Truyện thần mộc hay lố iở đờ

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 63 - 64)

XVII. ĐIỂN CHƯƠNG TRIẾT VIỆT

2. Truyện thần mộc hay lố iở đờ

Ngày xưa trời thấy loài người sống chui rúc trong hang mới sai thần xuống hạ giới để dạy cho người cách làm nhà ở. Thần mang hình một bà lão xuống ở trà trộn với người, về sau người ta gọi tên là Cửu thiên Huyền nữ sẽ dạy cho hai anh em Lộ Bàn và Lộ Bộc làm ra nhà chữ Đinh. Đó là kiểu nhà cổ của Việt Nam (Văn học I.79). Nếu theo quy tắc giải nghĩa huyền sử ta liền nhận ra trứơc hết là sự mạch lạc nội tại ở chỗ nền minh triết nông nghiệp dạy cách làm nhà ở. Theo nghĩa đen thì nông nghiệp định cư nên cần nhà. Thế nhưng chữ làm nhà đây còn bao hàm ý nghĩa thâm sâu hơn đó là lối ở đời xứng với vị trí của con người. Đấy là việc rất khó khăn mà ít nền văn hóa tìm ra được. Văn minh hiện đang than vãn vì “không có nhà”, con người “trở nên vô gia cư” là tại không biết cách “ở đời” (xin xem lại Chữ Thời bài Thái thất). Truy căn ra là lại Văn học do văn minh du mục cầm giềng mối… Mà du mục thì quê hương là cật ngựa, vì thế mà không biết làm nhà. Làm nhà phải do văn hóa nông nghiệp định cư mới biết làm nhà làm tổ như chim Hồng Bàng vì thế mà thần dạy làm nhà không phải là thần ông nhưng là thần bà. Không cần đẹp mà cần khôn nên là mẹ, là bà lão. Chữ lão nói lên sự giàu kinh nghiệm. Chúng ta biết phương Đông đi với bên Chiêu (bên tả) hành mộc. Vì thế mà ta thấy Mộc được đề cao trong những truyện Cây Đa làm cho người chết sống lại (văn học II. 396). Cây Cam Xe nước Chiêm Thành bị chặt thì nước bị diệt vong (Văn học II.393). Cây ngải đầy thần lực trong truyện Thôi Vĩ (Lĩnh Nam) và khi bị bay lên trời

thì hỏng (Văn học II.335). Bà đi với Mộc số 3, thuộc trời và khi tỏa ra cùng cực là số 9. Bởi vậy tên bà phải là Cửu thiên huyền nữ. Huyền là nội tướng nên đen (Nữ Oa đen) khác với ông ở ngoài nên trắng (dương sáng). Còn số cửu là tận cùng của số 3. Ba là căn của cửu. Vì thế mà có chữ Đinh. Nếu nói theo nay thì là nhà chữ T, trong đó có thể đọc thấy lối biểu thị tam tài: con người ở Trung cung. Và cái nhà Việt Nam xưa chính là nhà chữ Đinh này, vì gian giữa để bài vị thờ tổ tiên, tức là thờ người. Chính vì thế mà học giả Cadière gọi nhà người Việt là nhà thờ, nhưng có điều ông không thấy hay không tiện nói ra, đó là nhà thờ người, hay đúng hơn là thờ Văn tổ tức bộ ba Trời, Đất, Người. Trời bên tả, đất bên hữu, người ở trung cung làm mối liên hệ với hai bên gây nên một nền triết lý thái hòa, hòa với trời với đất, mà con người vẫn giữ được địa vị chủ nhân. Nói khác là xưa kia Việt Nam đã thiết lập được nền nhân chủ trước nhiều nước trên thế giới, hiểu là thiết lập và duy trì được nền nhân bản và do đó nền dân chủ với nội dung trung thực ít nơi có. Điều này thoạt nghe như có vẻ ngoa ngôn, nhưng nơi khác chúng tôi sẽ chứng minh bằng những trang sử hãy còn nóng bỏg của nước nhà.

3. Cái đình

Để cho dễ quy tụ ý tưởng chúng ta hãy bàn về cái đình. Vì đình là sự nối dài của cái nhà cũng chữ Đinh. Đinh huyền đình. Vậy đình chính là nhà chữ đinh do Cửu thiên Huyền nữ dạy làm ra. Chữ huyền có hai nghĩa là đen và huyền bí. Đen vì là nội tại, chỉ nội dung huyền bí, vì nội dung con người là vô biên, bởi thông với trời cùng đất. Đó là những điều mới nghe tưởng như tán tự, mà kỳ thực lại chứa một nội dung chân thực vô biên. Để dễ thấy chúng ta sẽ theo phương pháp cơ cấu nghiên cứu trước là về nguyên lý, rồi sau đến đối chiếu xuyên qua lịch sử hai nền văn minh.

Về hình thái thì đình có nghiều kiểu: Kiểu chữ Nhật

Kiểu chữ Đinh Kiểu chữ Công

Về kiểu chữ Nhật thì cũng chính là cái nhà Việt Nam thường có ba gian, gian giữa để bàn thờ tổ tiên, thì ở đình cũng thế, và gọi căn giữa là Đại Bái. Ở nhiều xã xây đình kiểu này như Đình Tràng ở phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.

Đình chữ Đinh có lẽ căn bản hơn hết nên đã kể vào truyện Cửu thiên huyền nữ. Nó khác với kiểu chữ Nhật ở chỗ gian giữa gọi là Đại Bái lại có thêm hậu cung, gọi là nội điện, như đình Cổ Loa huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên.

Khi phần dành cho việc thờ tự phát triển hơn nữa thì làm thêm một rẫy nhà hậu như thêm nét ngang vào chữ Đinh thành ra chữ công, rồi tùy sự phồn thịnh của làng có thể thêm nhà Tam quan, tả mạc hữu mạc như đình Kim làng ở Bắc Ninh. Ngoài ra còn thấy nói đến kiểu chữ nhị, chữ sơn hay chữ nhật đứng v.v… nhưng nguyên lý nền tảng vẫn là nhân chủ: thí dụ nếu nhà riêng bàn thờ tổ tiên đề ở gian giữa thì ở đình bàn thờ tổ tiên cũng ở gian giữa gọi là Đại Bái. Rồi sau Đại Bái có thể thêm nội điện, hoặc sau nội điện có thể thêm hậu cung, hoặc trước nhà có thể thêm cổng Tam quan thì thảy đều nói lên nền triết tam tài, ngũ hành, cửu lê… Mà vì đó là nền triết lý đã được hiện thực vào thân tâm vào làng vào nước chúng ta nên có thể coi cái đình như bản tóm cụ thể của nền triết lý Việt nho: nó nói lên vị trí con người trong nền văn hóa nông nghiệp phát xuất từ nguyên lý mẹ (Cửu thiên huyền nữ). Vì thế mà cái đình chứa chấp một nền triết lý thâm sâu đã được trình bày trong quyển Triết lý cái đình, cũng như sẽ nói thêm trong quyển Vấn đề nguồn gốc văn hóa Việt Nam…

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)