Nghiên cứu khả năng phòng trừ nấm A.niger bằng biện pháp xử lý hạt giống

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 72 - 76)

- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 6 năm

15 Sclerotinia rolfs

4.6.1. Nghiên cứu khả năng phòng trừ nấm A.niger bằng biện pháp xử lý hạt giống

hạt giống

4.6.1.1. Nghiên cứu ảnh h−ởng của một số thuốc xử lý hạt giống lạc đến sức nảy mầm của hạt

Đối với nhóm bệnh hại hạt nói chung và bệnh HRGMĐ nói riêng, biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học là một biện pháp hữu hiệu và quan trọng. Tuy nhiên để tìm ra đ−ợc thuốc xử lý nấm bệnh trên hạt hiệu quả đồng thời ảnh h−ởng ít đến sức nảy mầm của hạt giống là một điều rất khó.

Nhóm thuốc dùng xử lý hạt từ tr−ớc cho đến nay không có sự thay đổi lớn. Đối với nấm A. niger trên hạt, dùng thuốc hóa học xử lý hạt trong phòng đã đ−ợc nghiên cứu rất nhiều trên thế giới.

Dựa vào những tài liệu đã thu thập, đồng thời với mục đích nhằm xác định thuốc dùng xử lý nấm A. niger trên hạt hiệu quả chúng tôi tiến hành thí nghiệm xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học.

Tuy nhiên, tr−ớc khi đ−a ra kết luận về thuốc hoá học nào dùng xử lý nấm A. niger trên hạt hiệu quả, chúng tôi tiến hành kiểm tra ảnh h−ởng của các thuốc dùng xử lý hạt giống đến sức nảy mầm của hạt. Với mục đích lựa chọn đ−ợc thuốc phòng trừ nấm hiệu quả nhất nh−ng vẫn đảm bảo thuốc xử lý ảnh h−ởng ít tới sức nảy mầm của hạt, thí nghiệm đ−ợc tiến hành trên giống 75/23 thu hoạch trong vụ xuân 2004.

Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.18.

Số liệu thí nghiệm cho thấy: hiệu lực trừ nấm bệnh của các thuốc và hỗn hợp thuốc sử dụng là rất cao, đặc biệt là ở công thức xử lý bằng Rovral 50WP tỉ lệ bệnh trên hạt chỉ còn 2.5%; tỉ lệ mầm bệnh chỉ còn 0.5% trong khi ở công thức đối chứng tỉ lệ bệnh là 48.75%; tỉ lệ mầm bệnh là 13.25%.

Bảng 4.18. ảnh h−ởng của một số thuốc hoá học dùng xử lý hạt đến sức nảy mầm của hạt giống lạc - vụ xuân 2004 TLHNM(%) TLHKNM(%) CT Thuốc Liều l−ợng (g/kghạt) TLhạt bệnh (%) TLmầm bệnh (%) TLMBT (%) TLMBBT (%) TLHThối (%) TLHT−ơi (%) I - (Đối chứng) 0.0 48.75 13.25 63.75 a 27.5 b 1.75 a 7.0 a II Thiram 50WP 5.0 16.75 5.0 69.5 a 19.0 ab 5.0 b 7.0 a III Carbenzim50WP 1.90 6.0 0.75 68.5 a 22.5 ab 1.75 a 7.5 a IV Thiram+Carb 2.5 + 0.95 3.0 0.5 74.25 a 15.0 a 1.75 a 9.0 a V Rovral 50WP 2.5 2.5 0.5 73.0 a 16.0 a 2.0 a 9.0 a Ghi chú: TLhạt bệnh : Tỉ lệ hạt bệnh, TL mầm bệnh : Tỉ lệ mầm bệnh TLHKNM : Tỉ lệ hạt không nảy mầm,TLHNM : Tỉ lệ hạt nảy mầm TLMBT: Tỉ lệ mầm bình th−ờng, TLMBBT: Tỉ lệ mầm bất bình th−ờng TLHThối : Tỉ lệ hạt thối, TLHT−ơi: Tỉ lệ hạt t−ơi

Nhìn chung, các thuốc hóa học dùng xử lý hạt giống hầu nh− không ảnh h−ởng đến sức nảy mầm của hạt. Tỉ lệ mầm bình th−ờng (TLMBT), tỉ lệ hạt t−ơi (TLHT−ơi) ở tất cả các công thức có xử lý thuốc đều không có sự sai khác so với công thức đối chứng, thậm chí ở tất cả các công thức hạt có xử lý thuốc tỉ lệ mầm bình th−ờng đều cao hơn so với công thức đối chứng nh− ở công thức IV: TLMBT là 74.25% trong khi ở công thức đôi chứng chỉ đạt 63.75%. Tỉ lệ mầm bất bình th−ờng (TLMBBT) ở công thức đối chứng cao hơn rõ rệt so với các công thức có xử lý thuốc: TLMBBT ở công thức đối chứng là 27.5% trong khi ở công thức xử lý hạt bằng hỗn hợp thuốc Thiram 50WP + Carbenzim 50WP (tỉ lệ 1:1) chỉ có 15.0%.

Tỉ lệ hạt thối (TLHThối) ở công thức III, IV và V đều không có sự sai khac so với công thức I (đối chứng), riêng ở công thức xử lý hạt bằng thuốc Thiram 50WP có tỉ lệ thối tới 5.0%, cao hơn tất cả các công thức khác.

Qua các kết quả trên, chúng tôi nhận thấy tất cả các thuốc hoá học dùng xử lý hạt ở trên đều không ảnh h−ởng đến sức khoẻ hạt giống. Không những thế, chúng còn làm tăng tỉ lệ mầm bình th−ờng, giảm tỉ lệ mầm bất bình th−ờng và khả năng diệt trừ nấm bệnh trên hạt giống là rất cao.

4.6.1.2. ảnh h−ởng của một số thuốc hoá học dùng xử lý hạt đến mức nhiễm nấm A. niger trên hạt giống lạc

Song song với việc đánh giá ảnh h−ởng của các thuốc hoá học dùng xử lý hạt đến sức nảy mầm của hạt, chúng tôi tiến hành xác định ảnh h−ởng của từng thuốc đến nấm A. niger trên hạt.

Kết quả thu đ−ợc ở bảng 4.19.

Qua kết quả bảng 4.19, chúng tôi nhận thấy: sự khác nhau rõ rệt giữa tỉ lệ hạt nhiễm bệnh ở các công thức xử lý thuốc so với công thức đối chứng (không xử lý thuốc). Tỉ lệ hạt nhiễm ở công thức I (đối chứng) tới 35.25%, trong khi TLHNB ở công thức: II, III, IV, V đều rất thấp. TLHNB ở công thức III, IV, V lần l−ợt bằng 2.75%; 2.0%; 0.75%, thấp nhất là ở công thức V( xử

lý bằng thuốc Rovral 50WP) tuy nhiên sự chênh lệch giữa chúng là không có ý nghĩa. ở công thức II (công thức xử lý hạt bằng Thiram 50WP):TLHNB là 14.0%; cao hơn hẳn so với các công thức xử lý hạt bằng các thuốc khác.

Trong các công thức có xử lý hạt, công thức xử lý bằng thuốc Rovral 50WP với liều l−ợng 2.5 g/kg hạt có tỉ lệ mầm nhiễm rất thấp: 0.25%, tỉ lệ nhiễm nấm A. niger trên hạt thối (TLHThối) và trên (TLHT−ơi) thấp nhất t−ơng ứng là 0.00%; 0.25%.

Bảng 4.19. ảnh h−ởng của một số thuốc hoá học dùng xử lý hạt đến mức nhiễm nấm A. niger trên hạt giống lạc - vụ xuân 2004

TLhạt không nảy mầm nhiễm A. niger (%) CT Công thức Liều l−ợng (g/kghạt) TLhạt nhiễm A. niger (%) TLmầm nhiễm A. niger (%) TLHThối (%) TLHT−ơi (%) I - (Đối chứng) 0.0 35.25 c 31.25 0.750 4.250 II Thiram50WP 5.0 14.0 b 12.0 0.250 2.000 III Carbenzim50WP 1.90 2.75 a 2.0 0.000 0.500 IV Thiram+Carb 2.5 + 0.95 2.0 a 1.5 0.000 0.500 V Rovral50WP 2.5 0.75 a 0.25 0.000 0.250 Ghi chú: TL : Tỉ lệ

TLHThối : Tỉ lệ hạt thối, TLHT−ơi: Tỉ lệ hạt t−ơi

các công thức có xử lý hạt với tỉ lệ nhiễm trên mầm, trên hạt thối, trên hạt t−ơi lần l−ợt là 12.0%, 0.25%; 2.00%. ở công thức đối chứng: TL mầm, TLHThối, TLHT−ơi nhiễm nấm A. niger lần l−ợt là 31.25%; 0.75%; 4.25%, cao hơn rất nhiều so với các công thức có xử lý thuốc.

Tóm lại, qua kết quả bảng 4.18 chúng tôi nhận thấy các thuốc dùng xử lý trên đều có hiệu lực cao đối nấm A. niger trên hạt trong đó đầu tiên phải kể đến thuốc Rovral 50WP, tiếp đó là Carbenzim 50WP, hỗn hợp Thiram 50WP + Carbenzim 50WP.

Nh− vậy, qua bảng 4.18 và bảng 4.19 chúng tôi thấy biện pháp dùng thuốc hoá học xử lý hạt giống lạc tr−ớc khi gieo rất hiệu quả đặc biệt trong phòng trừ nấm A.niger. Trong các thuốc dùng xử lý hạt gồm: Thiram 50WP , hỗn hợp Thiram 50WP + Carbenzim 50WP, Carbenzim 50WP, Rovral 50WP thì Rovral 50WP là tốt nhất, tiếp theo đó là hỗn hợp Thiram 50WP + Carbenzim 50WP và Carbenzim 50WP.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)