4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Một số nhận xét về ph−ơng pháp
Ph−ơng pháp sử dụng kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám và GIS là một ph−ơng pháp với những công nghệ hiện đại và các kỹ năng xử lý số liệu có độ tin cậy khá cao. Hiện nay, ở Việt Nam và nhiều n−ớc trên thế giới đã ứng dụng thành công ph−ơng pháp này trong nghiên cứu nguồn tài nguyên thiên nhiên. Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi có một số nhận xét nh− sau:
* −u điểm:
- Khả năng phân tích và xử lý các đối t−ợng trên mặt đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp đến đối t−ợng, do đó có thể xây dựng đ−ợc các loại bản đồ đa thời gian.
- T− liệu ảnh viễn thám phản ánh trung thực thảm phủ bề mặt đất tại thời điểm chụp ảnh, do vậy bản đồ giải đoán luôn khách quan, chính xác về mặt hình dạng thửa đất.
- Có độ chính xác cao đối với việc xử lý cho những khu vực lớn về không gian.
- Kết hợp công nghệ viễn thám với GIS, GPS có thể cho chúng ta một công cụ hoàn chỉnh để quản lý các nguồn tài nguyên trên bề mặt trái đất.
- Rút ngắn thời gian thực địa, tiết kiệm thời gian và kinh phí.
* Những hạn chế:
Bên cạnh những −u điểm thì công nghệ viễn thám cũng bộc lộ một số mặt còn hạn chế nh− sau:
- Nếu t− liệu ảnh viễn thám có độ phân giải không phù hợp thì không đem lại kết quả nh− mong muốn. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng ảnh vệ tinh SPOT có độ phân giải mặt đất 20 m thì khi giải đoán ảnh gặp khá nhiều khó khăn, trong quá trình giải đoán ảnh rất dễ bị nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất với nhau.
- Sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nếu nh− ảnh viễn thám có bóng mây.
- Có độ chính xác không cao đối với việc xử lý cho những khu vực nhỏ về không gian.
- Các trang thiết bị, t− liệu và phần mềm rất đắt tiền.
- Hiện nay ở Việt Nam ch−a có trạm thu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao mà vẫn phải mua ảnh từ n−ớc ngoài. Do vậy, việc tìm nguồn t− liệu ảnh phù hợp về thời gian và mục đích còn gặp rất nhiều khó khăn.