Nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 59)

5. Kết cấu khóa luận:

2.1.4Nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1 Đăc điểm tổ chức bộ máy kế toán.

Tổ chức bộ máy kế toán là việc phân công lao động kế toán theo các phần hành. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, Bộ máy Kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc được tập trung tại phòng kế toán.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Thủ quỹ Kế toán vật tư, TSCĐ (Nguồn: phòng kế toán)

Đội ngũ cán bộ kế toán của toàn công ty có 17 người. Trong đó tại phòng kế toán tập trung gồm 6 người, kế toán các đội gồm 11 người và được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Trưởng phòng kế toán: là người có nhiệm vụ quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của phòng kế toán, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình với Ban lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời cung cấp số liệu một cách kịp thời cho ban lãnh đạo công ty từ đó có các quyết định kinh doanh đúng đắn, theo dõi kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới, nhận xét đánh giá công tác và điều chỉnh sắp xếp công tác thích hợp cho từng cán bộ nhân viên trong phòng.

- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp:

+ Hỗ trợ cho kế toán trưởng, kiểm tra tổng hợp số liệu kế toán của các phần hành, ký thay kế toán trưởng trong trường hợp kế toán trưởng đi vắng. + Tổng hợp quyết toán lập báo cáo tài chính thuế thu nhập doanh nghiệp

quý, năm của toàn công ty.

- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tập hợp chi phí các đơn vị: + Là người có nhiệm vụ hỗ trợ cho kế toán trưởng, kế toán tổng hợp + Theo dõi, tập hợp chi phí của các xí nghiệp, tính giá thành sản phẩm. - Kế toán lương, các khoản trích theo lương, kế toán thuế:

Kế toán ngân hàng, công nợ Kế toán tiền lương, kế toán thuế Các nhân viên kế toán đội

+ Tính toán, phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh,

+ Theo dõi lập dự toán, quyết toán về việc trích nộp BHXH và thanh toán các chế độ ốm đau… cho người lao động do cơ quan BHXH chi trả hàng năm.

+ Theo dõi tình hình trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho toàn bộ các thành viên trong công ty.

+ Tập hợp các loại thuế của công ty và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

- Kế toán ngân hàng kiêm kế toán công nợ với khách hàng:

+ Theo dõi tổng hợp công nợ phải thu, công nợ phải trả, quyết toán công nợ với khách hàng.

+ Tham mưu ký, theo dõi các hợp đồng kinh tế mua hàng, bán hàng, hạch toán cụ thể từ đầu vào, các chi phí, lợi nhuận của từng hợp đồng kinh tế.

+ Theo dõi tiền ở ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền vay và tiền thanh toán công nợ với khách hàng.

- Kế toán vật tư thiết bị, TSCĐ:

+ Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn vật tư.

+ Theo dõi tình hình tăng, giảm nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại, tập hợp và ghi sổ các nhiệm vụ có liên quan đến sữa chữa TSCĐ. - Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm quản lý thu chi tiền mặt của văn phòng công ty, chịu trách nhiệm về bảo quản sổ quỹ, chứng từ thu chi tiền mặt, đóng chứng từ kế toán trước khi đưa vào lưu trữ.

- Các nhân viên kế toán đội:

+ Là người trực tiếp theo dõi quá trình chi tiêu của các đội mình để chi trả các khoản như vật liệu, tiền lương công nhân, chi phí hoạt động trên cơ sở biên bản nghiệm thu hoàn thành đã được công ty nghiệm thu, cuối tháng kế

Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp Các báo cáo kế toán

toán thanh toán khối lượng đối chiếu và thu hồi chứng từ để hạch toán ban đầu, gửi chứng từ về phòng kế toán ở công ty.

2.1.4.2 Một số đặc điểm chung của công tác kế toán.

- Niên độ kế toán được thực hiện từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12/năm báo cáo.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng.

- Hệ thống tài khoản: áp dụng theo Quyết định số 15/2006 /QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Hình thức ghi sổ: hình thức kế toán máy thiết kế theo hệ thống sổ sách hình thức chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 2.4 Quy trình thực hiện kế toán trên phần mềm máy vi tính

Ghi chú: Nhập hàng ngày Ghi cuối tháng

Nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Hiện nay,

Từ chứng từ gốc Nhập dữ liệu vào máy

Chứng từ kế toán ( phiếu XK, các bảng phân bổ) Bảngtổng hợp chứng từ kế toán Phần mềm kế toán phân hệ tính giá thành

Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị Sổ cái TK 621,622, 623, 627, 154 Sổ CTGS, sổ ĐKCTGS Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154

công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Totalsoft . Ta có giao diện phần mềm kế toán Totalsoft.

Riêng đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì trình tự kế toán được tiến hành theo các bước theo quy trình như sau:

Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm

2.1.5 Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính

* Thời điểm lập báo cáo: Báo cáo tài chính của công ty được lập theo quý và năm. Ngày cuối quý và ngày 31/12 hàng năm, kế toán lập báo cáo tài

chính của công ty theo quy định hiện hành. Báo cáo tài chính được lập theo quyết định số 15 – QĐ BTC ngày 20/03/2006.

* Các báo cáo tài chính theo qui định: -Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN)

-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) -Báo cáo luân chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN)

-Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) * Hệ thống báo cáo nội bộ:

-Báo cáo tình hình chi phí sản xuất kinh doanh -Báo cáo tình hình công nợ phải thu, phải trả -Báo cáo tình hình số dư tiền vay, số dư tiền gửi.

2.1.6 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán.

Để đảm bảo cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý, cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, minh bạch, công khai và chấp hành tốt các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính nói chung, các chế độ, thể lệ quy định về kế toán nói riêng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác kế toán trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng nội dung, phương pháp kiểm tra.

2.1.6.1 Bộ phận thực hiện

Công tác kế toán được các cơ quan quản lý cấp trên thường xuyên kiểm tra về việc chấp hành các quy chế, chính sách, chế độ trong quản lý tài chính, báo cáo tài chính của công ty, đưa ra các quyết định xử lý. Công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên được thực hiện định kỳ 1năm 1lần vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán, khi cần thiết thì có thể kiểm tra đột xuất. Cơ quan kiểm tra công tác kế toán trong nội bộ doanh nghiệp do Giám đốc, kế toán trưởng

chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo. Bên cạnh đó còn có các cơ quan quản lý khác đến kiểm tra như Cơ quan thuế, Sở tài chính…

2.1.6.2 Phương pháp kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu được áp dụng là phương pháp đối chiếu:. Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của doanh nghiệp với các đơn vị có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với chế độ, thể lệ kế toán hiện hành.

2.1.6.3 Cơ sở kiểm tra.

Căn cứ để tiến hành kiểm tra kế toán là các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán và chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, chế độ thể lệ kế toán, cũng như số liệu kế toán của các đơn vị liên quan. Về mặt lý thuyết, trình tự kiểm tra được bắt đầu từ dưới lên: từ chứng từ, sau đó đến sổ và cuối cùng là báo cáo kế toán. Tuy nhiên để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra, rút ngắn thời gian kiểm tra mà vẫn đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan của công tác kiểm tra và thu hẹp phạm vi kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trên thực tế thường tiến hành kiểm tra theo trình tự ngược lại, từ trên xuống: Từ báo cáo kế toán, sau đến sổ và cuối cùng là chứng từ.

2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty CPXD và TVTK đường bộ Nghệ An. thành tại công ty CPXD và TVTK đường bộ Nghệ An.

2.2.1 Đặc điểm chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. phẩm.

2.2.1.1 Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất tại công ty.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đặc thù của sản xuất xây lắp là: tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, thời gian sản xuất kéo dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn, … Do vậy, đòi hỏi việc tổ chức quản lý, hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập

dự toán. Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Mặt khác, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất (vật tư, máy móc, thiết bị,...) phải di chuyển theo địa điểm sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp. Do đó để thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty tập hợp chi phí theo khoản mục tính giá thành, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:bao gồm tất cả chi phí vật liệu trục tiếp sử dụng cho thi công xây lắp cụ thể là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu…

- Chi phí nhân công trực tiếp: là hao phí về sức lao động gồm các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí về vật liệu và các loại chi phí có liên quan đến sử dụng máy thi công và được chia thành chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ sản xuất xây lắp, những chi phí có tính chất dùng chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trình cụ thể.

`2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty.

Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây lắp và từ tình hình thực tế của quy trình sản xuất ở công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành, đó là từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc xây lắp hoàn thành.

Mỗi công trình, hạng mục công trình do các ban công trình thực hiện từ khi khởi công đến khi hoàn thành được mở sổ chi tiết theo dõi riêng và được

tập hợp chi phí theo từng khoản mục phí. Các sổ chi tiết này được tổng hợp theo từng quý và theo dõi các khoản mục phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí máy thi công.

- Chi phí sản xuất chung.

Cuối mỗi quý, căn cứ vào số chi tiết chi phí sản xuất của tất cả các công trình, hạng mục công trình đã cập nhật trong quý, kế toán tính toán, kết chuyển số liệu, theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao thì giá thành của sản phẩm xây lắp đồng thời được thể hiện theo từng khoản mục chi tiết của tài khoản 154 theo từng giai đoạn, công trình đó.

Công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp này áp dụng trong từng trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên độ chính xác cao hơn.

Để minh họa cho phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp em xin trình bày quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình Đường trung tâm huyện lỵ Nghĩa Đàn theo hợp đồng kinh tế số 18.

HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số 18/ HĐKT

HẠNG MỤC: RẢI THẢM BTN HẠT TRUNG DÀY 7CM; TƯỚI NHỰA THẤM BÁM TIÊU CHUẨN NHỰA 1KG/M2

CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG TRUNG TÂM HUYỆN LỴ MỚI, HUYỆN NGHĨA ĐÀN.

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quóc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4;

Hôm nay, ngày 20/9/2010, tại văn phòng công ty cổ phần XD avf TVTK đường bộ Nghệ An, đại diện hai bên gồm có:

1. ĐẠI DIỆN BÊN A (BÊN MUA HÀNG): Công ty TNHH Minh Quang.

Đại diện: Ông Lê Quang Huy - Chức vụ: Giám Đốc

Địa chỉ: Khối 1 – Thị trấn Cầu Giát – huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An Điện thoại: 0383.657.124 Fax: 0383.657.124

Số tài khoản: 3604201537 tai Ngân hàng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Mã số thuế: 2900507212

2. ĐẠI DIỆN BÊN B (BÊN BÁN HÀNG): Công ty cổ phần XD và TVTK đường bộ Nghệ An.

Đại diện: Ông Hồ Quang Cảnh – Chức vụ: Giám Đốc

Địa chỉ: Số 217B – Đường Lê Lợi – TP.Vinh – tỉnh Nghệ An. Điện thoại: 0383.837.498 Fax: 038.3562388

Tài khoản: 51010000002924 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An. Mã số thuế: 2900459456

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau Điều 1: Đối tượng sản phẩm của hợp đồng:

Bên A đồng ý giao và bên B đồng ý nhận thi công hạng mục công việc: Rải thảm BTN hạt trung dày 7cm và tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1kg/m2 của công trình đường trung tâm huyện lỵ mới, huyện Nghĩa Đàn.

Điều 2: Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật

Bên B thực hiện theo yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của bên A.

Đối với phần khối lượng do bên B thi công (chất lượng bê tông nhựa, tưới nhựa thấm và rải thảm BTN dày 7cm) bên B chịu trách nhiệm thi công đảm bảo chất lượng theo quy trình thi công BTN nhựa nóng của Nhà nước hiện hành. Bên B không chịu trách nhiệm về lún, nứt, vỡ BTN do chất lượng lớp dưới gây nên.

Điều 3.: Thời gian thực hiện và hoàn thành:

Ngày khởi công: Sau 3ngày kể từ ngày bên A chuyển tiền và bàn giao mặt bằng cho bên B.

Thời gian hoàn thành: 30ngày.

Khi bên A có mặt bằng đã được TVGS và Chủ đầu tư nghiệm thu, bên A phải báo trước cho bên B trước 3ngày để bên B bố trí dây chuyền sản xuất và rải BTN.

Điều 4: Đơn giá thanh toán, giá trị của hợp đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 59)