Các quan điểm chung về khai thác sử dụng đất ch−a sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 84)

Đất ch−a sử dụng là tài nguyên ch−a đ−ợc khai thác. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Do vậy cần khai thác và sử dụng đất ch−a sử dụng một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệ, đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Bố trí sử dụng đất sao cho vừa đảm bảo sản xuất bền vững vừa nâng cao độ phì đất và bảo vệ môi tr−ờng.

- Bố trí sử dụng đất cần tính đúng, tính đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của huyện.

- áp dụng các biện pháp chống xói mòn và ngăn chặn các tác động làm suy thoái và huỷ hoại đất.

- Sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn tài nguyên đất đai

+ Đ−a diện tích đất ch−a sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp với mức cao nhất. Bảo vệ, phục hồi diện tích rừng hiện có, đảy mạnh côngtác khoanh nuôi rừng tái sinh và rừng trồng, tăng nhanh độ che phủ của thảm thực vật rừng.

+ Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác. Khi do yêu cầu phải sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng các công trình công nghiệp, công trình công cộng, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đất ở cho việc giãn dân... phải đảm bảo tiết kiệm.

+ Tăng c−ờng ứng dụng những cây trồng có năng suất cao, chất l−ợng tốt và sản xuất.

+ ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến và các loại phân bón có chất l−ợng, ít bị ảnh h−ởng đến môi tr−ờng sinh thái vào quá trình sản xuất.

- Sử dụng đất phải gắn với việc cải tạo, bồi d−ỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi tr−ờng.

+ Khai thác triệt để quỹ đất ch−a sử dụng để đ−a vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời tái tạo lại cảnh quan thiên nhiên và môi tr−ờng sinh thái.

+ Ph−ơng án sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng.

4.6.2. Định hớng khai thác sử dụng đất cha sử dụng huyện Võ Nhai

4.6.2.1. Cơ sở định h−ớng

Định h−ớng khai thác đất ch−a sử dụng của Võ Nhai đ−ợc xây dựng trên các cơ sở sau:

- Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất ch−a sử dụng với các loại hình sử dụng đất dự kiến chọn.

- Các quan điểm khai thác sử dụng.

-Quy hoạch tổng thể ngành nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010.

- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Võ Nhai đến năm 2010.

4.6.2.2.Định h−ớng sử dụng cho nông nghiệp.

Hiện trạng đất nông nghiệp của huyện năm 2003 có 6383,91. Trong đó diện tích trồng cây hàng năm 5374,95 ha, cây lâu năm 304,84 ha, 553,03 ha đất v−ờn tạp.

Dự kiến trong t−ơng lai sẽ có khoảng 52,44 ha đất lúa + màu chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác nh− giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản...

Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Võ Nhai và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp thì đến năm 2010 Võ Nhai cần phải có 400,05 ha đất giành cho phát triển nông nghiệp. Trong đó đất cây hàng năm 215,80 ha, cây lâu năm 171,00 ha, đất mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 13,7 ha.

Theo kết quả đánh giá tiềm năng đất ch−a sử dụng ở trên, trong t−ơnglai đất ch−a sử dụng của Võ Nhai có khả năng mở rộng cho cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lâu năm. Tuy nhiên diện tích thích hợp cho các loại hình sử dụng đất này chỉ có ít, diện tích còn lại là không thích hợp vì có nhiều hạn chế.

- Trong nhóm màu và cây công nghiệp hàng năm, có các loại hình sử dụng đất: Ngô xuân - ngô đông, Đậu t−ơng xuân - Ngô hè thu, Ngô xuân - Sắn, lạc, mía... là những loại cây cho giá trị, chi phí 1 ngày công lao động không cao, đồng thời đây cũng là loại cây trồng để giải quyết vấn đề l−ơng thực cho địa ph−ơng. Do vậy trong quá trình s−e dụng đất cần quan tâm và −u tiên giành đất cho các loại cây này. Yêu cầu sinh tr−ởng và phát triển các loại cây này rất cần n−ớc và không chịu đ−ợc khô hạn nên quá trình định h−ớng cần đặc biệt quan tâm, bố trí ở những nơi có nguồn n−ớc t−ới, ít khô hạn và cói khả năng khắc phục đ−ợc bằng hệ thống thuỷ lợi. Qua kết quả điều tra các loại cây này nên bố trí ở các xã Lâu Th−ơng, Thị trấn Đình Cả, Th−ợng Nung, Bình Long, Sảng Mộc, Cúc Đ−ờng, Thần Sa, Tràng Xá và Liên Minh với tổng diện tích đất ch−a sử dụng phù hợp là 1.272,26 ha. Đối với loại hình sử dụng chuyên rau chỉ định

h−ớng tại 2 khu vực đó là thị trấn Đình Cả và xã Tràng Xá với diện tích đất ch−a sử dụng cần là 20,00 ha, đây là nơi có địa hình phù hợp, trung tâm, có khả năng kỹ thuật nhất.

- Đối với đất có mặtn−ớc nuôi trồng thuỷ sản, định h−ớng chuyển 13,70ha đất mặt n−ớc ch−a sử dụng sang tại 2 khu vực đó là xã Liên Minh và xã Cúc Đ−ờng.

- Đối với nhóm cây ăn quả: loại câu này mới xuất hiẹn ở Võ Nhai từ năm 1986, đến nay loại cây này đang đ−ợc nhân dân địa ph−ơng chấpnhận, đã có nhiều mô hình trồng cây hồng, na, quýt, vải, nhãn... từ đất đồi, đất ch−a sử dụng cho hiệu quả kinh tế cao. Trong t−ơng lai diện tích này có thể mở rộng thêm 2.617,99 ha. Các loại hình sử dụng đất này phân bố rải đều trên địa bàn các xã trong huyện.

- Đối với cây công nghiệp lâu năm: Đề xuất phát triển cây chè với cả 2 ph−ơng thức trồng: Trồng bằng hạt và trồng bằng ph−ơng pháp giâm cành.

Cây chè là cây có từ lâu đời trên đất của Võ Nhai. Sản phẩm chè của Võ Nhai chủ yếu phục vụ cho nhân dân địa ph−ơng, chất l−ợng chè không cao, diện tích không tập trung. Việc trồng chè bằng ph−ơng pháp cổ truyền hạn chế cho việc mở rộng diện tích chè trên loại đất ch−a sử dụng có khả năng trồng chè trong vùng: Vì vậy trồng chè bằng ph−ơng pháp giâm cành sẽ góp phần giải quyết những hạn chế này.

Trồng chè bằng ph−ơng pháp giâm cành là tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đ−ợc quan tâm áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ. Hiện trạng cây chè cành đã đ−ợc trồng ở một số xã nh− La Hiên, Cúc Đ−ờng, Tràng Xá... (diện tích khoảng 12 ha). Theo phân tích tài chính, giá trị thu nhập của chè cành cao hơn chè th−ờng và một số loại cây trồng khác. Mặt khác cây chè cành ở Võ Nhai đang đ−ợc quan tâm đầu t− bằng các dự án. Do vậy định h−ớn trong t−ơng lai mở rộng diện tích cây chè cành thêm 2.761,08 ha. Theo các yêu cầu trên, cây chè cành đ−ợc bố trí ở hầu hết các xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.2.3. Đề xuất sử dụng cho lâm nghiệp.

Kết quả đánh giá thích hợp cho thấy toàn bộ 22.541,78 ha đất ch−a sử dụng của Võ Nhai có 17.225,29 ha đất có khả năng định h−ớng cho sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó có 16.540,26 ha đất đồi núi ch−a sử dụng có thể trồng đ−ợc cây lâm nghiệp hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng. Sau khi bố trí cho loại hình sử dụng đất cây màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm..., diện tích còn lại là 10.540,26 ha.

Đầy là tiền năng đất đai rất lớn cho phát triển lâm nghiệp của huyện. Tuy nhiên trong t−ơng lai Võ Nhai cần có những chủ tr−ơng, chính sách (về kinh tế, xã hội) để khai thác nguồn tài nguyên này. Đặc biệt cần quan tâm −u tiên trồng rừng đầu nguồn để bảo vệ đât đai cũng nh− bảo vệ môi tr−ờng.

Theo quy hoạch tổng thể phatá triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010, Võ Nhai cần mở rộng thêm 11485,20 ha đất lâm nghiệp, trong đó trồng rừng mới 615,00 ha và khoanh nuôi tái sinh rừng 5334,20 ha. Yêu cầu cần sử dụng đất của khoanh nuôi tái sinh rừng gần giống nh− rừng trồng. Nh−ng để khoanh nuôi tái sinh đ−ợc cần phải có các loại cây lumd bụi hoặc cây thân gỗ rải rác, độ cao từ 200 trở lên. Theo kết quả điều tra đất ch−a sử dụng, trong tổng số 10.540,26 ha đất đồi núi đất ch−a sử dụng có 9.584,92 ha đất có xen lùm cây bụi và 955,34 ha đất có lùm cây bụi xen cây thân gỗ rải rác, đây là điện kiện thuận lợi để có thể khoanh nuôi tái sinh rừng. Kết quả đề xuất sử dụng đất cho lâm nghiệp là trồng mới 9.584,92 ha rừng trên đất đồi ch−a sử dụng ở các xã Nghinh T−ờng, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Cúc Đ−ờng, Liên MInh, khoanh nuôi tái sinh 955,34 ha đối với các khu vực phù hợp.

Bảng 23: So sánh đất ch−a sử dụng tr−ớc và sau định h−ớng ĐVT: ha STT Loại đất Hiện trạng đất ch−a sử dụng Đất ch−a sử dụng sau khi định h−ớng Tăng giảm (+, -) 1 Đất bằng ch−a sử dụng 250,34 0,00 - 250,34 2 Đất đồi núi ch−a sử dụng 16.540,26 0,00 - 16.540,26 3 Đất có mặt n−ớc ch−a sử dụng 13,70 0,00 - 13,70 4 Sông suối 1.143,79 1.143,79 1.143,79 5 Núi đá không có rừng 4.172,70 4.172,70 4.172,79 6 Đất ch−a sử dụng khác 420,99 0,00 - 420,99 Tổng số 22.541,78 5.316,49 - 17.225,29 Bảng 24: Định h−ớng sử dụng đất theo độ dốc Độ dốc Định h−ớng Đất dốc 0 - 30 3 - 80

Trồng lúa, rau, cây trồng cạn ngắn ngày

8 - 150 Trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày 15 - 200

15 - 250

Trồng cây công nghiệp lâu năm, sản xuất nông - lâm kết hợp

4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ch−a sử dụng. dụng.

* Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Từng xã, vùng phải xây dựng đ−ợc quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với quy hoạch tổng thể về sử dụng đất của toàn huyện.

- Tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế quản lý để các thị tr−ờng nông thôn trong khu vực phát triển nhanh, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đ−ợc thuận tiện.

- Phối hợp với các tr−ờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghè đóng trên địa bàn thành phố để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo bồi d−ỡng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ địa ph−ơng, cũng nh− hiểu biết của nông dân.

- Đ−a các chính sách hợp lý về sử dụng đất đai của huyện để phát triển kinh tế cho nông dân, phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo vệ đất, bảo vệ môi tr−ờng.

- Xâydựng và phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, tiếp tục cung ứng vốn cho các hộ nông dân.

- Hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

Đ−ờng giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất. Do vậy, việc mở các tuyến giao thông liên xã tạo ra mạng l−ới giao thông liên hoàn trong toàn huyện để giao l−u trao đổi hàng hoá, sản phẩm và khắc phục khó khăn cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết. Trong t−ơng lai, hệ thống giao thông nội huyện cần phải đ−ợc cải tạo và nâng cấp để đạt đ−ợc một số yêu cầu cơ bản sau:

+ Xe cơ giới có trọng tải cao đi lại dễ dàng vào trung tâm tất cả các xã trong huyện.

+ Xe cơ giới trọng tải nhỏ, các loại máy công cụ phục vụ nông nghiệp hoạt động thuận tiện trên đồng ruộng.

+ Đ−ờng liên xã phải đ−ợc rảinhựa, với bề rộng từ 5 - 7 mét mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nói chung và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp nói riêng.

- Nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có, xây dựng thêm một số công trình trọng điểm nhằm đảm bảo cung cấp n−ớc để khai hoang tăng vụ và chuyển diện tích đất một vụ thành đất hai vụ.

+ Đầu t− vốn đề từng b−ớc hoàn chỉnh hệ thống dẫn n−ớc từ kênh chính về các xã và xuống từng cánh đồng.

+ Hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cống, đặc biệt là cống nhỏ nội đồng. +Xử lý hệ thống n−ớc cho những vùng đất bị úng n−ớc mùa hè.

- Mở rộng chọ nông thôn, hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ vật t− kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của ng−ời nông dân trong trao đổi hàng hoá và phát triển sản xuất.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện l−ới, nâng cấp và tăng c−ờng hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống phát thanh tạo điều kiện cho ng−ời dân tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất.

* Giải pháp kỹ thuật:

- Tuyển chọn giống: Trên cơ sở điều tra về các loại cây thì cần tuyển trọng những giống tốt, sạch sâu bệnh làm cây giống gốc để nhân giống.

- Thực hiện quy trình canh tác trên đất dốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do địa hình của huyện nên trong việc trồng cây ăn quả cần đáp ứng tiến bộ kỹ thuật về canh tác trên đất dốc, chống xói mòn hoặc kết hợp mô hình nông lâm... Cần phải thực hiện ngay khi thiết kế v−ờn đồi, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh tr−ởng phát triển tốt thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch hoặc phòng trừ sâu bệnh cho cây.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản.

- Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng những biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm bảo vệ đất khỏi xói mòn, phát huy tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi

tr−ờng, đồng thời đó cũng là những biện pháp bảo đảm hiệu quả kinh doanh tối thiểu đối với việc sử dụng đất rừng.

- Lựa chọn loại cây trồng thích hợp và có ph−ơng pháp canh tác hợp lý nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng thích hợp nh−: trồng cây giống cao sản, áp dụng các giải pháp làm đất toàn diện, cục bộ hoặc cầy sục, bốn phân cho rừng. áp dụng biện pháp thâm canh thích hợp sẽ cho phép vừa huy động đ−ợc tiềm năng sẵn có vào sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thâm canh rừng là biện pháp đầu t− theo chièu sâu. Đó là ph−ơng thức thâm canh rừng có hiệu quả nhất.

- Kinh doanh tổng hợp trên đất rừng, có nhiều hình thức phong phú: Do đặc tính sinh học khác nhau của các loại cây rừng cho nên có thể điều chế rtừng thành nhiều tầng, nhiều tán, trồng rừng hỗn giao, trông xen cây l−ơng thực, cây đặc sản, cây d−ợc liệu d−ới tán rừng phát triển và tăng thêm màu mỡ cho đất. Kinh doanh tổng hợp trên đất rừng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho ng−ời lao động và nâng cao đ−ợc doanh thu trên một đơn vị diện tích đất rừng.

* Giải pháp tiêu thụ: Với vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có tính chất hàng hoá thì việc tìm thị tr−ờng tiêu thụ là rất cần thiết nhằm tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra, có lợi ích về mặt kinh tế. Nó đảm bảo cho việc sản xuất cây ăn quả của huyện đ−ợc bền vững.

Thực hiện giải pháp tiêu thụ sản phẩm theo các chiều h−ớng sau:

- Đối với thị tr−ờng trong huyện tiêu thụ sản phẩm quả ở các thị trấn, thị tứ, các khu đông dân c− sinh sông, chủ yếu là ng−ời trực tiếp mang sản phẩm của mình bán cho ng−ời tiêu dùng.

- Các cơ sở t− nhân, doanh nghiệp thu sản phẩm quả để cung cấp các cửa hàng bán hoa quả ở chợ lớn của thành phố Thái Nguyên, bệnh viện, tr−ờng đại học, khu công nghiệp... d−ới hình thức đại lý. Bên cạnh đó các nhà thầu t− nhân

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 84)