Giai đoạn sửa soạn

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 46 - 47)

XIII. ĐẠI VŨ ĐÚC ĐINH

2. Giai đoạn sửa soạn

Hoàng Đế thắng Si Vưu ở Trác Lộc thì không có nghĩa là du mục đã chinh phục được nông nghiệp, nhưng đó chỉ là một trong những trận quyết liệt làm nên sự chuyển tiến tự du sang nông và sự chuyển tiến vẫn còn hoạt động cho tới tận nay. Tích giả Hoàng Đế chiến Si Vưu

Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu.

Vì thế ta thấy sau Hoàng Đế là cả một loạt Đế: Đế Chí, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn… Vậy có nghĩa là chất Đế (chinh phục) còn đang đè nặng mãi cho tới ông Vũ mới xuất hiện ra được hình thức người dân tận tình với nước hơn là các Đế. Sau ông Vũ thì ba nhâ đều gọi là Vương. Chữ Vương nói lên sự nối kết, bỏ chữ Đế vì nói lên sự chinh phục bằng võ lực. Chính vì thế mà Viêm Việt vẫn chống đối óc Đế. Câu nói Nghiêu “thoán Tam Miêu” không có nghĩa là đày mấy tay đầu sỏ. Nhưng toàn khối Tam miêu Bách Việt vẫn còn đó nên ta thấy cả Đế Nghiêu cũng như Đế Thuấn vẫn phải đánh Tam Miêu. Thiên Đại Vũ mô (câu 20) kể truyện vua Thuấn sai ông Vũ đi dẹp. Thọat đầu Vũ cũng

tưởng dùng võ lực đàn áp nổi, nên mới hội quân sĩ lại đọc bài lên án nặng nề Tam Miêu cho là quân ngu xuẩn (xuẩn tư Hữu Miêu) rồi cho là trời đã ra oai nên ta vâng lời đem quân đánh phạt chúng “phụng từ phạt tội”. Thế nhưng sau ba trận nghĩa là đánh mãi không xong, thì không thấy hỏi trời tại sao tôi phụng từ phạt tội mà không cho thắng… nhưng chỉ thấy cầu viện tới ông Thuấn, và Thuấn đã sai ông Ích Tắc tiếp giúp. Hai chữ Ích Tắc xem ra chỉ một đại biểu nông nghiệp, vì Ích có nhiệm vụ coi lửa thuộc phương Nam (Ích chưởng hỏa) còn Tắc: gieo trồng thuộc nông nghiệp (Legge 58) cả hai đều chỉ đại biểu văn hóa phương Nam vốn ghét võ lực, vì thế Ích Tắc đã khuyên ông Vũ rằng “Duy đức động thiên, vô viễn phất giới: măn chiêu tốn, khiếm thụ ích. Thời nãi thiên đạo, chữ hán” (Đại Vũ mô 210), nghĩa là chỉ có dùng đức mới cảm được lòng trời, không có quãng xa nào mà đức không đạt: kiêu thì mất, khiêm thì được. Đạo trời bao giờ cũng là thế. Oâng Vũ nghe ra liền bái lạy, bỏ ý tưởng đánh Tam Miêu, kéo quân về rồi giục vua Thuấn ban trải văn đức ra khắp nơi, tức là thay vì trị bằng võ lực thì nay “cảm hóa” bằng văn đức. Nhờ đó mà Tam Miêu quy phục. Kinh thư nói bóng rằng: vua Thuấn cho múa cái mộc và quạt lông ở hai bên thềm trước sân rồng. Bảy tuần sau Tam Miêu đến xin quy phục.

Vũ bái xương ngôn viết dụ: Ban sư chấn lữ.

Đế nãi đản phu văn đức. Vũ can vũ vu lưỡng giai. Thất tuần Hữu Miêu cách. Chữ hán

Đoạn văn trên nói lên hai sự thực một là ông Vũ đã thất bại trong việc dùng võ lực nên phải rút quân về. Hai là sự thành công của văn đức. Chữ văn đi ngược với chữ võ, tức bỏ võ dùng văn. Điều đó được biểu lộ trong câu: “múa mộc và quạt lông” là những bài múa của văn hóa nông nghiệp: chữ can chỉ trời (thiên can) khác với địa chí. Chữ Vũ là lông chim chỉ phương Nam ngược với Mao phương Bắc. Sau 7 tuần Miêu quy phục. Chữ 7 đây nên hiểu rộng kiểu “thất nhật đắc” trong Kinh Dịch tức là quãng thời gian cần thiết cho chín mùi của cuộc giao thoa văn hóa. Thế là dùng võ không làm chi nổi Tam Miêu, nên phải từ bỏ võ là văn minh du mục để dùng văn hóa phương Nam mà thâu phục. Đại để đó là giai đọan sửa soạn cho việc “đúc đỉnh”. Sự sửa soạn nói lên sự thất bại của các Đế ưa chinh phục bằng võ lực. Oùc đó bớt đi dần qua các Đế, cho tới ông Vũ thì nửa trước còn óc Đế nhưng nửa sau thì chịu múa theo phương Nam, tức là thâu hóa tinh thần phương Nam. Bây giờ ta đi sâu vào để xem việc thâu hóa đó xảy ra như thế nào, Kinh thư chỉ dùng một số hình ảnh lớn một là trị thủy, hai là đúc đỉnh, ba là hòa nhạc. Hãy khởi đầu bằng trị thủy.

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)