4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh SPOT
ảnh vệ tinh spot ở các thời điểm
4.2.1. Xử lý t− liệu ảnh vệ tinh SPOT * Các t− liệu sử dụng cho đề tài:
- Nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh chúng tôi thu thập đ−ợc là ảnh vệ tinh SPOT ở
các thời điểm năm 1995, 1999 và 2004. Các thông tin về ảnh đ−ợc mô tả ở bảng 3.
Bảng 3: Nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT
Năm Bộ cảm Độ cao chụp (Km) Số kênh phổ Ngày chụp Độ phân giải (m) 1995 HRV 830 3 26/10/1995 20 x 20 1999 HRV 830 3 26/9/1999 10 x 10 2004 HRV 830 3 23/11/2004 10 x 10
ảnh vệ tinh đã đ−ợc hiệu chỉnh tiền xử lý, loại bỏ các sai số nh− ảnh h−ởng của khí quyển, méo hình học, bức xạ...
- Bản đồ địa hình huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/50.000.
- Các công trình nghiên cứu tr−ớc đó, các báo cáo, bài viết, các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tài liệu khảo sát điều tra thực địa...
* Hiệu chỉnh hình học t− liệu ảnh vệ tinh SPOT:
ảnh vệ tinh SPOT thu thập đã đ−ợc hiệu chỉnh tiền xử lý, loại bỏ các sai số nh− méo hình học, bức xạ... Bản chất của hiệu chỉnh hình học là xây dựng mối t−ơng quan giữa hệ toạ độ ảnh đo và hệ toạ độ quy chiếu chuẩn, nghĩa là phải đ−a ảnh về một hệ toạ độ quy chuẩn.
Tài liệu ảnh chúng tôi thu thập đ−ợc năm 2004 đã đ−ợc đánh dấu các điểm định vị mặt đất, xác định bằng ph−ơng pháp đo GPS phân sai, Elipsoid WGS84, phép chiếu UTM và múi 48 Bắc. Đầu tiên, ảnh vệ tinh SPOT năm 2004 đ−ợc nắn chỉnh hình học theo các điểm định vị mặt đất đã thu thập đ−ợc (sơ đồ 8).
Sơ đồ 8: Chọn điểm khống chế ảnh vệ tinh SPOT
Sau đó, ảnh vệ tinh SPOT năm 1995 và 1999 đ−ợc hiệu chỉnh về toạ độ ảnh năm 2004 theo ph−ơng pháp nắn ảnh theo ảnh bằng phần mềm ENVI.
ảnh SPOT 1995 ảnh SPOT 1999 ảnh SPOT 2004
ảnh 3: ảnh vệ tinh SPOT năm 1995, 1999 và 2004
* Tăng c−ờng chất l−ợng ảnh vệ tinh SPOT:
độ xám. ý nghĩa của nó nhằm biến đổi khoảng giá trị cấp độ xám thực tế của ảnh về khoảng cấp độ xám mà thiết bị hiển thị có khả năng thể hiện đ−ợc. Tăng c−ờng chất l−ợng ảnh làm cho ảnh rõ và nét hơn, phục vụ quá trình giải đoán đ−ợc dễ dàng hơn.
ảnh SPOT ch−a tăng c−ờng ảnh SPOT đã đ−ợc tăng c−ờng
ảnh 4: Tăng c−ờng chất l−ợng ảnh vê tinh SPOT
* Xác định các loại hình sử dụng đất:
Để phục vụ cho việc xây dựng tệp dữ liệu mẫu, chúng tôi tiến hành xác định các loại hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng. Căn cứ hiện trạng sử dụng đất của huyện, căn cứ vào mục đích của đề tài, và độ phân giải của ảnh vệ tinh, sau khi thảo luận cùng giáo viên h−ớng dẫn chúng tôi đ−a ra 6 loại hình sử dụng đất (bảng 4).
Bảng 4 : Các loại hình sử dụng đất huyện Sóc Sơn
Mã Loại hình sử dụng đất Mô tả
1 Đất ở Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị 2 Đất sông, suối và mặt n−ớc Ao, hồ, sông, suối và mặt n−ớc 3 Đất trồng lúa Đất trồng lúa có t−ới.
4 Đất nông nghiệp khác Đất trồng các loại rau màu, cây hàng năm, đất cỏ. 5 Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. 6 Các loại đất khác Đất chuyên dùng, đất ch−a sử dụng, đất phi nông nghiệp
* Một số loại hình sử dụng đất chính của huyện Sóc Sơn:
Đất lúa n−ớc Đất màu
Đất lúa màu Đất rừng keo lá tràm
Đất rừng thông Đất cỏ
* Xây dựng tệp mẫu các loại hình sử dụng đất:
Quá trình xây dựng tệp mẫu cho ảnh vệ tinh đ−ợc thực hiện nhờ việc đi thực địa với sự trợ giúp của GPS cầm tay. Sau khi cài đặt các thông số hệ toạ độ cho GPS cầm tay, với độ chính xác 8 - 10 m, chúng tôi tiến hành đi thực
Sơ đồ 9: Quá trình số hoá mẫu ảnh vệ tinh SPOT
địa theo tuyến. Các khoảnh đất đ−ợc chọn là những khoảnh đất ít có biến động về thay đổi sử dụng đất. Kết thúc quá trình đi thực địa, toàn bộ số liệu đ−ợc chuyển vào máy tính và hiển thị trên nền ảnh vệ tinh. Dựa vào các thông tin thực địa, ảnh chụp... chúng tôi số hóa mẫu các loại hình sử dụng đất.
Kết thúc quá trình, chúng tôi xây dựng đ−ợc ba bộ mẫu ảnh vệ tinh cho một số đối t−ợng sử dụng đất huyện Sóc Sơn năm 2004, năm 1999 và năm 1995 (bảng 5).
* Nhân xét tệp mẫu một số loại hình sử dụng đất:
Mỗi lần xây dựng tệp dữ liệu mẫu, chúng ta cần đánh giá, khẳng định tính chính xác của mẫu một số loại hình sử dụng đất. Dựa vào đặc tính phản xạ phổ của các đối t−ợng tự nhiên.
Quan sát các giá trị trong hộp thoại này, chúng ta thấy mỗi mẫu phân loại sẽ đ−ợc so sánh lần l−ợt với các mẫu còn lại. Cặp giá trị thể hiện sự khác
biệt đ−ợc đặt trong ngoặc sau các mẫu. (bảng 6)
Bảng 5 : Một số mẫu phân loại sử dụng đất huyện Sóc Sơn
ảnh SPOT năm 1995 ảnh SPOT năm 1999 ảnh SPOT năm 2004
ảnh thực địa Tên mẫu
Đất ở Đất sông, suối và mặt n−ớc Đất trồng lúa Đất nông nghiệp khác Đất lâm nghiệp Các loại đất khác
- Nếu cặp giá trị này nằm trong khoảng từ 1.9 đến 2.0 chứng tỏ các mẫu đã đ−ợc chọn có sự khác biệt tốt.
- Nếu cặp giá trị này nằm trong khoảng từ 1.0 đến 1.9 chứng tỏ các mẫu đã đ−ợc chọn ch−a có sự khác biệt tốt, nên chọn lại mẫu.
- Nếu cặp giá trị này nhỏ hơn 1.0 ta nên gộp hai mẫu đó lại với nhau, tránh hiện t−ợng phân loại nhầm lẫn.
Bảng 6: So sánh sự khác biệt giữa các mẫu phân loại