Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp trên hạt giống lạc thu thập vụ xuân 2003.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 45 - 50)

- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 6 năm

4.1.2.Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp trên hạt giống lạc thu thập vụ xuân 2003.

15 Sclerotinia rolfs

4.1.2.Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp trên hạt giống lạc thu thập vụ xuân 2003.

xuân 2003.

4.1.2.1. Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp. trên hạt giống lạc theo một số vùng sinh thái điều tra

Do mức độ phổ biến và khả năng gây hại của nhóm nấm Aspergillus spp. là trên hạt lạc sau thu hoạch là rất lớn. Để tìm hiểu cụ thể tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp. trên hạt giống lạc theo vùng sinh thái trong vụ xuân 2003, chúng tôi tiến hành đánh giá tỉ lệ nhiễm nấm Aspergillus spp. qua các mẫu hạt kiểm tra. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình nhiễm nấm A. niger, A. flavusA. parasiticus trên các mẫu hạt giống lạc thu thập ở một số vùng sinh thái thuộc miền Bắc Việt Nam - vụ xuân

2003

Tỉ lệ % mẫu nhiễm/ mẫu ktra STT Vùng sinh thái Nơi thu mẫu

Số mẫu kiểm

tra A.niger A.flavus A.parasiticus Trung

bình

1 Đồng bằng sông

Hồng

Hà Nội. Hà Nam, Hà Tây,

Bắc Ninh, H−ng Yên 44 97.67 93.02 48.84 79.84

2 Trung du Bắc Bộ Vĩnh Phúc 6 100 100 50.0 83.33

3 Đông bắc Bắc Giang 5 100 100 72.0 90.67

4 Tây bắc Hoà Bình 5 100 100 60.0 86.67

5 Bắc trung bộ Nghệ An 7 100 100 57.0 85.67

Từ bảng 4.3 cho thấy: ở các vùng sinh thái điều tra, trung bình tỉ lệ % mẫu hạt giống nhiễm nấm A. niger, A. flavus, A. parasiticus trên tổng số mẫu kiểm tra là rất cao, biến động từ 79.84 – 90.67%. Vùng đồng bằng sông Hồng

với 44 mẫu kiểm tra, tỉ lệ % mẫu nhiễm là thấp nhất: tỉ lệ mẫu nhiễm nấm A. niger là 97.67%, tỉ lệ mẫu nhiễm nấm A. flavus là 93.02%, tỉ lệ mẫu nhiễm nấm A. parasiticus là 48.84%.

Các vùng sinh thái còn lại, tỉ lệ % mẫu nhiễm nấm A. niger, tỉ lệ % mẫu nhiễm nấm A. flavus đều đạt tới 100%, riêng nấm A. parasiticus tỉ lệ nhiễm cao nhất ở vùng Đông bắc là 72%, thấp nhất ở vùng Trung du bắc bộ là 50%.

Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy: nhóm nấm Aspergillus spp. xuất hiện rất phổ biến trên mẫu hạt giống lạc, nấm A. niger xuất hiện rất phổ biến trên các mẫu hạt thu thập ở tất cả các vùng sinh thái. Song song xuất hiện phổ biến với nấm A. niger trên hạt còn có hai loài nấm A. flavus và nấm A. parasiticus.

Nghiên cứu mức độ nhiễm nấm A. niger và nấm A. flavus trên hạt giống lạc vụ xuân 2003 theo từng vùng sinh thái toàn bộ các mẫu hạt giống kiểm tra, chúng tôi có kết quả ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mức độ nhiễm nấm A. niger, A. flavus trên các mẫu hạt giống lạc thu thập ở một số vùng sinh thái thuộc miền Bắc Việt Nam - vụ xuân 2003

Tỉ lệ % hạt giống nhiễm/ mẫu ktra

STT Vùng sinh

thái Nơi thu mẫu

Số mẫu ktra

A.niger A.flavus A.niger + A.flavus

1 Đồng bằng

sông Hồng

Hà Nội. Hà Nam, Hà Tây, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Ninh, H−ng Yên 44 8.91 16.96 4.0 2 Trung du bắc bộ Vĩnh Phúc 6 27.3 33.08 23.03 3 Đông bắc Bắc Giang 5 41.3 11.20 9.70 4 Tây bắc Hoà Bình 5 62.9 58.10 49.30 5 Bắc trung bộ Nghệ An 7 49.88 70.37 48.20

Đồ thị 4.1. Tình hình nhiễm nấm A. niger, A. flavus trên các mẫu hạt giống lạc ở một số vùng sinh thái thuộc miền Bắc - Vụ xuân 2003

0 10 20 30 40 50 60 70 80 ĐB sông Hồng Trung du Bắc Bộ

Đông bắc Tây bắc Bắc Trung

Bộ Vùng sinh thái Tỷ lệ % h ạt n hi ễm Tỷ lệ % hạt nhiễm A.niger Tỷ lệ % hạt nhiễm A.flavus

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: tỉ lệ % hạt giống nhiễm nấm A. niger ở các vùng sinh thái biến động từ 8.91% – 62.9%. Tỉ lệ hạt nhiễm nấm A. niger cao nhất ở vùng Tây bắc (62.9%) và thấp nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (8.91%). Tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. flavus rất cao trên các mẫu hạt kiểm tra, biến động từ 11.2% đến 70.37%, đặc biệt ở vùng Bắc trung bộ tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. flavus tới 70.37%, tỉ lệ % hạt nhiễm cả nấm A. niger + A. flavus

là 48.2%.

Vùng Tây bắc có tỉ lệ nhiễm nấm A. niger, A. flavus cao và có tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger + A. flavus đạt cao nhất trong các vùng là 49.3%.

Từ bảng 4.4, chúng tôi nhận thấy: thấp nhất ở tỉ lệ % hạt nhiễm cả nấm

A. niger + A. flavus cũng rất khác nhau giữa các vùng, th−ờng khi tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger và tỉ lệ % hạt nhiễm A. flavus xấp xỉ thì tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger + A. flavus cao.

Qua kết quả ở bảng 4.3 và bảng 4.4, chúng tôi nhận thấy mức độ nhiễm nấm Aspergillus spp. rất cao trên các mẫu thu thập trong vụ xuân 2003 rất cao. Cùng nhiễm với nấm A. niger trên hạt còn có nấm A. flavus, nấm A.

parasiticus. Đặc biệt mức nhiễm nấm A. flavus trên hạt ở một số vùng sinh thái còn cao hơn cả mức nhiễm nấm A. niger. Đây là một điều đáng lo ngại đối với hạt và củ giống lạc bảo quản sau thu hoạch. Các vùng sinh thái khác nhau có mức nhiễm nấm khác nhau. Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông bắc có mức nhiễm nấm Aspergillus spp. thấp, vùng Bắc trung bộ và Tây bắc đều có mức nhiễm Aspergillus spp. cao.

4.1.2.2. Tình hình nhiễm nấm A. niger và A. flavus trên hạt giống lạc ở vùng đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng tuy diện tích trồng lạc không lớn nh−ng lạc cũng là một cây trồng quan trọng ở vùng đất bãi và là cây chuyên canh, luân canh quan trọng ở nhiều chân đất màu.

Để xác định rõ hơn tình hình nhiễm nấm A. niger, nấm A. flavus trên hạt giống ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng vụ xuân 2003 qua 44 mẫu hạt giống thu thập từ 5 tỉnh thành trong đó tập trung ở tỉnh Hà Nam và ngoại thành Hà Nội, chúng tôi tiến hành đánh giá mức nhiễm nấm A. niger, nấm A. flavus trên hạt giống lạc, kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.5.

Số liệu minh hoạ ở bảng 4.5 cho thấy: trung bình tỉ lệ % mẫu nhiễm nấm A. niger và nấm A. flavus ở đồng bằng sông Hồng là rất cao, thấp nhất ở Hà Tây cũng đạt 92.86%. Tuy nhiên, tỉ lệ % hạt nhiễm nấm trên mẫu không cao: Hà Nam có tỉ lệ % hạt nhiễm A. niger là 4.35%, thấp nhất trong các tỉnh thành điều tra, Hà Nội có tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. flavus thấp nhất là 9.43%. Mẫu hạt thu thập ở Bắc Ninh có tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger và nấm A. flavus cao nhất, t−ơng ứng là 18.70% và 37.50 %.

Nhìn chung, tỉ lệ % hạt nhiễm cả nấm A. niger + A. flavus không cao ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, thấp nhất ở Hà Nam với 1.5%, cao nhất ở Bắc Ninh với 9.0%.

Bảng 4.5. Tình hình nhiễm nấm A. nigerA. flavus trên các mẫu hạt giống lạc ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng - vụ xuân 2003

Tỉ lệ %

mẫu nhiễm/ mẫu ktra

Tỉ lệ %

số hạt nhiễm/ mẫu ktra STT Địa

điểm

Số mẫu ktra

A.niger A.flavus Trung

bình A.niger A. flavus A.niger + A.flavus 1 Hà Nội 15 100 93.3 96.65 5.07 9.43 2.5 2 Hà Nam 10 90 90 90 4.35 12.25 1.5 3 Hà Tây 7 100 85.71 92.86 9.57 11.36 4.5 4 Bắc Ninh 5 100 100 100 18.70 37.50 9.0 5 H−ng Yên 7 100 100 100 6.88 14.25 2.5

Qua số liệu ở bảng 4.5, chúng tôi thấy: tỉ lệ % mẫu hạt giống nhiễm nấm

A. niger, A. flavus ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng rất cao nh−ng tỉ lệ % hạt nhiễm không cao. Không có sự khác biệt lớn về tỉ lệ % hạt nhiễm nấm

A. niger giữa Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây và H−ng Yên, riêng Bắc Ninh có tỉ lệ % hạt nhiễm nấm A. niger, tỉ lệ % hạt nhiễm A. flavus và tỉ lệ % hạt nhiễm A. niger + A. flavus đều cao hơn nhiều so với các tỉnh còn lại. Nhìn chung, tỉ lệ % hạt nhiễm A. flavus ở tất cả các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đều cao hơn tỉ lệ % hạt nhiễm A. niger.

Nấm A. niger không chỉ gây hại phổ biến trên hạt mà còn gây hại nặng ngoài đồng ruộng. Do vậy, chúng tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu về nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 45 - 50)