2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.3.1. Khái quát chung về viễn thám
Việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1956 đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ vũ trụ. Nhờ đó, nhiều loại thiết bị quan sát Trái Đất đ−ợc đặt trên các vệ tinh, các tàu vũ trụ có ng−ời điều khiển, tạo nên các hệ thống thu thập thông tin đa thời gian, đa tầng về bề mặt Trái Đất. Các thành tựu công nghệ đó đã cho phép thực hiện việc thu thập, phân tích và tổng hợp các dữ liệu nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững môi tr−ờng trên Trái Đất. Các vệ tinh quan sát Trái Đất có thể chia ra thành ba nhóm lớn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng các thông tin thu đ−ợc: nhóm vệ tinh khí t−ợng, nhóm vệ tinh tài nguyên môi
tr−ờng và nhóm vệ tinh quân sự.
Nhờ có các vệ tinh đó, công nghệ viễn thám hiện đại đã ra đời và trở thành một trong những công nghệ có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với công tác điều tra, quản lý tài nguyên, bao gồm cả tài nguyên rừng.
"Viễn thám đ−ợc xác định là một ph−ơng pháp nghiên cứu các đối t−ợng, hiện t−ợng bằng các thiết bị, đặt cách đối t−ợng một khoảng cách nào đó, không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với đối t−ợng".
ảnh 1: Vệ tinh trên quỹ đạo
Các thông tin thu đ−ợc là kết quả của quá trình giải mã hoặc đo đạc những biến đổi đối t−ợng tác động đến môi tr−ờng xung quanh nh− tr−ờng điện từ, tr−ờng âm thanh hoặc tr−ờng hấp dẫn... Tuy vậy, khái niệm viễn thám vẫn đ−ợc hiểu nhiều nhất từ góc độ của kỹ thuật điện từ, nó bao trùm mọi giải phổ của sóng điện từ, từ sóng radio tần số thấp cho đến sóng siêu cao tần, sóng hồng ngoại xa, hồng ngoại gần, sóng nhìn thấy, tia cực tím, tia X và tia gama. [2], [6]
Có thể thấy rằng, sự phát triển của kỹ thuật viễn thám gắn liền với sự phát triển của chụp ảnh. Năm 1849 Aima Laussedat đã khởi đầu việc sử dụng ảnh cho mục đích thành lập bản đồ địa hình. Năm 1858 đã sử dụng kinh khí cầu để chụp ảnh hàng không. Năm 1909 Wilbur Wright đã chụp bức ảnh đầu tiên từ máy bay trên vùng Cantocalli- Italia.
Viễn thám là ph−ơng pháp xử lý và phân tích các thông tin của những đối t−ợng phân bố trên bề mặt Trái Đất và đ−ợc thu thập từ ba tầng không gian: * Vũ trụ (ngoài khí quyển) * Tầng trung (tầng khí quyển) * Mặt đất nhằm xác định một cách tổng hợp những thuộc tính cơ bản của đối t−ợng nghiên cứu.
Hình 2: Khái niệm chung của viễn thám
Đến năm 1930 tấm ảnh màu đầu tiên ra đời, khởi đầu cho nhiều cuộc nghiên cứu nhằm tạo ra các lớp cảm quang nhạy cảm với bức xạ hồng ngoại gần, có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ ảnh h−ởng của tán xạ và mù khí quyển. Đầu năm 1960 nhiều cuộc thử nghiệm về ứng dụng ảnh hồng ngoại màu và ảnh đa phổ đã đ−ợc nghiên cứu.
Hình 3: Hệ thống viễn thám
Năm 1972 phóng thành công vệ tinh Landsat lên quỹ đạo. Đây là mốc quan trọng vì giá thành t−ơng đối thấp nên đ−ợc ứng dụng rộng rãi. Sau đó nhiều n−ớc nghiên cứu và phóng thành công các vệ tinh khác. Tr−ớc hết phải
kể đến vệ tinh Spot của Pháp phóng năm 1985 với bộ cảm HRV trên 3 kênh phổ và 1 kênh toàn sắc có độ phân giải 10 m. Năm 1988 Nhật Bản phóng vệ tinh quan sát biển MOS-1 có trang bị bộ cảm HESSR với các thông số kỹ thuật t−ơng đ−ơng với MSS của vệ tinh Landsat. [3], [17]