4. KếT QUảNGHIÊN CứU Và THảO LUậN
4.2.1. Phân bố và phổ ký chủ của Maruca testulalis.
ở Việt Nam sâu đục quả đậu Maruca testulalis phát sinh và gây hại ở toàn bộ các khu vực trồng cây họ đậụ Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Bảo Vệ Thực Vật năm 1967 - 1968, sâu đục quả đậu đỗ phân bố ở hầu hết các tỉnh trong cả n−ớc nh Bắc Thái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Hng, Hà Tây, Nam Hà, Thanh Hoá, Quảng Bình,[23 ] Sâu đục quả đậu Maruca testulalis phân ố rất rộng trên thế giớị Các nghiên cứu của Phelp và Oostihuizen(1958), Williams(1943), Posslow (1968) và nhiều tác giả khác cho thấy chúng xuất hiện ở toàn bộ các châu lục nh− Châu Mỹ , Châu Phi, Châu á, Châu úc đặc biệt là ở các n−ớc nhiệt đới - cận nhiệt đớị
Kết quả điều tra về phổ kí chủ của loài Maruca testulalis tại khu vực Yên Phong - Bắc Ninh đ−ợc ghi ở bảng 4.2. Theo kết quả này, sâu đục quả có mặt ở hầu hết các loài đậu đỗ thuộc giống Phaseolus, giống Vigna và lạc.
Bảng 4.2: Phổ ký chủ của Maruca testulahs Geyer trong vụ xuân và xuân hè 2004 tại Yên phong - Bắc Ninh
Qua bảng 4.2 cho thấy, loài sâu đục quả này xuất hiện và gây hại trên 7 loài cây trồng thuộc họ Leguminosae, chủ yếu là 2 giống Phaseolus và Vignạ Trên các giống đậu, loài sâu đục quả Maruca testulahs chủ yếu tập trung phá hại vào giai đoạn cây có hoa và quả. ở trên lạc chúng tôi chỉ phát hiện thấy
sâu non gây hại trên búp và lá non. Sâu non đục và ăn lá từ đỉnh của búp, sau đó cắn làm mất đỉnh sinh tr−ởng. Vào thời kì thức ăn khan hiếm, chúng có thể nhả tơ để giữ các lá non ngay từ khi lá cha mở rồi đục vào ăn phần lá bên trong.
Theo kết quả điều tra cơ bản dịch hại cây trồng của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1967 - 1968), ngoài sự gây hại trên cây trồng họ đậu (Leguminosae) sâu đục quả đậu Maruca testulalis Geyer còn gây hại cho nhiều loại cây trồng khác nh cà chua, khoai lang, su hào, cam, mơ, cà pháo, thuốc lá, thầu dầu, . . .tuy nhiên sự gây hại trên các cây này là không đáng kể.[23]
Những nghiên cứu về phổ kí chủ của sâu đục quả đậu cho thấy chúng có mặt trên rất nhiều loại cây thuộc họ đậu và các họ cây trồng khác. Theo Akinfewa (1975), chúng gây hại trên 35 loài cây khác nhau thuộc 20 giống và 60 họ thực vật khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào họ cánh b−ớm
(Papilionaceae). Taylor (1967) cũng đã điều tra đ−ợc 33 loài cây bị gây hại bởi loài M. testulalis. Sharma ét ai (1999), cho rằng M. testulahs gây hại trên 20 loài cây trồng, thuộc 6 họ thực vật, trong đó chủ yếu thuộc họ cánh bớm
(Papilionacaea). Kết quả nghiên cứu về loài sâu đục quả M. testulahs ở châu Phi của Zebitz.C và cộng sự [86] cho thấy loài sâu hại này có mặt trên 60 loài kí chủ dại đ−ợc tìm thấy ở xung quanh khu vực trồng đậu đỗ ở 3 địa điểm Lem, Tokpa/ayou và IITẠ Trong số đó có 39 loài thuộc họ Fabaceae, 7 loài thuộc họ Caesalpinaceae, 3 loài thuộc họ Asteraceae, họ Rubiacaea và họ Rosaceae mỗi họ có 2 loài, các họ Convolvulaceae, Solanaceae, Anacardiaceae, Sapotaceae, Meliaceae, Bignoniaceae và Malvaceae mỗi họ có một loài (Zebitz, Zenz, Kệch, 1999). [86].
Những kết quả trên cho thấy loài Maruca testulalis có phạm vi phân bố là phổ kí chủ rất rộng. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở n−ớc ta hiện nay, trên đổng ruộng luôn luôn tổn tại những cây trồng họ đậu và nhiều loài cây
trồng khác mà sâu đục quả có thể tổn tại đ−ợc. Đặc biệt là những loài hoang dại đóng vai trò là nguồn bảo tồn giúp cho sâu đục quả chu chuyển từ kí chủ này sang kí chủ khác theo thời gian.
Nh− vậy, so với các kết quả nghiên cứu tr−ớc đây, kết quả chúng tôi thu đ−ợc còn khá khiêm tốn. Điều này có nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó. Theo chúng tôi, có thể chúng tôi điều tra trong một không gian rất hạn hẹp, nên mức độ bắt gặp chắc chắn cha nhiềụ Vì thế, phổ ký chủ chúng tôi thu đ−ợc ở đây ít hơn là điều hợp lý. Để đề xuất biện pháp phòng trừ phù hợp đối với loài sâu đục quả Maruca testulalis Geyer cho vùng rau của huyện Yên Phong - Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái chính của loài sâu hại nàỵ