nghiệp là 211 m2/hộ, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 5.072 m2, hộ bị thu hồi ít đất nhất là 692 m2. Có tới 1.060/1.159 hộ dân trong toàn xã (91,46% số hộ bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp); diện tích đất nông nghiệp là đất ngoài đê, các ao nuôi trồng thủy sản và một số thửa ruộng nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cư. Bình quân mỗi hộ được bồi thường 90,96 triệu đồng (bảng 4.7).

Bảng 4.7: Kết quả điều tra về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

STT Chỉ tiêu Đơn vị Dự án

1 Tổng số hộ trong toàn xã hộ 1.207

2 Số hộ có đất bị thu hồi trong cả xã, trong đó: hộ 1.159

Số hộ bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp hộ 1.060

3 Tổng số nhân khẩu BAH do thu hồi đất người 5.843 4 Tcổng diện tích đất nông nghiệp trước thu hồi

ủa 150 hộ điều tra m2 323.850

5 Bình quân DT đất nông nghiệp/hộ trước thu hồi m2 2.159 6 Tổng DT đất nông nghiệp của các hộ điều tra

sau bị thu hồi m2 31.650

7 Bình quân DT đất nông nghiệp bị thu hồi/hộ m2 211 8 Tỷ lệ đất nông nghiệp của một hộ bị thu hồi % 91,46% 9 Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ của dự án triệu.đ 92.679,205 10 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ triệu.đ 90,96 11 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ trung bình/m2 đồng 45.000

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo UBND xã Lai Vu

Số tiền bồi thường hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Có tới 54,40% số tiền bồi thường được sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 15,52% số tiền được đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp như xây nhà trọ cho thuê, cửa hạng tạp hóa, dịch vụ ăn uống…; 12,48% số tiền dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh…; 10,40% được đem gửi tiết kiệm và chỉ có 4,14% số tiền đầu tư cho con cái học hành trong đó có cả học nghề, chi khác chiếm 3,06% và được thể hiện ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.2:

Bảng 4.8: Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

Tiền bồi thường hỗ trợ

STT Chỉ tiêu Số hộ điều tra Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số 150 11.187,53 100,00

1 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ

phi NN 67 1.736,80 15,52

2 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 118 6.085,47 54,40

3 Mua sắm đồ dùng 121 1.396,05 12,48 4 Tiết kiệm 84 1.163,61 10,40 5 Học hành 80 462,64 4,14 6 Khác 65 342,96 3,06 54.4 15.52 12.48 10.4 4.14 3.06 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa Đầu từ SX, KD Mua Sắm TS Gửi tiết kiệm Đầu tư cho học hành Chi khác

Biểu đồ 4.2: Cách thức sử dụng tiền của người dân sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ của dự án

Mặc dù đa số hộ bị thu hồi hết đất sản xuất nhưng việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Khi nhận được tiền bồi thường các hộ dân đều đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, có một số gia đình còn vay mượn thêm để xây nhà to, đẹp hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và cho việc học

hành của con cái còn thấp so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sồng, môi trường làm việc của người dân huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)