1. Từ thần thoại đến nhân thoại
Để nhận ra hướng vọng của huyền sử nước nhà trước hết nên phân biệt nhân thoại khác với thần thoại như sau: trong thế giới thần thoại con người thường vắng mặt, đôi khi có xuất hiện thì cũng rất lu mờ trong những vai trò tùy phụ. Ngạn ngữ Tây nói: “Les absents ont toujours tort” những người vắng mặt bao giờ cũng có lỗi. Chữ tort vừa có nghĩa là lỗi mà cũng có nghĩa là thiệt thòi. Thế mà trong thế giới thần thoại con người bao giờ cũng có lỗi. Pandôre có lỗi vì đã mở hộp các bệnh. Prométhée có lỗi vì ăn trộm lửa. Và cả hai đều bị thiệt nặng nề. Bà Pândore mang tiếng gieo rắc bệnh hoạn trong thế giới. Prométhée bị đóng đanh trên núi Caucase. Đó không phải là những câu truyện trống rỗng, trái lại chúng biểu thị những sự thực hãi hùng. Lịch sử loài người đã ghi lại không biết cơ man nào là những cuộc thảm sát sinh mạng con người (bằng đốt, bằng moi tim…) để tế thần minh, hoặc con người tự hoạn, tự cắt phần nọ phần kia cho thần đều là ấn tích xa xưa của thế giới thần thoại.
Bởi vậy các bước đi sang thế giới mà con người làm chủ là cả một bước tối quan trọng cũng như tối khó khăn vì nó đưa con người tự bậc nô lệ lên bậc chủ nhân, tự bị sát hại đến chỗ được sống nhởn nhơ thong thả. Cái bước ấy tôi gọi là nhân thoại. Đó là một từ không thể dịch sang tiếng Aâu Mỹ vì thực sự bên ấy chưa hẳn đạt nhân thoại, nên không có sự thực tương đương. Nói cho chính xác thì thời tiền Socrate, Hy Lạp đã phần nào đạt nhân thoại vì đã có những hiền triết đưa ra những giải nghĩa vũ trụ sinh thành cách “khoa học” tức ngoài ảnh hưởng của thần linh, thí dụ Thales giải nghĩa vũ trụ bằng nước, Héraclite bằng lửa. Anaximandre bằng cái vô biên, vô định (Apéiron giống như thái cực trong Kinh Dịch…) Đó là những giải nghĩa mở đầu cho nhân chủ, nghĩa là giải phóng con người khỏi sự sợ hãi những thế lực vô hình. Chính nhờ những giải nghĩa độc lập kia mà Hy Lạp đã thiết định ra được nền dân chủ. Tuy nhiên đó là nền dân chủ quá hẹp dành cho phần nhỏ trong dân mà thôi. Đại đa số vẫn bị giam hãm trong vòng nô lệ. Sở dĩ như vậy là vì nền minh triết Hy Lạp chưa thoát ra hẳn được óc dị đoan, nên chưa đạt độ mở rộng dân chủ cho mọi người được như bên Á Đông, nơi tuy không dùng danh từ dân chủ nhưng có hai ơn ích cột trụ của dân chủ là bình sản và tự do cho mọi người. Đó là hai đóa hoa chỉ nở trên đất nhân thoại. Vậy ta hãy xem nền nhân thoại đó biểu lộ như sao trên đất Việt.
2. Oâng trụ trời
Nhân thoại được biểu lộ rõ nhất không đâu bằng truyện Bàn Cổ, một di sản chung của Việt Nho. Riêng Lạc Việt còn thêm những câu truyện khác tương tự. Thí dụ truyện ông trụ trời như sau:
Thủa trời đất còn mịt mù hỗn độn, tự nhiên hiện lên một vị thần to lớn khác thường, đầu đội trời chân đạp đất. Đào đất vác đá đắp thành một cái cột to cao để chống trời lên mà phân chia ra trời đất.
Trời như một cái vung úp, đất bằng một cái mâm vuông. Chia làm 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Chỗ giáp trời đất gọi là chân trời.
Khi đã chống trời lên cao rồi, thần phá bỏ cột trụ đi, nên tung vãii đất và đá khắp tứ phía làm thành những đồi, núi, đảo khiến mặt đất hóa ra chỗ cao chỗ thấp. Còn chỗ thần đào đất để đắp cột trụ chống trời về sau đầy nước thành biển. Dân ca nhắc nhở công việc ông trụ trời vào thủa khai thiên lập địa rằng:
Nhất ông đếm cát, Nhì ông tát bể, Ba ông kể sao, Bốn ông đào sông, Năm ông trồng cây, Sáu ông xây rú,
Bảy ông trụ trời. (Văn học I.66)
Câu truyện trên là một nhân thoại vì không có sự can thiệp nào của thần minh, mà chỉ có một con người tự cường tự lực để vươn lên. Sự vươn lên đó được chia ra cách sơ sài để nói lên con đường tiến từ săn hái, đến nông nghiệp… săn hái là hai câu đầu “nhất ông ném cát” là thời đi săn dùng đá đẽo đá mài để săn thú vật, dùng lưới hay tát nước để bắt cá trong câu “nhì ông tát biển”. Sau đó thì bước sang nông nghiệp với bốn việc:
- Kể sao: là xem thiên văn để định thời kỳ gieo gặt. - Đào sông: là việc dẫn thủy nhập điền để cấy lúa.
- Trồng cây: là một bước xa hơn nữa trong nông nghiệp. Thuần phục cây trái.
- Xây rú: làm nhà thay vì ở hang hốc thời săn hái. Và sau cùng là trụ trời tức là bước vào đợt tâm linh hay tinh hoa của nông nghiệp như sẽ bàn sau.
Bây giờ ta hãy xem các vua Việt Nho hành xử ra sao.
3. Ai là những vua thời Việt Nho?
Thưa đó là những thời mang tên là Bàn Cổ, Toại Nhơn, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Hùng Vương… Đó là những tên gắn liền với những tác động căn để của một nền văn hóa biết tự lực tự cường làm nổi bật nét nhân chủ. Những tác động đó được kết tinh lại trong 4 thành tích mà các học giả cho là 4 cột trụ của cuộc cách mạng tân thạch: một là thuần hóa thú vật (domestication des animaux). Hai là nông nghiệp. Ba là đồ gốm. Bốn là dệt vải. Đấy là bốn yếu tố nền móng của cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất, một nền kỹ thuật sẽ kéo dài cho tới nền kỹ thuật thứ hai là khoa học hiện đại. Vậy thì mấy danh hiệu Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa là để ghi nhận cuộc cách mạng tự cổ thạch sang tân thạch. Ta hãy đem so lại với mấy vua huyền sử của Bách Việt.
Trứơc hết ông Bàn Cổ sinh ra từ Thái Hoang không biết có đầu “Bàn cổ sinh ư Thái hoang, mạc tri kỳ thủy”. Không biết kỳ thủy ví không có kỳ thủy tức mới là “tại thiên thành tượng” mà chưa “tại địa thành hình” nên không có đầu mà cũng chẳng có đuôi “vô hồ xứ giả, vô bổn phiêu giả”. Đó rõ rệt là thế giới nhân thoại vì không có thần minh nào can thiệp hiếp đáp. Sau đó thì đến Toại nhơn đầu tiên dạy cách nấu thức ăn: cũng lại là nhân thoại, tự cường tự lập khỏi đi xin hay ăn cắp lửa “Toại nhơn thủy giáo nhơn thục thực chi pháp”. Việc phát minh ra lửa là một bước tiến quan trọng. Vì thế có nhiều dân thờ lửa, lập ra các dòng tu để giữ lửa như nữ tu Vestale bên Roma. Nếu vô ý để lửa tắt là phạm tội nặng có
thể bị tử hình (Civ IV.26). Việc phát minh lửa xảy ra thời cổ thạch, giai đọan này sẽ chấm dứt với Phục Hy người mở cửa vào giai đoạn săn hái, và cũng là mở đầu cho nông nghiệp bằng nếm thảo mộc làm ra thuốc thang “Phục Hy thường bách thảo, y đạo lập hĩ”. Lập ra y đạo cũng là lập ra nền triết lý của nông nghiệp vì cả hai chung một nguyên lý nên có câu “y giả lý dã”- “y học cũng là triết học”. Câu này rất đúng trong triết đông cũng như đông y vì cả hai cùng đặt nền trên âm dương, mà âm dương là hai cột trụ của Kinh Dịch do Phục Hy thủ sáng, rồi được các đời sau quảng diễn tiếp nối, vì thế nên vẫn là một, được xây ngay thời Phục Hy Nữ Oa.
Sau Phục Hy thì đến Thần Nông, tức bước hẳn vào giai đoạn nông nghiệp. Sách nói “Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc”. Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc. Với việc đó Thần Nông đưa phát minh của Phục Hy đến bậc cao hơn nữa là ngũ cốc. Ngũ cốc không chi có nghĩa là nông nghiệp thôi mà còn là nông đạo hay là văn minh nông nghiệp chú trọng cả đạo trời đạo đất, làm nên đạo ngũ hành ngũ cốc. Ngoài nghĩa gạo chữ cốc cũng có nghĩa là nuôi dưỡng, còn ngũ là đạo cao cả của trời đất. Đó là mấy việc điển hình làm nền móng văn minh: tất cả đều do con người nên là một nhân thoại, và nhờ đó bước sâu vào nền Nhân bản tâm linh, đựơc biểu thị bằng những danh hiệu Nữ Oa, Aâu Cơ, Chức Nữ, Mỵ Nương… tất cả đều có mang nữ tính biểu thị nền minh triết.
Trở lên là nói chung về Việt cổ đại gồm Bách Việt. Bây giờ chúng ta sẽ bàn riêng đến Lạc Việt xem nền nhân bản tâm linh được ghi lại như thế nào xuyên qua huyền sử nước ta.
4. Chuyện nặn người.
Thần thoại Lô Lô có kể rằng thần Kết Dơ và Gia Giê đã dùng bùn để nặn ra người. Lấy đất từ phương Tây đem qua phương Đông để nặn, nhưng đang dở dang thì trời tối. Qua ngày sau họ nhận thấy tượng nặn hôm qua đã bị ai phá và hai đêm liền như thế. Họ nặn đến lần thứ ba rồi để ý coi chứng: nửa đêm thấy thần đất hiện đến hỏi họ làm gì? Họ trả lời: - Chúng tôi nặn một con người
- Đất này là của tôi, nếu các người mượn để nặn con người thì trong bao nhiêu năm sẽ hoàn lại? Họ đáp: - Trong 60 năm.
Do đó con người chỉ sống trong vòng 60 năm rồi phải chết để trả hình hài lại cho đất. (Văn học I. 135)
Truyện này chứa một số mảnh vụn sau: con người phải nặn đến ba lần mới xong tức phải đi qua đợt Bái vật, ý hệ để đạt đợt ba mới thành nhơn. Đó là đợt tâm linh.
Ngoài ra còn một vài liên hệ nữa như đất lấy ở phương Tây (số 4) và 60 thì chết (nhớ câu “con sông “Lục đầu”).
5. Chép vượt vũ môn
Khi trời đất mới sinh thì trời phải làm mưa cho dân gian có nước làm ruộng. Sau ví khó nhọc quá trời mới sai rồng lấy nước phun xuống làm mưa, nhưng rồi số rồng trên trời ít quá nên trời mở kỳ thi kén các vật lên làm rồng. Thi mở tại cửa vũ môn tại tỉnh Hà Tĩnh.
Thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài vượt được cả ba đợt thì cho đỗ và được hóa ra rồng. Trong một tháng trời bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả.
Sau có con cá rô nhả được một đợt thì bị rơi ngay nên chỉ được một điểm. Thứ đến con tôm nhảy đựơc hai đợt: ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã hóa gần thành rồng nhưng đến đợt ba thì đuối sức quá ngã bổ chổng xuống, lưng cong lại, cứt lộn lên đầu. Hai con đều trở về yên phận dưới đồng như trước.
Đến lượt cá chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây bủa cùng khắp, thế mà cá chép vượt luôn một hơi ba đợt sóng để vào lọt được cửa Vũ Môn nên đỗ: vây, đuôi, râu, sùng tự nhiên mọc đủ cả, dáng bộ oai nghi, hóa rồng phun nước làm mưa, do đó mà trong dân gian đã có câu hát:
Mồng ba cá đi ăn thề
Mồng bốn cá về cá vượt vũ môn. (Văn học I.64)
Ba đợt liên hệ đến ba chặng bái vật, ý hệ, tâm linh. Tôm mà chỉ ý hệ thì tuyệt vì ý hệ lấy hạ tầng làm khung cho thượng tầng văn hóa thì tức là lấy địa đặt lên thiên: cứt lộn lên đầu là vậy.
Câu: Mồng ba cá đi ăn thề Mồng bốn cá về cá vượt vũ môn
làm liên tưởng nay tới hình tam giác số mười (Tetraktys de la décade) mà người xưa cho là linh thiêng nhất, vì tượng trưng được con số hoàn hảo nhất là 10. Nên các triết gia phái Pythagore dùng tam giác ấy để tuyên thệ. Mồng 4 là 4 đợt số trong tam giác của sô 10 tính từ dưới lên là 4-3-2-1 được xếp đặt theo hình dưới
___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___
Có thể rằng hình tam giác trên có liên hệ nào đó với huyền sử nước ta mừng lễ tổ vào ngày mồng 10 tháng 3. Hùng Vương là con của Lạc Long Quân, trong đó Long là rồng vì đã tiêu diệt Ngư tinh tức là từ cá hóa rồng = tự 2 (*) tới 3 là 5, nhân đôi là 10. Có thể vì Hùng Vương cùng họ thủy tộc, nhưng lại hóa Long với khả năng bay lượn trên trời “phi long tại thiên”. Vì thế mà có câu truyện cá vựơt vũ môn. Một câu truyện kể lại cách phảng phất ba đợt tâm thức con người từ bái vật qua ý hệ đến tâm linh hay là tự trí qua nhân: trí là khi nhận ra nền tảng thực ở nhơn (nhân thoại) nên từ bỏ Thiên hay Địa để “đôn hồ nhơn”, do vậy thấu tới tâm linh. Dũng: một khi thấu tới tâm linh thì sẽ có được đức hùng dũng phi thường, đó là thứ Hùng êm dịu nhu nhã “khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo. Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi”.
Trở lên là những ý nghĩa nằm ẩn với những mối liên hệ tuy lỏng lẻo nhưng theo luật “mạch lạc nội tại” chúng ta có thể coi đó như những mảnh vụn Minh triết của tiền nhơn ghi lại những bước nhảy vọt trên con đường tiến hóa. Cũng theo luật “mạch lạc nội tại” đó chúng ta có quyền thấy được ghi trong những tích sau.
(*) Số 2 là hỏa nhưng đi với Rồng là dương bay lên ở trên thì 2 lại chỉ cái gì ở dưới như đất hay nước, tự nước lên mây là tự cá lên rồng.
6. Những ấn tích của bước nhảy vọt.
Trước hết là bước tự Điểu tới tiên hay tự Hồng Bàng đến Vụ Tiên trên núi Ngũ lĩnh. Văn minh nhân loại bất cứ nơi nào cũng khởi đầu từ việc nhận vật tổ. Vật tổ đại diện cho thần thoại. Mà vì thần mắt không xem thấy được, nên cần phải có đại biểu. Ai sẽ là đại biểu? Người chăng? Không đựơc vì con người dù được tâng bốc lên tới đâu rồi cũng có lúc để lòi cái dở ra, thôi thì lấy chim muông làm đại diện. Chim muông tuy không khôn lắm nhưng cũng không dở lắm ít ra chúng không thiên tư, không hống hách, không lợi dụng địa vị đại diện thần linh của mình. Vì thế mà ở khởi thủy các con thú vật được chọn làm đại diện thần minh. Nhờ đó giống vật nào cũng có dân thờ: từ con ếch, nhái, cóc, chó, dê, trâu, bò đực, bò cái, heo, gà, ngỗng… Dân Aán Độ thờ voi, dân Ai Cập thờ bọ hung… (Civ I.87) Sau dần tiến bước chuyển ra vật biểu Việt Nam ta đã nhận làm vật biểu các loại chim nước như “cái cò, cái hiệc, cái nông” toàn là chim nước vì chúng nói lên lưỡng nhất tính: vừa bay lên trời mà cũng có thể lội dưới nước. Từ vật tổ đến vật biểu là một bước tiến rất xa, từ súc vật đến chim, và từ chim sẽ tiến lên tiên. Bước cuối cùng này đã xảy ra cách êm thắm nên chim không bị thải bỏ mà vẫn ở lại tháp tùng tiên: nên đâu có tiên là đấy có chim. Còn tiên đây cũng không phải là thần mà là người, ít nhất thì cũng kết hôn với người. Vì thế mà tự chim sang tiên ta có thể coi là ấn tích của bước tiến tự thần thoại đến nhân thoại. Vì tuy là êm nhưng mà vẫnc ó thực chất, tức là bảo vệ được quyền lợi cho con người. Điều ấy đựơc diễn tả lại cách rất khéo trong những vĩ tích của Lạc Long Quân khi giết Ngư tinh rồi Hồ tinh, rồi Mộc tinh (Xương cuồng). Thóat Xương cuồng lấy được tiên tức là vượt đợt tôn giáo vu nghiễn để đạt đợt Minh triết vậy. Đó là một bước vẻ vang nên được ghi lại trong truyện Thôi Vĩ được tiên cứu khỏi nanh vuốt của thần Xương cuồng, rồi cho Vĩ lá ngải cứu để chữa bệnh nhục ảnh của con rắn trăm thước… (xem hai chương đầu Dịch Kinh linh thể). Xương cuồng là đợt tâm thức bái vật thấp nhất, đợt còn tin sống tin chết vào thần thoại nên phải tế người cho thần. Xương cuồng tức là cuồng tín. Vì cuồng tín mà con người bị có lỗi, bị di hại… được biểu thị bằng tế người cho thần, bắt người làm hy sinh cho những tin tưởng vu vơ không nền