Tình hình sản xuất của các ngành

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động đất nông lâm nghiệp huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 62 - 66)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.2.Tình hình sản xuất của các ngành

Mặc dù còn chịu nhiều khó khăn của nền kinh tế sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, phần lớn là tự cung, tự cấp, sự phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần theo h−ớng sản xuất hàng hoá ch−a nhiều, song quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ năm 1991 đến nay đã làm cho tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn có những chuyển biến đáng kể. Cơ cấu kinh tế phù hợp với xu h−ớng phát triển kinh tế chung. Giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất của huyện tăng từ 1.795.254 triệu đồng lên 4.289.172 triệu, bình quân mỗi năm tăng 21,63%. Năm 2005, giá trị sản xuất của huyện tăng 13,89% so với năm 2001. Nh− vậy, nhìn chung tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của huyện vào dạng khá. Thu nhập bình quân năm 2001 là 2,43 triệu đồng, năm 2005 là 2,97 triệu đồng (tăng 2,22%) (phụ lục 2)

* Ngành trồng trọt:

Tổng sản l−ợng l−ơng thực quy thóc tăng từ 69.141 tấn (2001) lên 75.400 tấn (2005), nâng l−ơng thực bình quân đầu ng−ời tăng từ 364 (2001) lên 473 kg/năm (2005) (phụ lục 3).

- Về diện tích: Cơ cấu diện tích trồng các loại cây đã có sự thay đổi gắn sản xuất sản phẩm với thị tr−ờng. Từ sản xuất mang tính tự cấp, tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, b−ớc đầu đã hình thành các vùng nguyên liệu nh−

mía, nhân trần, thanh hao, hoa nhài...

- Về năng suất: Bằng giải pháp khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, huyện đã đ−a nhiều giống mới có năng suất cao thích nghi với điều kiện sinh thái, đất đai. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo ngành nông nghiệp mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân về giống, cây... vì thế trong những năm qua năng suất cây trồng đã tăng lên đáng kể. Sản l−ợng Lúa năm 2001 là 53.674 tấn, năm 2005 là 59.627 tấn. Năng suất lúa cả năm tăng từ 31,1 tạ/ha (2001) lên 36,6 tạ/ha (2005). (phụ lục 3)

* Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi phát triển khá cả về số l−ợng và chất l−ợng, nhìn chung năm sau đều hơn năm tr−ớc. Song mức tăng vẫn còn chậm so với tiềm năng −u thế phát triển chăn nuôi ở Sóc Sơn. Cho đến nay tổng đàn gia súc mới

có 9.285 con trâu, 22.510 con bò, 102.350 con lợn, và 908.230 con gia cầm. (phụ lục 4)

* Ngành lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tăng nhanh do có sự quan tâm của Đảng bộ, các cấp các ngành trong huyện, do vậy các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đạt kết quả rất khả quan. Cụ thể, so với năm 2000 diện tích đất rừng đã tăng lên đ−ợc 532.911 ha. Sở dĩ đất lâm nghiệp tăng nhanh là do huyện triển khai thực hiện nghị định 163/CP của Chính phủ về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn huyện nên công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng đã đạt kết quả đáng kể. Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp cũng còn bộc lộ một số yếu kém nh− sử dụng đất sai mục đích, khai thác rừng bừa bãi vẫn còn, việc phá rừng làm n−ơng rẫy của ng−ời dân còn phổ biến, nhất là những xã xa trung tâm. Giá trị sản xuất năm 2005 ngành lâm nghiệp đạt 3.500 triệu đồng, chiếm 10,88% giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản.

* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã có tiến bộ rõ nét, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm trong giá trị sản xuất của huyện năm sau đều tăng hơn năm tr−ớc. Giá trị sản xuất tăng 1.111.108 triệu đồng năm 2001 lên 3.354.169 triệu đồng năm 2005. Hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 4 cơ sở doanh nghiệp nhà n−ớc, 2352 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 12 cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu t−

n−ớc ngoài. (phụ lục 5)

- Xây dựng:

Năm 2005 tổng số vốn đầu t− cho xây dựng cơ bản của huyện là 193.337 triệu đồng. Trong đó, đầu t− cho công trình điện là 55.657 triệu đồng, công trình giao thông là 29.472 triệu đồng, thủy lợi là 16.276 triệu đồng, các

công trình văn hóa xã là 83.622 triệu đồng và đầu t− cho lâm nghiệp là 8.310 triệu đồng.

* Giáo dục, văn hóa và y tế:

+ Về giáo dục: Theo kết quả khảo sát vào những năm 1998/1999 huyện Sóc Sơn đã phổ cập hết lớp 7. Năm học 2004 - 2005 số học sinh mẫu giáo trên toàn huyện là 8.035 em, số giáo viên mẫu giáo là 513 cô. Số Tr−ờng tiểu học là 33 tr−ờng, với số học sinh là 22.133 em và số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 1.112 thầy cô. Số học sinh theo học trong các Tr−ờng trung học cơ sở là 21.603 em. Trên địa bàn huyện có 7 Tr−ờng trung học phổ thông, trong đó có 4 Tr−ờng công lập và 3 Tr−ờng dân lập, với tổng số học sinh là 326 em và số giáo viên giảng dạy là 8.166 thầy cô. Ngoài ra, huyện còn có các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục th−ờng xuyên.

Chất l−ợng giảng dạy ở các cấp học ngày càng đ−ợc nâng cao, số học sinh bỏ học đã giảm và tỷ lệ đỗ tôt nghiệp cao, cụ thể:

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học là 100%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là 94,30% - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 98,14% - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp III là 92,23%

+ Về văn hóa, thể dục thể thao: Toàn huyện có 26 th− viện, 25 trung tâm văn hóa thôn, làng đ−ợc xây dựng. Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 49.100 hộ, chiếm 88% tổng số hộ trong toàn huyện. Hoạt động thể dục thể thao luôn đ−ợc duy trì và phát triển, toàn huyện có 117 sân bóng đá, 96 sân bóng chuyền, 268 sân cầu lông. Số đội bóng đá là 51 đội, có 26 đội bóng chuyền, số gia đình thể thao là 9.525 hộ và số ng−ời tập luyện thể thao th−ờng xuyên là 53.700 ng−ời.

+ Về y tế: Hệ thống y tế của huyện t−ơng đối hoàn chỉnh. Bệnh viện trung tâm huyện và các trạm y tế xã đều có lực l−ợng y, bác sĩ tốt nghiệp các Tr−ờng chuyên ngành công tác, ph−ơng tiện trang thiết bị kỹ thuật khá đầy đủ,

sẵn sàng phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh của ng−ời dân trong huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm với 160 gi−ờng bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 25 trạm y tế xã ph−ờng. Ngoài ra, huyện còn có 10 phòng khám và 57 cơ sở y tế của t− nhân. Toàn huyện có 21 chuyên khoa cấp I, II, 49 bác sĩ, 78 y tá, 70 y sĩ, 25 nữ hộ sinh và 4 kỹ thuật viên trung học y. Năm 2005 số lần khám bệnh của ng−ời dân là 127.482 lần/ng−ời, số bệnh nhân nội trú là 14.552 ng−ời, số bệnh nhân ngoại trú là 65.700 ng−ời. [16]

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động đất nông lâm nghiệp huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 62 - 66)