Tình hình phát sinh phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc đen (HRGMĐ) trên lạc

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 66 - 68)

- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 6 năm

4.5.Tình hình phát sinh phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc đen (HRGMĐ) trên lạc

15 Sclerotinia rolfs

4.5.Tình hình phát sinh phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc đen (HRGMĐ) trên lạc

(HRGMĐ) trên lạc

4.5.1.Diễn biến bệnh HRGMĐ trên một số giống lạc mới đang khảo nghiệm tại trờng ĐH Nông nghiệpI - vụ xuân 2004

Nghiên cứu tình hình phát sinh phát triển của bệnh HRGMĐ trên một số giống mới đang khảo nghiệm về năng suất tại tr−ờng ĐH Nông nghiệp I - vụ xuân 2004, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi diễn biến của bệnh ở các giai đoạn sinh tr−ởng của cây và kiểm tra mức nhiễm nấm A. niger trên hạt sau thu hoạch.

Bảng 4.15. Tình hình nhiễm nấm A. niger trên một số giống lạc khảo nghiệm trong vụ xuân 2004 tại tr−ờng ĐHNNI - Hà Nội

Tỉ lệ cây nhiễm(%) STT Dòng/giống Thời kỳ cây

con Thời kỳ ra hoa- quả Thời kỳ củ già Trung bình Tỉ lệ (%) hạt nhiễm sau thu hoạch NSTT (tạ/ha) 1 75/23 (Đối chứng) 1.050 ab 0.573 a 2.000 ab 1.208 33.0 26.57 2 D40 0.857 a 0.477 a 2.667 ab 1.333 8.0 25.00 3 L12 1.143 ab 0.477 a 4.667 abc 2.096 36.50 24.38 4 D35A 0.763 a 0.573 a 4.000 abc 1.779 33.5 25.76 5 D43 1.143 ab 0.573 a 1.333 a 1.017 46.0 24.05 6 S12 0.953 ab 0.480 a 7.333 bc 2.922 50.0 32.23 7 D50 0.953 ab 0.573 a 9.333 c 3.620 60.0 28.71 8 L14 1.333 b 0.667 a 18.667 d 6.889 16.5 27.10

Qua kết quả ở bảng 4.15 cho thấy: bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các giống lạc khảo nghiệm. Trung bình tỉ lệ % cây nhiễm bệnh dao động từ 1.017 – 6.889%, cao nhất ở giống L14 và thấp nhất ở giống D43.

Thời kỳ cây con, tỉ lệ cây nhiễm bệnh ở các giống hầu nh− không có sự sai khác, giống D35A có tỉ lệ bệnh thấp nhất: 0.763%, L14 có tỉ lệ bệnh cao nhất: 1.333%. Thời kỳ ra hoa – hình thành quả, tỉ lệ cây nhiễm bệnh ở các giống đều giảm tuy nhiên sự chênh lệch về tỉ lệ bệnh giữa các giống là không có ý nghĩa. Thời kỳ củ già ở tất cả các giống khảo nghiệm, bệnh HRGMĐ có xu h−ớng tăng rõ rệt, tỉ lệ bệnh thấp nhất ở giống D43 với 1.333% và cao nhất ở giống L14 với 18.667%.

Giữa các giống, mức độ nhiễm bệnh tuy khác nhau nh−ng năng suất không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, một số giống năng suất v−ợt trội hẳn nh− giống S12 năng suất đạt tới 32.23 tạ/ha; giống D50 đạt 28.71 tạ/ha. Giống L14 có mức nhiễm bệnh cao nhất nh−ng năng suất vẫn đạt 28.71 tạ/ha.

Để tìm hiểu mối t−ơng quan giữa tỉ lệ bệnh ở giai đoạn củ già với mức nhiễm nấm A. niger trên hạt ngay sau thu hoạch. Chúng tôi tiến thí nghiệm đặt hạt kiểm tra và đã xác định đ−ợc rằng: có sự t−ơng quan không chặt giữa tỉ lệ bệnh HRGMĐ ở thời kỳ củ già với tỉ lệ hạt nhiễm nấm A. niger ngay sau thu hoạch. Các giống khảo nghiệm đều có tỉ lệ % hạt nhiễm nấm cao, thấp nhất ở giống D40 là 8.0% và cao nhất ở giống D50 là 60.0% trong khi giống L14 tỉ lệ % hạt nhiễm chỉ đạt 16.5%.

Nhìn chung, sự phát sinh gây hại của bệnh HRGMĐ trên một số giống mới đang khảo nghiệm năng suất tại tr−ờng ĐHNN I trong vụ xuân 2004 là không cao do diễn biến thời tiết đầu vụ không thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của bệnh. Bệnh phát sinh gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con và giai đoạn củ già. Trong các giống khảo nghiệm, giống L14 nhiễm bệnh nặng nhất, tỉ lệ cây nhiễm bệnh cao ở tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng. Mức nhiễm nấm A. niger trên hạt giống ngay sau thu hoạch rất cao và có sự t−ơng quan nhất định giữa tỉ lệ bệnh ở giai đoạn củ già và mức nhiễm nấm A. niger trên hạt ngay sau thu hoạch.

4.5.2. Diễn biến bệnh HRGMĐ trên một số giống lạc phổ biến trong sản suất khu vực Hà Nội - vụ xuân 2004

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc, nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc đen(aspergillus niger) hại lạc vùng hà nội và phụ cận vụ xuân 2004 (Trang 66 - 68)