1. Vấn đề tài liệu
Tài liệu Việt Nho có thể là tất cả những truyện tích, truyền kỳ, thân thoại được truyền tụng trong dân gian hay ghi lại trong những sách thần tiên loại Sơn hải kinh, Thủy kinh chú, Thần dị kinh, Ngô Việt xuân thu, Việt điện u linh… Trong cánh đồng mênh mông đó chúng tôi chỉ chú ý đến ba sách là Kinh thư, Trúc thư kỷ niên, Lĩnh Nam trích quái. Lĩnh Nam trích quái đã được bàn đến trong Dịch Kinh linh thể, ở đây sẽ chú ý đến Kinh thư và Trúc thư kỷ niên.
Huyền sử Việt Nho chia ra đựơc 3 giai đoạn là: Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Đại.
- Về Tam hoàng: thì không còn sách vở nào, chỉ có những huyền thoại, truyền khẩu, về những sách gọi là Tam phần ngũ điển, mà chúng tôi đã cố trình bày trong quyển Tinh hoa ngũ điển.
- Còn Ngũ đế: thì Kinh thư có nói đến hai đế cuối cùng là Đế Nghiêu và Đế Thuấn, trên nữa thì không còn gì nữa về thư tịch.
Thế nhưng năm 279 tr.cn người ta tìm ra được trong ngôi mộ ở nước Tấn một cổ thư viết trên thẻ tre vì thế đặt tên là “Trúc thư niên kỷ”. Sách này có nói đến Ngũ đế nhờ vậy mà chúng ta có thêm tài liệu để bước đi xa hơn Kinh thư trong việc tìm về nguồn gốc Việt Nho. Trong chương này sẽ bình luận ít trang đầu của Trúc thư liên hệ đến các đế không đựơc nhắc tới trong Kinh thư như: Hoàng Đế, Đế chí, Đế Chuyền Húc, Đế Cốc. Trong 4 Đế vừa kể thì quan trọng nhất là Hoàng Đế. Có người đặt ông vào tam hoàng, người khác đặt vào ngũ đế, cả hai lối xếp đều có lý, vì xét về tên thì ông có cả Hoàng lẫn Đế. Xét về nội dung thì ông là người đầu tiên đã phối hiệp hai nền văn hóa Bắc Nam. Nam là Việt nho hay Hoàng nho. Bắc là Đế nho, Bá nho, Hán nho, cả hai hòa hợp thành một và sẽ đạt Vương nho ở đời Hạ Vũ. Xem thế thì đủ biết vai trò của Hoàng Đế rất quan trọng. Bởi vậy sự học hỏi về Hoàng Đế cũng trở thành cần thiết để hiểu thêm Việt nho.
Với người Tàu thì Hoàng Đế là thủy tổ mọi sáng chế làm nên văn minh Trung Quốc. Tư Mã Thiên đã mở đầu sử ký với Hoàng Đế mà bỏ qua Phục Hy, Thần Nông. Còn với Viêm Việt thì Hoàng Đế lại là thủy tổ xâm lăng đã đánh phá Si Vưu để chiếm đoạt đất đai cũng như mọi sáng chế của Viêm Việt. Hai quan điểm tuy khác nhau nhưng sự thực thì là một. Biết được cả hai quan điểm làm cho sự hiểu được thêm minh nhiên.
2. Ba giai đoạn của Hoàng Đế
a) Sách Trúc thư kể về Hoàng Đế như sau: Mẹ Hoàng Đế có tên là Phụ Bảo (*)nhân khi xem thấy luồng sáng lớn bao quanh sao Vu (trong chòm Bắc đẩu) mà thụ thai. Hoàng Đế mới sinh đã biết nói, long nhan thánh đức. Lớn lên dùng “ứng long” để đánh Si Vưu với sự trợ giúp của 4 mãnh thú là hổ, báo, hùm, bi. Lại nhờ sức của nữ thần Bạt mà ngăn chặn được những trận mưa thác của Si Vưu.
(*) Chương XII này cũng như chương XIII sau bàn đến hai thư tịch căn bổn nên chúng tôi chua thêm những câu chữ nho then chốt, người muốn trở về nguồn gốc cách nghiêm nghị rất nên đọc nhiều lượt những câu nho đó để làm quen dần với chữ nho. Nhiều quyển khác chúng tôi cũng đưa chữ nho vào vì ý đó. Như Chữ Thời nhất là Hồng phạm, thêm phiền toái tổn phí cho việc ấn loát rất nhiều. Nhưng có vậy mới là một việc nền tảng.
b) Nhờ đó thằng trận và yên định thiên hạ, mở rộng thánh đức nên thấy xuất hiến mọi điểu tốt, như tại triều đình mọc lên thứ có Khuất Dật hễ người nào có tính dua nịnh đi vào thì nó chỉ mặt làm cho chột dạ không dám tiến nữa.
Vua đóng đô ở Hữu Hùng, chế ra mũ áo. Năm thứ 20 nhân đám mây sáng hiện ra Hoàng Đế đã xếp đặt quan tước theo tên mây, gọi là Vân kỷ (*) tức mây đỏ phương Nam lan rộng tới màu xanh phương Đông, bên Nam có 2 sao, phương Đông có 1, cả ba sắc vàng, khi trời quang thì hiện ra ở cung “Nhiếp đề cách” danh viết cành tinh. Vua mặc áo vàng, trai giới tại trung cung. Khi vua ngồi ở Huyền Hỗ trên bờ sông Lạc thì có chim phượng hoàng cùng tụ họp… con mái nhảy múa theo tiếng hát con trống. Có cả kỳ lân và các thần Điểu. Vua thấy thổ khí nổi vượng như vậy nên dùng thổ đức mà cai trị.
(*) Trong quyển Civ. III p.239 W.Durant có nhắc tới vụ những người sống ở triều đình bên Nhật Bản lối thế kỷ 12 có tên gọi là “những người ở trên mây” (les habitants des nuages). Chẳng hiểu có liên hệ nào chăng với Vân kỷ nói ở đây.
c) Năm thứ 50 tháng 7 ngày Canh thân phượng hoàng tới, Đế tế sông Lạc. Ngày Canh Thân trời mây mù liền 3 ngày 3 đêm. Hoàng Đế mới hỏi ba bô lão tên là Thiên Lão, Lực Mục, Dung Thành nghĩ về vụ đó ra sao. Thiên Lão trả lời: thần có nghe khi nước yên, vua chuộng văn thì phượng hoàng đến ở. Khi nước loạn, vua chuộng võ thì phượng hoàng bỏ đi. Nay phượng hoàng bay lượn tại đông giao, mà tiếng hót lại hòa nhịp với trời. Cứ đó mà nghiệm thì biết trời ban cho vua những lời nghiêm giáo, vua chớ có lỗi.
Bấy giờ vua lại vời quan coi việc bói đến hỏi. Nhưng khi bói thì mu rùa cháy xém mà không nẻ nên bốc sư nói tôi không thể chiếm được, xin vua hỏi các hiền nhơn. Vua đáp: Trẫm đã hỏi Thiên Lão, Lực Mục và Dung Thành. Bốc sư lạy sát đất 2 lần và nói: qui không dám trái với thánh triết, nên chỉ cháy sém (quy bất viễn thánh trí cố tiêu, chữ hán). Khi hết mây mù vua đi du thuyền trên sông Lạc gặp thấy con cá lớn liền giết ngũ vật mà tế. Trời liền mưa to 7 ngày 7 đêm tới khi cá ra đến bể. Bấy giờ có Đồ thư xuất từ sông Hà và Quy thư xuất từ sông Lạc, vạch thì đỏ mà chữ kiểu triện, đều ban cho Hiên Viên (tức Hoàng Đế).
Vua tiếp vạn thần ở nhà Minh đình nay là thung lũng Hà Môn. Năm 77 Xương Ý con vua phải bỏ triều vì bị giáng xuống ở miền Nhược thủy. Vua đẻ ra Đế Càn Hoang. Năm 100 đất nứt ra vua đi lên. (*)
(*) Chính chữ là trắc có nghĩa đi lên vì có thuyết tin là Hoàng Đế cỡi rồng đi lên cõi tiên. Vì thế có quan cận thần tên là Tả triệt đem mũ áo y trượng cho chư hầu triều yết. Cũng có sách nói là Tả triệt tạc tượng gỗ cho triều thần thờ.
3. Bàn về một cuộc chuyển hóa
a) Trở lên là mấy trang sách Trúc thư nói về Hoàng đế. Ta có thể chia ra được 3 kỳ như đã đánh số ở trên. Thời nhất là lúc Hoàng Đế còn trong văn hóa du mục vì mẹ thấy điềm nơi sao Bắc Đẩu (phương Bắc của du mục) vừa sinh ra đã biết nói. Đó là dấu của du mục ưa nói nhiều.
Khi đánh Si Vưu thì dùng 4 mãnh thú. Số 4 thuộc du mục. Còn hùm, bi, hổ, báo tất cả có lông mao nên thuộc vật tổ du mục. Ngoài ra lại đặt mình dưới sự bảo trợ của thần nữ Bạt là thần của tụi Vu nghiễn Tây Bắc.
b) Nhưng khi hết can qua tức 20 năm sao thì cũng như các vua du mục sau này Kim, Mông, Mãn… sẽ được văn hóa nông nghiệp cải hóa. Dấu hiệu đầu tiên là loại cỏ khuất dật can không cho dùng những đứa dua nịnh. Thứ đến là khởi đầu dùng mũ áo như nông nghiệp. Ba là lập ra Vân kỷ tức là theo lối xếp đặt sao trời của phương Đông cũng gọi là cảnh tinh tức xếp đặt theo màu đỏ và màu xanh. Màu đỏ số 2, màu xanh số 1 cộng lại là 3, số 3 là của phuơng Đông. Cả ba sao đều sắc vàng và hiện ra ở cung Nhiếp đề cách tức mộc tinh ở phương Đông.
Vua mặc áo vàng ngự ở Trung cung tức là đi vào hệ thống ngũ hành của Nữ Oa rồi. Vì thế câu sau nói khi vua ngồi ở Huyền Hỗ trên bờ sông Lạc thì có phượng hoàng tụ tập, có cả kỳ lân và các thần điểu khác. Thế là được sự ủng hộ văn minh điểu, của dân Lạc Việt (sông Lạc) của văn minh mẹ (Huyền Hỗ) tòan thuộc phương Đông. Vua thấy khí thổ thắng vượt như vậy nên cai trị theo thổ đức: “Đế dĩ thổ khí thắng toại dĩ thổ đức vượng, chữ hán”. Câu trên có nghĩa là vua từ bỏ lối cai trị du mục ưa bạo lực để đi theo lối nông nghiệp dùng văn. Như vậy trừ có quãng đầu, còn từ năm thứ 20 trở đi toàn cai trị theo lối nông nghiệp. Vì thế sau này người ta không để ý đến giai đoạn du mục của Hoàng Đế nữa. Ta có thể kể tự lúc này thì chữ Hoàng thôi viết là Bạch với Vương mà việt là “ruộng công” (xem Việt lý tr.124).
c) Giai đoạn ba xảy ra năm thứ 50. Đây là con số của Nữ Oa, của Vụ Tiên trên núi Ngũ lĩnh, là lúc Hoàng Đế “tri thiên mệnh” như Khổng Tử “ngũ thập nhi tri thiên mệnh” và bấy giờ mới tế sông Lạc tức chú ý đến minh triết. Năm thứ 20 mới ngồi trên bờ chưa tế. Nhờ tế sông Lạc mà đi vào cơ cấu Tam tài: sách nói trời mù sương ba ngày ba đêm. Chữ ba là tam tài, còn mù có thể chỉ sự xóa nhòa bờ cõi thiên, địa, nhơn hoặc chỉ sự lóa mắt khi vừa tiếp cận với ánh sáng tâm linh của tam tài. Vì thế mà hỏi ý của Thiên Lão, Lực Mục, Dung Thành. Thiên Lão chỉ phương Đông trọng xỉ (tuổi tác nên nói lão đại biểu minh triết), Lục Mục đại biểu du mục ưa dùng sức mạnh (lực). Còn Dung Thành là Trung Dung đạt đức Dung: có nghĩa là chứa chấp. Trong ba vị chỉ có Thiên Lão đại biểu minh triết bày tỏ ý kiến, còn hai ông kia thì không nói gì. Lực Mục thì ưa võ biết gì văn mà nói. Còn Dung Thành thì bày tỏ bằng việc thành đạt. Lời nói của Thiên Lão tỏ ông đại biểu cho sự văn lên võ xuống. Khi vua theo văn thì có phượng hoàng, còn khi theo võ thì chim bỏ đi. Vậy là Hoàng Đế cố theo văn, như đã nói nơi khác”Hoàng đế đắc Si Vưu nhi minh ư thiên đạo”. Nhưng trước khi “minh ư thiên đạo” thì còn trở lại với Vu nghiễn là đòi bói, nhưng bốc cũng phải nghiêng mình trước Minh triết, nên mu rùa có cháy sém mà không có nẻ tức không dám nói gì trái với Minh triết. Vì thế vua mới từ giã cá (phương Bắc cũng như phương Tây: mưa bảy ngày bảy đêm) để đi hẳn vào minh triết của Hà Đồ Lạc Thư và tự đấy thì tiếp cận với thần minh (vạn thần) ở Trung cung gọi là Minh đình, nay còn ở thung lũng Hà Môn tức là chỗ nối kết sông Hà với sống Lạc (y như chỗ nối sông Hán với Dương Tử, kêu là Hán khẩu). Từ đấy cho tới lúc vua băng hà không còn gì đáng ghi lại trong tiến trình chuyển hóa tâm thức của nhà vua nữa.
4. Sau Hoàng đế
Sau Hoàng Đế là một giai đọan lộn xộn có tính chất tranh giành ảnh hưởng giữa hai tinh thần Phục Hy và Hoàng Đế, gồm có Đế Chí, Đế Chuyên Húc, và Đế Cốc.
Đế Chí hiệu Thiếu Hạo: Khi Đế Chí lên ngôi cũng có chim phượng hoàng bay đến. Theo một truyền thuyết khác thì ông có tên là Thanh và không hề lên ngôi (Tư Mã Thiên không kể đến ông). Oâng có để lại một đạo quân chim và lúc ở phương Tây ông dùng tên chim đặt cho quan chức (dĩ điểu kỷ quan, Hoàng Đế thì dĩ vân kỷ quan) người ta tranh luận nhiều xem Chí là con cháu của Hoàng Đế hay là cháu chắt Phục Hy. Chúng tôi cho là Đế Chí thuộc dòng Phục Hy là đúng hơn vì ông có tên là Thanh chỉ phương Đông, và để lại một đạo quân chim là thuộc Viêm Việt. Vả lại hiệucủa ông là Thiếu Hạo thì cùng với Thái Hạo của Phục Hy là một ngành, ngành sáng phương Nam.
Đế Chuyên Húc, Cao Dương Thị: Khi lên 10 tuổi giúp việc Đế Chí và đến 20 tuổi thì lên thay Đế Chí trị vì, 30 tuổi thì sinh ra Bá Cổn. Còn truyện Chuyên Húc là con hay cháu của Xương Ý, thì khó đoán vì Chuyên Húc là cha Bá Cổn mà khi Bá Cổn ra trị thủy thì đã phải già 200 tuổi rồi. Vậy nên đây chỉ là biểu tượng. Cuối đời Chuyên Húc có Thuật Kế làm loạn. Thuật Kế là dòng Thần Nông, con của Đế Cốc.
Đế Cốc, Cao Tân Thị: Đế Cốc là cháu của Nguyên Hiêu con của Hoàng Đế, lập lệ cho người mù đánh trống, chuông, khánh, rồi phượng hoàng đập cánh múa theo. Và như vậy cũng nghiêng mạnh sang văn hóa nông nghiệp (trống, chuông, khánh) cũng như phượng hoàng múa. Nói tóm lại thì sau Hoàng Đế khởi đầu du mục thì ba đế sau coi như một sự phản công của nông nghiệp nên một chuỗi Đế Chí, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, chỉ có Hoàng Đế lọt vào giữa là đặt chữ sau tên, tức còn mang nặng chất xâm lăng, ba đế sau đều đặt Đế trước tên theo lối Việt, tức đã là Việt hóa nhiều rồi. Có lẽ sự phản công này sửa soạn cho Đế Nghiêu lấy lại được sự quân bình giữa hai nền văn hóa để lập ra giai đoạn trùng hoa.
5. Giai đoạn trùng hoa
Theo Trúc thư kỷ niên thì trung hoa có nghĩa là hai con người “mục trùng đồng tử, cố danh trùng hoa, chữ hán”, cả Nghiêu lẫn Thuấn đều được gọi là Trùng Hoa tức là người có hai con người, nói bóng là hiểu được hai nền văn hóa du mục lẫn nông nghiệp, nên cả hai theo gương đức trị với thói quen “ấp nhượng” tức là giai đọan mà ai có đức thì cai trị, và người đó là ông Thuấn, kẻ đã mặc vào thân nền văn hóa nông nghiệp nên Trúc thư nói ông Thuấn mặc áo chim cũng như áo rồng. Oâng Cổ Tẩu ghét ông Thuấn nên mới dạy ông trèo lên sửa kho thóc rồi đốt lửa ở dưới nhưng nhò có áo lông chim nên ông bay đi. Lại dạy ông đào hầm nung gốm rồi lấp miệng giếng lại nhưng nhờ áo da rồng nên ông thoát sang bên. Đó là hai đức tính của tiên rồng. Nhờ hai đức đó mà ông đựơc kể như tổ phủ của Vương nho. Chữ Vương có nghĩa là nối kết: nối văn hóa du mục thuộc địa, với văn hóa nông nghiệp thuộc thiên, nên gọi là Vương nho với chủ trương nền tảng “Nước là của chung toàn dân” như được minh họa trong câu truyện sau. Năm thứ 14 đời vua Thuấn một hôm đang lúc tấu nhạc thì bão táp thổi lên làm siêu nhà trốc gốc cây, chiêng trống đổ kềnh, các nhạc công, vũ sĩ ngã rạp. Đế Thuấn cầm lấy kệ treo chuông khánh cười mà nói: điềm quá rõ ràng, việc thiên hạ không phải là của riêng một người, điều đó chỉ bằng các chuông, khánh, sành, hoàn, sáo: “Minh tai! Thiên hạ phi nhất nhơn chi thiên hạ dã, diệc nãi hiện vu chung, thạch, sênh, hoàn, chữ hán”. Thuấn tiến cử ông Vũ cho trời. Việc ấy có nghĩa là dọn đường cho ông Vũ ra để đưa Vương nho đến một giai đọan hoàn bị hơn. Nhờ vây mà đời Thuấn cũng gọi là hữu ngu tức là đời thiết lập được yên lặng thái bình.
Đại để đó là Vương nho với cái lòng chí công, nó khác đế nho còn nặng óc tư riêng tham dục nên sinh chinh phục. Nho của Phục Hy, Thần Nông là Việt Nho thì còn quá hiền hậu và bé nhỏ trong biên cương thị tộc hay bộ lạc. Đến vương nho thì đạt đỉnh chót sẽ được trình bày qua bài ông Đại Vũ được đỉnh liền sau.