Vấn đề giá trị giáo dục trong sử

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 73 - 74)

XIX. Ý NGHĨA VIỆT NHO

3. Vấn đề giá trị giáo dục trong sử

Vấn đề này gắn liền với vấn đề phục hồi tính của sử. Ai chủ trương sử có phục hồi tính thì coi sử đầy giá trị giáo dục, vì nó cung cấp mẫu mực, nó như cái gương để soi. Sở dĩ người Tàu gọi sử là gương chung (thông giám) người Roma gọi sử là thầy dạy đời sống (historia magistra vitoe) là vì họ tin có phục hồi tính. Sự thực thì không đơn giản nữa có với không như vậy mà nó tế vi và uyển chuyển hơn nhiều. Ta có thế phân ra ba bậc phục hồi ít, nhiều và rất nhiều.

Ít: là trong mọi biến cố bao giờ cũng có ít nhiều yếu tố khả thể phục hồi.

Nhiều: là trong điển hình (types) nơi mà các chi tiết hoàn cảnh đã được lý tưởng hóa, nên dễ phục hồi hơn.

Rất nhiều: là trong sơ nguyên tượng (Archétypes) hiểu là lý tưởng tiên thiên. Không những thoát thời không mà cả hình hài: Nữ Oa nửa người nửa rằn tức không câu nệ hình thể nào nên là sơ nguyên tượng. Vậy giá trị giáo dục gia tăng lên dần: ít ở lịch sử suông mà rất nhiều ở sơ nguyên tượng đến nỗi đó chính là một thứ minh triết. Chính vì thế mà các sử gia lớn đều ghi nhận sự băng hoại của một dân nước gắn liền với sự băng hoại của huyền thoại nước ấy. Nói khác một dân thiếu huyền thoại là một dân đang đi tới chỗ tiêu trầm “faute de mythes un peuple va à sa perte” (Civ VIII.58). Chính sự chân nhận này giải nghĩa trào lưu phục hồi huyền thoại bên Tây Aâu hiện đại và cũng vì thế mà gọi huyền sử là minh triết diễn bằng mảnh vụn lịch sử. Thiếu huyền sử là thiếu minh triết, tức là thiếu hướng đi tới thì đấy là lý do làm suy yếu dân nước vì nước mạnh là nhờ vào thống nhất nhân tâm muôn người như một.

Muốn được thế thì nên nói ít làm nhiều, cảm nhiều. Vì lời nói ra là nói ra một ý, của một cá nhân riêng lẻ, nên có bao nhiêu người là có bấy nhiêu ý bấy nhiêu lời, cội gốc của chia rẽ. Còn khi đưa ra một biểu hiệu (huyền thoại là một biểu hiệu) thì mọi người sẽ tùy trình độ mà hiểu khác nhau, nhưng khác nhau đến đâu cũng vẫn gặp nhau ở biểu tượng chung, nhờ thế mà có cả đồng cả dị: đồng ở biểu hiệu, dị ở lối hiểu. Đã có đồng có dị là có thống nhất, và không bị ứ trệ như trong duy đồng hay duy dị, nên lặp lại hoài mà vẫn sống động. Đó là điểm dị biệt giữa sử ký và huyền sử cũng như giữa triết học và minh triết vậy.

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)