Kết luận và đề nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 79 - 81)

- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 6 năm

5. Kết luận và đề nghị 1 Kết luận

5.1. Kết luận

1. Trên các mẫu hạt giống thu thập trong vụ xuân 2003 ở miền Bắc Việt Nam xuất hiện 15 loài nấm bệnh, trong đó nhóm nấm hại hạt xuất hiện phổ biến là các loài Aspergillus spp., Fusarium spp., Penicillium spp.. Trong đó tỉ lệ % mẫu hạt nhiễm các loài nấm Aspergillus spp. cao nhất, biến động từ 79.84 – 90.67%. Tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger, nấm A. flavus cao ở tất cả các vùng sinh thái điều tra, trung bình thấp nhất là 12.94%.

2. Mức nhiễm nấm A. niger trên hạt giống lạc ảnh h−ởng rõ đến sức nảy mầm của hạt, khi tỉ lệ hạt nhiễm nấm A. niger tăng thì tỉ lệ hạt nảy mầm giảm, tỉ lệ hạt thối tăng.

3. Nấm A. niger tồn tại trên các bộ phận của hạt nh− vỏ lụa, nội nhũ và phôi trong đó tỉ lệ nhiễm cao nhất ở vỏ lụa dao động từ 6.667 – 18.667 %. Có sự liên quan giữa mức độ nhiễm nấm A. niger trên hạt giống lạc đến tỉ lệ % nhiễm nấm trên các bộ phận của hạt, mức nhiễm cao thì tỉ lệ nhiễm trên vỏ lụa, nội nhũ và phôi cao t−ơng ứng là: 18.667%, 15.333% và 7.333%.

4. Trong khoảng pH từ 2.5 – 8.0 trên môi tr−ờng PGA, nấm A. niger

sinh tr−ởng và phát triển thích hợp ở pH từ 4.0 - 5.0, trong đó giá trị pH thích hợp nhất là pH = 4.5. Do vậy, biện pháp bón vôi cho lạc sẽ hiệu quả trong phòng trừ bệnh HRGMĐ hại lạc.

5. Các isolate nấm A. niger phân lập từ các vùng sinh thái có sự khác biệt nhau không lớn về hình thái và khả năng phát triển trên môi tr−ờng PGA có xử lý thuốc Carbenzim 50WP 0.15%.

6. Trong tập đoàn giống lạc khảo nghiệm, phần lớn có mức nhiễm bệnh HRGMĐ không khác nhau giữa các giống ở cùng một giai đoạn sinh tr−ởng,

giống L14 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở giai đoạn củ già là 18.667%. Có sự t−ơng quan nhất định giữa tỉ lệ bệnh ở giai đoạn củ già với tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger sau thu hoạch.

7. Bệnh HRGMĐ phát sinh và gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con và giai đoạn củ già, mức độ nhiễm bệnh trong vụ xuân 2004 trên các giống đại trà thấp ở tất cả các vùng sinh thái điều tra, trung bình từ 0.64 - 1.7%.

8. Biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Rovral 50WP, Carbenzim 50WP, hỗn hợp Thiram 50 WP + Carbenzim 50WP với liều l−ợng khuyến cáo tr−ớc khi gieo cho hiệu quả cao trong phòng trừ nấm A. niger và ít ảnh h−ởng đến sức nảy mầm của hạt. Thuốc Carbenzim 50WP là thuốc phòng trừ nấm A. niger hiệu quả cả trên môi tr−ờng nuôi cấy và trên hạt giống.

9. Nấm đối kháng Trichoderma spp. có khả năng ức chế đối với nấm A. niger trên môi tr−ờng PGA nh−ng hiệu quả không cao. Hiệu quả ức chế của nấm T. viride và nấm T. hazianum đối với nấm A. niger là không sai khác: ở 5 ngày sau cấy hiệu quả ức chế của chúng lần l−ợt là 33.12% và 28.797%.

5.2. Đề nghị

1. Biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học tr−ớc khi gieo hạt là cần thiết trong phòng trừ nấm bệnh trên hạt. Thuốc hoá học dùng xử lý hạt giống lạc có thể sử dụng là Rovral 50WP, Carbenzim 50WP theo liều l−ợng khuyến cáo.

2. Nghiên cứu về các isolates nấm A. niger phân lập theo vùng sinh thái cần đ−ợc tiếp tục để làm rõ hơn.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)