Miếng trầu là đầu câu chuyện

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 65 - 68)

XVII. ĐIỂN CHƯƠNG TRIẾT VIỆT

5. Miếng trầu là đầu câu chuyện

Chuyện nào đây? Thưa là chuyện gạ hỏi cưới xin, đặng trở nên phu phụ, mà “phu phụ là đầu mối đạo của quân tử”. Vậy là câu chuyện lớn lao nhất, thế mà lại được trình bày bằng miếng trầu. Thì ra đó là một lối tỉ hứng quen thuộc trong ca dao, nhưng ở đây được cụ thể hóa bằng miếng trầu. Nếu phu phụ là tổng hợp nền tảng cho xã hội thì cần được biểu thị bằng một cái gì cũng giàu chất tổng hợp. Và đó là miếng trầu dễ dàng gói đi đường, và thay cho thuốc lào hay bánh chưng, nên rất tiện để mời khách, cũng như mở đầu câu chuyện tổng hợp: hợp thân. Trong miếng trầu thì cây cau có thể chỉ trời, đá vôi có thể chỉ đất, còn lá trầu là người, bởi nó chơi vai trò trung gian cho cau và vôi hòa hợp. Vì thế miếng trầu trở nên một lối văn chương bình dân mà Việt Nho kêu là tỉ hứng. Tỉ là nói đó mà hiểu kia. Mời ăn trầu mà kỳ thực là gạ hỏi lấy nhau.

Trầu này không phải trầu hàng,

Không bùa không thuốc sao chàng không ăn. Hay là chê khó chê khăn.

Tức là chê tôi ngheo nên không nhận lời tôi…

Còn hứng là sau một hai câu giáo đầu xa xa rồi thì nói thẳng điều mình muốn nói. Trầu này trầu quế trầu hồi,

Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu minh.

Tôi mình: vậy là rõ rệt nhằm đến tổng hợp rồi còn gì.

Nếu thế thì trầu là của nước nào có nên triết giàu tính chất tổng hợp nhất, và đó là Việt Nam. Trầu là của Việt nho. Điều đó không những được bảo chứng do khoa khảo cổ mà lại còn được ghi trong huyền sử. Huyền sử kể rằng:

“Đời thượng cổ có một chàng tên là Quang Lang trạng mạo cao lớn. Quốc vương cho họ là Cao, nhân lấy chữ Cao làm họ, sinh được hai trai, người đầu tên là Tân, người thứ tên là Lang. Cha mẹ chết, hai anh em sang trọ nhà thầy đạo sĩ họ Lưu, cũng gọi là Lưu Huyền.

Nhà họ Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười bảy hay mười tám muốn tìm đôi bạn, nhưng không biết người nào là anh em, bèn bưng một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn để xem ai là anh ai là em. Thấy người em nhường cho ngừơi anh ăn trước, nàng bèn ghi nhớ lấy, đem tình thực trình bày với cha mẹ. Cha mẹ gả cho người anh kết làm vợ chồng, tình ái càng ngày càng thân mật. Sau đấy, người em thấy anh đãi xử với mình không bằng lúc xưa, đem lòng hờn giận mới bỏ anh mà đi. Đi đến một nơi thôn dã bỗng gặp một cái suối lớn: không có thuyền để sang ngang, người em ngồi một mình khóc ròng rồi chết hóa thành một cái cây. Đến khi người anh mất em mới bỏ vợ đi tìm chỉ thấy em đã chết gieo mình bên gốc cây, mà tự tận hóa thành một tảng đá quấn quanh gốc cây. Sau đấy, người vợ lấy làm lạ sao

chồng mình đi đã lâu mà không thấy về liền bỏ đi tìm, thấy chồng đã chết, nàng cũng gieo mình ôm lấy tảng đá mà chết luôn, hóa ra một sợi dây leo vấn vít trên đá, ngọn lá mùi thơm và say. Cha mẹ Lưu thị đi tìm con, đến đó cũng than khóc, rồi lập đền thờ ở chỗ ấy mà thờ, người đương thời đi qua đấy, ai cũng đốt nhang vái lạy, khen là anh em hòa thuần, vợ chồng tiết nghĩa.

Trong khỏang tháng bảy, tháng tám, khí nóng còn nồng, Hùng Vương đi tuần hành thường nghỉ chân ở đấy để tránh nắng. Trông thấy trước đền im mát, dây lá phủ trùm, Vương lên tảng đá đứng ngắm nghía, hỏi ra mới biết công việc như thế, Vương lập tức bảo cận thần hái một trái cây và hái một lá dây leo, Vương thân nhai đi rồi nhổ trên đá, thấy có sắc đỏ tươi biết là vị ngọn mới lấy đem về, bảo lấy đá lửa nung làm vôi, cùng với trái cây, lá dây hợp làm một mà ăn, thấy vị ngọt béo, thơm cay, môi mép sinh đỏ, mới truyền ban ra thiên hạ, phàm những lễ giá thú, hội đồng lớn nhỏ, đều phải lấy vật này làm trước. Nước Nam có tục ăn trầu là bắt đầu từ đấy vậy”.

(Lĩnh Nam trích quái, Lê Hữu Mục tr. 50)

Sau huyền sử thì đến ca dao. Ca dao Việt Nam cũng nhắc nhiều tới trầu. Tiện đây đưa một miếng trầu

Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.

Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Aên rồi em biết lấy gì đền ơn.

Vẻ gì một miếng trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không.

Sáng ngày tôi đi hái dâu,

Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn. Hai anh đứng dậy hỏi han,

Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu. Thưa rằng tôi đi hái dâu, Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn. Thưa rằng bác mẹ tôi răn,

Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Trầu này têm tối hôm qua,

Giấu cha giấu mẹ đưa ra mời chàng. Trầu này không phải trầu hàng,

Không bùa không thuốc sao chàng không ăn.

Hay chàng chê khó chê khăn, Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.

Đêm qua sáng trăng mập mờ, Em đi gánh nước tình cờ (?) gặp anh. Vào vườn hái quả cau xanh,

Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu. Trầu này têm những vôi tàu,

Ơû giữa đệm quế đôi đầu thơm cay. Mời anh xơi miếng trầu này,

Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng. Dù chẳng nên đạo vợ chồng,

Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương.

Tiện dây xơi một miếng trầu Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào!

Tự ngày ăn phải miếng trầu, Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu. Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu, Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa. Làm cho quên mẹ quên cha, Làm cho quên cửa quên nhà. Làm cho quên cả đường ra lối vào, Làm cho quên cá dưới ao,

Quên sông tắm mát quên sao trên trời.

Trầu đãa có đây, cau đã có đâh, Nhân duyên chưa định trầu này ai ăn? Trầu này tràu túi trầu khăn,

Cùng trầu giải yếm anh ăn trầu vào.

Trầu này trầu quế trầu hồi,

Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình, Trầu này trầu tính trầu tình.

Trầu nhân trầu ngãi trầu mình với ta. Trầu này têm tối hôm qua,

Trầu cha trầu mẹ đem ra cho chàng.

Trở lên là mấy điển chương của nền triết Việt. Tất cả đều nói lên tinh thần thiết thực cụ thể của nông nghiệp, cũng là tính chất tổng hợp của nó như được biểu lộ cách hiển nhiên qua cái đình, cái đàn bầu, cách ẩm thực, miếng trầu. Tất cả đều hợp lực chứng minh nó là nền triết lý giàu tổng hợp nhất. Còn một điển chương cuối cùng nữa có liên hệ đến Kinh Dịch nên chúng ta sẽ bàn trong chương tiếp về sách ước gậy thần.

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)