5. Kết cấu khóa luận:
2.1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty:
2.1.3.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.1: Phân tích tình hình TS – NV
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ 1 Tổng TS 81.849.464.983 100 91.924.753.696 100 10.075.288.713 12,31% 2 TSNH 74.925.887.021 91,54% 85.927.122.284 93,48% 11.001.235.263 14,68% 3 TSDH 6.923.577.962 8,46% 5.997.631.412 6,52% -925.946.550 -13,37% 4 Tổng NV 81.849.464.983 100 91.924.753.696 100 10.075.288.713 12,31% 5 NPT 69.206.349.966 84,55% 79.567.455.607 86,56% 10.361.105.641 14,97% 6 VCSH 12.643.115.017 15,45% 12.357.298.089 13,44% -285.816.930 -2,26%
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Về tài sản:
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy năm 2008 tổng TSNH chiếm 91,54 % và tổng TSDH chiếm 8,46% trong tổng tài sản. Như vậy có sự chênh lệch khá lớn giữa TSNH và TSDH. Sỡ dĩ TSNH chiếm tỉ lệ lớn như vậy là do công ty có lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu khá lớn. Trong đó thì hàng tồn kho chiếm 59,17% còn các khoản phải thu chiếm 31,33%. Điều đó chứng tỏ trong năm 2008 thì các công trình đang thi công, còn dở dang nhiều dẫn đến chi phí SXKD dở dang tăng lên. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khách hàng tương đối lớn, công ty đang bị chiếm dụng vốn khá lớn do đó trong năm tới công ty cần phải có các chính sách để thu hồi nợ.
Sang năm 2009 thì tổng TS tăng 10.075.288.713 tương ứng với tốc độ tăng là 12,31% cụ thể:
- TSNH tăng 11.001.235.263 tương ứng với tốc độ tăng 14,68% so với năm 2008. Sở dĩ TSNH tăng đó là do chi phí sản xuất kinh doanh tăng 34,31% so với năm 2008, trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm 81,7% , các khoản phải thu giảm 4,49%.Điều đó chứng tỏ công ty đã thu hồi được một phần tiền nợ của khách hàng, số tiền thu được từ các khoản phải thu công ty dùng vào việc mua vật tư phục vụ cho thi công công trình và chi
các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn do đó mà tiền của doanh nghiệp giảm xuống.
- TSDH giảm 13,37% so với năm 2008, nguyên nhân là do công ty đã bán một số nhà nghỉ ở Cửa Lò từ đó làm cho TSCĐ của doanh nghiệp giảm xuống do đó TSDH giảm xuống.
Qua đó ta thấy cơ cấu TSNH trong tổng TS năm 2009 tăng 1,94% so với năm 2008, trong khi đó cơ cấu TSDH trong tổng TS năm 2009 giảm 1,94% so với năm 2008, công ty đang có xu hướng chú trọng đầu tư vào TSNH và TSNH chủ yếu được đầu tư bằng các khoản vay ngắn hạn.
Về nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn năm 2009 tăng 10.075.288.713 so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng 12,31%. Chứng tỏ công ty sử dụng vốn và huy động vốn nhìn chung là tốt. Cụ thể như sau:
- Nợ phải trả năm 2009 tăng 10.361.105.641 so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 14,97%. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay mà cụ thể là các khoản vay ngắn hạn. Do nợ ngắn hạn tăng lên rất nhiều trong đó chủ yếu là do người mua trả tiền trước và phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng người mua trả tiền trước chiếm 36,13% năm 2008 và 32,12% năm 2009 trong tổng Nợ ngắn hạn. Công ty đang chiếm dụng một số vốn khá lớn và phải chi trả một khoản tiền khá lớn cho việc trả lãi vay ngắn hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu trong hoạt đông SXKD. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn này dể thực hiện các hoạt động kinh doanh có tính chất lâu dài thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi vì các khoản tiền vay ngắn hạn thường chịu lãi suất cao.
Trong khi đó, các khoản nợ dài hạn thì chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ phải trả của công ty. Cụ thể nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 1,98% trong tổng nợ phải trả của năm 2008 và 0,72% trong năm 2009.
Vốn chủ sở hữu của năm 2009 giảm so với năm 2008 là 285.816.930 tương ứng với tốc độ giảm là 2,26%. Điều đó chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2009 không tốt, nguồn vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vay, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là thấp. Trong năm tới, doanh nghiệp cần có phương hướng để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh.
2.1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.2. Phân tích chỉ tiêu tài chính
T T Chỉ tiêu Công thức Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1 Tỷ suất tài trợ(%) Vốn CSH/ Tổng NV 15,44 13,44 -2
2 Tỷ suất đầu tư(%) TSDH/ Tổng TS 8,45 6,52 -1,93
3 Khả năng thanh toán hiện hành (lần) Tổng TS/ Tổng nợ phải trả 1,18 1,15 -0,03 4 Khả năng thanh toán nhanh (lần) Tiền và tương đương tiền/NNH 0,083 0,013 -0,07
5 Khả năng thanh toán NH (lần) TSNH/ NNH 1,1 1,09 -0,01
(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty không được tốt cụ thể:
Tỷ suất tài trợ: là chỉ tiêu thể hiện mức độ độc lập về tài chính đối với các đối tượng bên ngoài. Tỷ suất tài trợ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2% cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty với các chủ nợ bên ngoài giảm xuống. Bên cạnh đó, tỷ suất tài trợ của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài. Chứng tỏ trong năm 2009 các khoản vay của công ty tăng lên
dẫn đến hệ số nợ của công ty năm 2009 là 0,865. Hệ số này khá cao, các nhà quản trị cần có biện pháp kịp thời để năng cao tỷ suất tài trợ nhằm khẳng định khả năng tự chủ về mặt tài chính. Hơn nữa trong năm tới công ty phải chịu sức ép của các khoản vay, nhưng ngược lại những khoản nợ này sẽ là đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận.
Tỷ suất đầu tư: tỷ suất đầu tư cho biết cơ cấu TSCĐ và đầu tư dài hạn trong tổng TS của công ty. Do TSDH năm 2009 giảm 13,37% so với năm 2008 nên tỷ suất đầu tư giảm 1,93%. Điều này chứng tỏ công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư các trang thiết bị máy móc. Trong năm tới công ty cần phải vừa sản xuất vừa đầu tư có hiệu quả TSDH để mở rộng quy mô từ đó nâng cao hiệu quả SXKD
Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có của công ty có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2009 giảm 0,03 lần so với năm 2008. Nguyên nhân là do tổng TS tăng 11.001.235.263 tương ứng với tốc độ tăng là 14,6%, trong khi đó Nợ phải trả tăng 10.361.105.641 tương ứng với 14,97%. Tốc độ tăng của nợ phải trả tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản do đó khả năng thanh toán của công ty không được tốt. Các nhà quản trị cần có biện pháp phù hợp để nâng cao khả năng thanh toán cho công ty.
Khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu phản ánh thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ vay trong kì của công ty mà không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa…Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 giảm 0,07 lần so với năm 2008, hơn nữa các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 0,5 do đó khả năng thanh toán của công ty là quá thấp. Công ty cần phải có sự cân đối hợp lý để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách kịp thời, tránh tình trạng vỡ nợ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2009 giảm 0,01 lần so với năm 2008 sở dĩ như vậy là do TSNH năm 2009 tăng 11.001.235.263 tương ứng tăng 14,68%, còn NNH năm 2009 tăng 11.138.073.237 tương ứng tăng 16,41%. Tốc độ tăng của NNH tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH. Hệ số này của doanh nghiệp là quá thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, đây cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tình hình tài chính. Công ty cần cân đối lại tài sản của mình để nâng cao khả năng thanh toán ngắn hạn lên.
2.1.4 Nội dung tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.4.1 Đăc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán là việc phân công lao động kế toán theo các phần hành. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, Bộ máy Kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc được tập trung tại phòng kế toán.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Thủ quỹ Kế toán vật tư, TSCĐ (Nguồn: phòng kế toán)
Đội ngũ cán bộ kế toán của toàn công ty có 17 người. Trong đó tại phòng kế toán tập trung gồm 6 người, kế toán các đội gồm 11 người và được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trưởng phòng kế toán: là người có nhiệm vụ quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của phòng kế toán, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình với Ban lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời cung cấp số liệu một cách kịp thời cho ban lãnh đạo công ty từ đó có các quyết định kinh doanh đúng đắn, theo dõi kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới, nhận xét đánh giá công tác và điều chỉnh sắp xếp công tác thích hợp cho từng cán bộ nhân viên trong phòng.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp:
+ Hỗ trợ cho kế toán trưởng, kiểm tra tổng hợp số liệu kế toán của các phần hành, ký thay kế toán trưởng trong trường hợp kế toán trưởng đi vắng. + Tổng hợp quyết toán lập báo cáo tài chính thuế thu nhập doanh nghiệp
quý, năm của toàn công ty.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tập hợp chi phí các đơn vị: + Là người có nhiệm vụ hỗ trợ cho kế toán trưởng, kế toán tổng hợp + Theo dõi, tập hợp chi phí của các xí nghiệp, tính giá thành sản phẩm. - Kế toán lương, các khoản trích theo lương, kế toán thuế:
Kế toán ngân hàng, công nợ Kế toán tiền lương, kế toán thuế Các nhân viên kế toán đội
+ Tính toán, phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh,
+ Theo dõi lập dự toán, quyết toán về việc trích nộp BHXH và thanh toán các chế độ ốm đau… cho người lao động do cơ quan BHXH chi trả hàng năm.
+ Theo dõi tình hình trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho toàn bộ các thành viên trong công ty.
+ Tập hợp các loại thuế của công ty và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
- Kế toán ngân hàng kiêm kế toán công nợ với khách hàng:
+ Theo dõi tổng hợp công nợ phải thu, công nợ phải trả, quyết toán công nợ với khách hàng.
+ Tham mưu ký, theo dõi các hợp đồng kinh tế mua hàng, bán hàng, hạch toán cụ thể từ đầu vào, các chi phí, lợi nhuận của từng hợp đồng kinh tế.
+ Theo dõi tiền ở ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền vay và tiền thanh toán công nợ với khách hàng.
- Kế toán vật tư thiết bị, TSCĐ:
+ Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn vật tư.
+ Theo dõi tình hình tăng, giảm nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại, tập hợp và ghi sổ các nhiệm vụ có liên quan đến sữa chữa TSCĐ. - Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm quản lý thu chi tiền mặt của văn phòng công ty, chịu trách nhiệm về bảo quản sổ quỹ, chứng từ thu chi tiền mặt, đóng chứng từ kế toán trước khi đưa vào lưu trữ.
- Các nhân viên kế toán đội:
+ Là người trực tiếp theo dõi quá trình chi tiêu của các đội mình để chi trả các khoản như vật liệu, tiền lương công nhân, chi phí hoạt động trên cơ sở biên bản nghiệm thu hoàn thành đã được công ty nghiệm thu, cuối tháng kế
Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp Các báo cáo kế toán
toán thanh toán khối lượng đối chiếu và thu hồi chứng từ để hạch toán ban đầu, gửi chứng từ về phòng kế toán ở công ty.
2.1.4.2 Một số đặc điểm chung của công tác kế toán.
- Niên độ kế toán được thực hiện từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12/năm báo cáo.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng.
- Hệ thống tài khoản: áp dụng theo Quyết định số 15/2006 /QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hình thức ghi sổ: hình thức kế toán máy thiết kế theo hệ thống sổ sách hình thức chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 2.4 Quy trình thực hiện kế toán trên phần mềm máy vi tính
Ghi chú: Nhập hàng ngày Ghi cuối tháng
Nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Hiện nay,
Từ chứng từ gốc Nhập dữ liệu vào máy
Chứng từ kế toán ( phiếu XK, các bảng phân bổ) Bảngtổng hợp chứng từ kế toán Phần mềm kế toán phân hệ tính giá thành
Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị Sổ cái TK 621,622, 623, 627, 154 Sổ CTGS, sổ ĐKCTGS Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154
công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Totalsoft . Ta có giao diện phần mềm kế toán Totalsoft.
Riêng đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì trình tự kế toán được tiến hành theo các bước theo quy trình như sau:
Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm
2.1.5 Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính
* Thời điểm lập báo cáo: Báo cáo tài chính của công ty được lập theo quý và năm. Ngày cuối quý và ngày 31/12 hàng năm, kế toán lập báo cáo tài
chính của công ty theo quy định hiện hành. Báo cáo tài chính được lập theo quyết định số 15 – QĐ BTC ngày 20/03/2006.
* Các báo cáo tài chính theo qui định: -Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN)
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) -Báo cáo luân chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN)
-Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) * Hệ thống báo cáo nội bộ:
-Báo cáo tình hình chi phí sản xuất kinh doanh -Báo cáo tình hình công nợ phải thu, phải trả -Báo cáo tình hình số dư tiền vay, số dư tiền gửi.
2.1.6 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán.
Để đảm bảo cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý, cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, minh bạch, công khai và chấp hành tốt các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính nói chung, các chế độ, thể lệ quy định về kế toán nói riêng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác kế toán trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng nội dung, phương pháp kiểm tra.
2.1.6.1 Bộ phận thực hiện
Công tác kế toán được các cơ quan quản lý cấp trên thường xuyên kiểm