Tình hình phát triển số l−ợng đàn gia cầm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống gà lông màu nuôi trong nông hộ tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

4.1.1. Tình hình phát triển số l−ợng đàn gia cầm

Bắc Ninh là tỉnh giáp ranh về phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả n−ớc. Bắc Ninh có các tuyến đ−ờng giao thông quan trọng nh− quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đ−ờng sắt Bắc Nam và các tuyến đ−ờng thuỷ trên sông Đuống, sông Cầu rất tiện lợi cho việc giao thông đi lại và buôn bán hàng hoá với các tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội. Theo chủ tr−ơng của Nhà n−ớc, khi xây dựng thành phố vệ tinh tại Bắc Ninh thì đây chính là thị tr−ờng mở rộng của Hà Nội.

Theo thống kê ngày 31/12/2002, dân số Bắc Ninh có 973.359 ng−ời, trong đó dân số nông thôn 868.959, chiếm 89,27%. Do đó lao động nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính. Bắc Ninh có rất nhiều ngành nghề nh− nghề mộc, nghề thu gom phế liệu, làm giấy, nấu r−ợu... Đây là những nghề truyền thống của các xã, huyện trong tỉnh hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên một trong những ngành nghề phát triển trên diện rộng nhất đó là nghề chăn nuôi. Chăn nuôi phát triển mạnh đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân.

Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2004) [6], Bắc Ninh có 10.669 hộ có thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/ năm, điển hình có hộ chăn nuôi 20 bò sữa, có hộ 140 lợn nái, hoặc nuôi 8000 gia cầm. Sản phẩm của nghề này không chỉ cung cấp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh mà còn đóng góp một phần quan trọng cho thị tr−ờng Hà Nội.

Để đánh giá đ−ợc tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở huyện Yên Phong, chúng tôi tiến hành điều tra số l−ợng gia cầm ở tỉnh và số l−ợng gà ở huyện từ năm 1997 đến năm 2003. Kết quả đ−ợc

trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số l−ợng gia cầm và gà đ−ợc chăn nuôi ở tỉnh Bắc Ninh và huyện Yên Phong giai đoạn 1997 - 2003

Năm Loại Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tỉnh Bắc Ninh 1000 con 2.380 2.623 2.584 3.037 3.406 3.812 3.956 Gia cầm % 100 110,21 108,57 127,61 143,11 160,17 166,22 1000 con 2.030 2.327 2.222 2.373 2.755 3.100 3.142 Gà % 100 114,64 109,46 116,90 135,71 152,71 154,78 Huyện Yên Phong

1000 con 91 150 283 518 540 621 533

% 100 165,93 310,99 569,23 593,41 682,42 585,71

(Nguồn: Phòng Khuyến nông huyện Yên Phong - Bắc Ninh)

Từ kết quả bảng 4.1 chúng tôi thấy: Tổng đàn gia cầm ở tỉnh Bắc Ninh có xu h−ớng tăng lên theo các năm. Cụ thể năm 1997 số l−ợng gia cầm là 2.380.000 con, năm 2000 là 3.073.000 con và năm 2003 đã tăng lên 3.956.000 con. Nếu so với năm 1997, thì năm 2003 số l−ợng đàn gia cầm đã tăng 66,22%. Tính trung bình mỗi năm đàn gia cầm của tỉnh phát triển với tốc độ 11,03%, cao hơn trung bình của cả n−ớc năm 2003 (theo Nguyễn Mạnh Hùng, 2004 [6] thì đàn gia cầm cả n−ớc năm 2003 −ớc tăng 9,7% so vời cùng kỳ năm 2002).

Riêng con gà là đối t−ợng chăn nuôi chính nên sự phát triển cũng có xu h−ớng tăng theo từng năm. Năm 2000, số l−ợng gà là 2.373.000 con, chiếm 78,14%, năm 2003, số l−ợng gà là 3.142.000 con, chiếm 79,42% đàn gia cầm của tỉnh, số còn lại là vịt, ngan, ngỗng.

Năm 2003 so với năm 1997 số l−ợng gà của tỉnh tăng 154,78%. Tuy nhiên chỉ trong 3 năm 2000, 2001, 2002 số l−ợng gà tăng nhanh nhất. Năm 2000 số l−ợng gà đạt 116,90%, năm 2001 đạt 135,71% và năm 2002 đạt 152,71% so với năm 1997. Riêng năm 2003 là năm xảy ra nhiều dịch bệnh nên số l−ợng gà tăng chậm hơn rõ rệt, tăng 2,07% so với năm 2002, do đó cũng ảnh h−ởng đến tốc độ tăng đàn gia cầm của cả tỉnh.

Tuy nhiên, tr−ớc tình hình phát triển chung của đàn gà trong tỉnh nh− vậy, số l−ợng gà của huyện Yên Phong vẫn phát triển rất nhanh qua các năm. Từ bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy: nếu nh− năm 1997 số l−ợng gà của huyện là 91.000 con (100%) thì tính đến năm 2002 đã là 621.000 con (tăng 682,42% so với năm 1997). Đặc biệt từ năm 1998 đến năm 2000, đàn gà của huyện Yên Phong không những tăng nhanh mà năm sau số l−ợng gà gần nh− gấp đôi năm tr−ớc. Cụ thể, năm 1998 số l−ợng gà của huyện là 151.000 con, đạt 165,93% so với năm 1997. Năm 2000 là 518.000 con, đạt 569,23% so với năm 197. Có thể nói, huyện Yên Phong là một trong những địa ph−ơng có tốc độ tăng đàn gà rất tốt.

Sở dĩ có đ−ợc kết quả nh− vậy ngoài lý do vị trí địa lý gần với thủ đô Hà Nội và giao thông thuận tiện đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi gia cầm của huyện phát triển còn có sự quan tâm, chỉ đạo của Trung tâm khuyến nông tỉnh và phòng khuyến nông huyện. Duy chỉ có năm 2003 số l−ợng gà lại bị giảm, so với năm 2002 đàn gà giảm 88.000 con. Lý do là vì năm 2003 đã xảy ra một số vụ dịch bệnh ở gà mà huyện Yên Phong cũng là một địa điểm nóng với mật độ gà cao. Do đó kết quả sản xuất năm 2003 đối với ngành chăn nuôi gà của huyện đã bị tác động rất lớn, ảnh h−ởng đến sự phát triển kinh tế của các hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống gà lông màu nuôi trong nông hộ tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)