Nền móng vững vàng của huyền sử.

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 74 - 75)

XIX. Ý NGHĨA VIỆT NHO

4. Nền móng vững vàng của huyền sử.

Câu trên không khỏi gây thắc mắc và nhiều người cho đây lại là một câu tự phụ mới nữa. Kỳ thực thì đó là câu thật nhất miễn là người ta đi vào đến tận nguồn gốc.

Nếu ai chịu quan sát sâu xa, hay ít nữa đọc những tác gia lớn cỡ Nietzsche, Heidegger, Jung, W.Durant, Toynbee… sẽ nhận ra là tất cả đều đang thất thanh loan báo sự tan rã của nền văn minh cao nhất hiện đại là Aâu Tây: “bằng những bước vội vã nó đang lăn xuống hồ tiêu trầm; là vì nó thiếu mất nền tảng làm mối liên hệ”… một dân mạnh là một đoàn người được cấu kết chặt bằng những mối dây thiêng liêng như ngôn ngữ, kinh điển, huyền sử, dòng tộc, đất đai… Trong đó đất đai lại là phần kém quan trọng hơn huyền sử, kinh điển. Thiếu những thứ đó thì hồn dân tộc héo hắt đi để cuối cùng chỉ còn là một lũ đông ràng buộc với nhau bằng những liên hệ địa dư, kinh tế, chính trị, luật pháp. Trên nữa không còn gì. Vậy mà với Tây Aâu thì tất hệ thống thần thoại đã bị đạp đổ để dựa vào triết học, nhưng triết học chỉ là những ý hệ chống đối nhau. Nên nay họ lại phải khai quật thần thoại như các khoa nhân văn hiện đang làm, nhưng không đủ vững dạ nữa là vì sự đánhđổ thần thoại cũng là một việc làm đúng với chiều đi lên của tâm thức, một khi óc phê phán đã thức tỉnh thì không thể chấp nhận đựơc thần thoại và lúc đó phải thay thế bằng cái khác. Nhưng nhiều tôn giáo còn đa mang di sản của pháp môn, phù chú, nên vẫn chưa thỏa mãn con người toàn thể vì con người phải kể tới óc phê bình cũng cần được cho nảy nở hết cỡ, thế mà điều đó ít có trong tôn giáo.

Vậy thì chỉ còn một lối duy nhất là huyền sử, vì huyền sử là nền minh triết diễn đạt bằng mảnh vụh của lịch sử. Vì minh triết nên không cản trở bất cứ cơ năng nào phát triển. Bởi thế con người theo minh triết sẽ được thoải mái không buộc tin bất cứ cái chi mình không kiểm soát được cách nọ hoặc các kia. Còn mảnh vụn của lịch sử đem lại cho minh triết một nét cụ thể thâm tình dễ hiểu cho bình dân. Ngày nay người ta nhận ra rằng trong văn hóa có hai yếu tố giàu tính chất dân gian hơn hết là ca nhạc và huyền thoại (chính vì thế mà Hán nho ít chấp nhận huyền thoại, vì họ thuộc quý tộc). Đó là lý do giải nghĩa tại sao huyền thoại lại tỏa ra một sức chèo kéo có sức giúp rất nhiều vào việc thống nhất dân tộc.

Trên thế giới hiện nay đâu đâu cũng đang có sự băng hoại của huyền thoại, nên phân hóa là hiện tượng chung của nhân loại, và hiện đến giờ phút này chưa đâu tìm ra nền tảng thống nhất mới. Nước Việt Nam ta không những nằm trong cái khoáy khổng lồ băng hoại đó mà còn vì cuộc chiến kéo dài quá lâu nên mức băng hoại lại càng trầm trọng. Trong lịch sử dân tộc ta chưa bao giờ tinh thần nước xuống thấp đến cùng tột như vậy.

Theo Dịch Kinh thì cùng tắc biến: liệu rồi nước nhà có biến chăng? Đó là dấu hỏi lớn đang đè nặng trên tâm trí biết bao người Việt. Trong khi chờ thời gian đưa lại câu trả lời chúng ta được phép hướng vọng về một hai tia sáng đang ửng lên trong đó phải kể tới sự kiện là nước Việt Nam có huyền sử. Đó là sự kiện hầu như duy nhất, ít nữa trong việc hiện thực một vài nét huyền sử bằng khoa học. Các nước khác còn đang quằn quại hoặc trong bái vật (vu nghiễn) hoặc trong ý hệ, cũng như nước ta hiện đang đeo đòi chạy theo hai con đường cụt lối đó. Nhưng tiên tổ ta thì đã đạt tâm trạng huyền sử, tức là tâm trạng cao nhất có thể đai với bất cứ đợt văn minh cơ khí nào. Huyền sử đó đã hình thành trong bao ngàn năm trước và để ngấn tích lại nhiều nhất trong 14 truyện đầu quyển Lĩnh Nam trích quái. Tôi dám nói rằng trong hoàn cầu này không tìm đâu ra được những trang huyền sử thâm sâu hơn, trong sạch hơn, hay một cách êm dịu hơn. Thần thoại thì thiếu gì, hay một cách huy hoàng hơn nhiều, nhưng cũng đưa con người đi đến vong thân mạnh hơn nhiều. Thiên thoại, Địa thoại cũng hay hơn nhiều nhưng đưa đến tôn giáo vu nghiễn hoặc đưa đến tôn thờn khoa học làm ngộp thở con người. Còn nhân loại đưa đến chỗ phát triển con người nhân chủ cũng như dân chủ thì nói chung là chưa đâu có. Chứng

cớ cụ thể là chưa ở đâu mà con người đựơc hưởng một chế độ tài sản tương đối đồng đều cùng với một nền tự do đa diện: tự do suy tư, tự do cảm nghĩ, tự do nói năng… đó là điều mà thế hệ vừa rồi không nhận ra cứ tưởng văn hóa mình không được bằng của dân La Hy, có biết đâu rằng ngay một việc so sánh mình với La Hy đã là một tội nặng mà chính người ngoại quốc còn biết là hỏang (*). Nếu ta nghiên cnứu kỹ hơn sẽ nhận ngay ra rằng La Hy còn nằm trên địa bản hay thiên bản nên cho tới tận nay Tây Aâu cũng mới chỉ có văn minh của chuyên viên (địa bản) hay triết học lý giới với những truyện bên kia mồ, chứ đã đặt được nền tảng cho những truyện ở đây và bây giờ đâu. Thành ra chỉ có duy vật. Ngấy quá thì lại duy tâm đủ kiểu. Nhân bản duy niệm cũng là một thứ duy tâm, nên không thỏa mãn con người, và con người trở thành bơ vơ. Người chẳng tìm ra được người trong con người nữa. Con người chân thực phải có tâm linh. Nhưng không tìm ra tâm linh nên chạy quẩn. Hán nho đã tước bỏ huyền sử làm con người không được thỏa mãn nên sau phải bù bằng các tôn giáo vu nghiễn, nhưng ở đấy chỉ thể tìm được chất linh thiêng, tức là một trá hình của tâm linh, nên cuối cùng sẽ dẫn con người đến chỗ vong thân. Đấy là lý do tại sao chúng tôi lại đặt nặng huyền sử.

(*) Năm 1933 ông Eùmile Tavernier trong một bài diễn văn đọc tại Sài Gòn và Hà Nội đã than phiền về sự người Pháp so sánh liều lĩnh như vậy.

Tác giả Kim Định

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)