Sự quan trọng của thiên vũ cống

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 45 - 46)

XIII. ĐẠI VŨ ĐÚC ĐINH

1. Sự quan trọng của thiên vũ cống

Sau Trúc thư kỷ niên thì đến Kinh thư đều là mỏ nguyên liệu của huyền sử Việt Nho. Vì thế sau khi đã bàn về Trúc thư thì chúng ta bàn đến Kinh thư. Trong Kinh thư thì đặc biệt là Thiên Vũ Cống. Đây là một thiên phải hiểu theo lối huyền sử mới hợp lý như sẽ bàn sau. Thế mà Hán nho lại hiểu theo lối sử ký, nên không nhận ra sự thực.

Trước thời đại Hạ Vũ nước Tàu mới chỉ là một châu, châu Đào Dương, do đó nhà Nghiêu cai trị câu Đào có hiệu Đào Đường, người Tàu đọc là Tào (có lẽ là gốc của từ Tàu?). Tự ông Hạ Vũ trở đi nước Tàu mới trở thành Trung Quốc là nhờ chiếm thêm được phương Nam, nên đã có thể bỏ tên Tàu (Đào Dương 159 Legge) để trở nên Trung ương trong “Hoa Hạ”. Kinh thư kêu việc đó là “Vũ phu thổ, chữ hán” có nghĩa là ông Vũ mở nước, mở nước phải hiểu là ông Vũ mở rộng bờ cõi văn hóa ra các miền phương Nam. “Vũ đản phu văn đức” (Đại vũ mô 210). Và như vậy là ông đã hòan thành đựơc công việc lớn lao mà Đế Nghiêu mới khởi sự là đúc hai nền văn hóa Bắc Nam lại một. Khi Đế Nghiêu đến ở Đào Đường là khởi đắp lò đúc vì Đào có nghĩa là lò nung đồ gốm. Đến lượt ông Đại Vũ thì mới tiến đến đúc cửu đỉnh, tức đi tự văn minh đồ gồm sang đồ đồng. Vì thế Thiên Vũ Công là một trang sử đầy tiêu biểu cần phải khởi công học lại theo lối huyền sử.

Điểm trước hết cần nhắc tời là Hán nho đã dùng quan điềm duy sử mà đọc Thiên Vũ Công. Vậy là sai vì ông Vũ có trước nhà Chu hơn một ngàn năm, thế mà nước của ông rộng hơn đất nhà Chu có cả 5, 6 lần. Đó là một điểm ngược với thời gian.

Thứ đến là việc ông Vũ làm trong 13 năm lớn bằng công việc của cả nước Mỹ với cơ khí tối tân vị tất đã làm xong trong 200 năm (nhận xét của Legge). Hiểu được như thế sẽ nhận ra là tiếng Cống chỉ có nghĩa là thần phục chữ không phải là nộp thuế (phú). Với Cống người nhận chỉ được danh dự suông chứ vật chất không có gì đáng giá mà còn tốn thêm món lì xì vào đấy… Vậy mà cả Thiên Vũ Cống đều viết là phú, tức nộp thuế mà không là triều cống thì rõ rệt là huyền thoại. Ngoài ra còn nhiều chữ quan trọng bị hiểu sai thí dụ câu “Hồng thủy thao thiên, hạ dân hôn điếm, chữ hán” (Ích Tắc 1). Câu trước thì hiểu dễ dàng đó là nước lụt đầy trời, nhưng còn câu sau nghĩa là gì. Dịch là: dân gian bị ngập lụt như Hán nho quen làm là hỏng, vì hai chữ hôn điếm không có nghĩa đó. Hôn là hôn ám, điếm là lộn xộn, nói hôn điếm hay hôn ngu (ignare) hay hôn trầm (plogé dans les ténèbres), đều có nghĩa về luân thường đạo lý. Vậy đạo lý Việt nho là đất trời hay nói theo biểu tượng gần là sông núi. Nay nước dâng lên bao lấy núi thì có nghĩa là thiên lý bị diệt rồi, còn lại có duy địa hay nói như nay là duy vật. Vì thế mới phải đào sông: “tuấn xuyên”, mà tuấn xuyên đi kèm với những huyền số 2, 3, 5, 9 thì phải hiểu là tuấn triết, thứ triết xây trên các số 2, 3, 5, 9 và cũng tự đó thì trị thủy không còn nghĩa là đắp đê ngáng nước, mà là thiết định đạo trị quốc. Bởi không hiểu như vậy nên lắm chỗ tuyệt hay thì các học giả lại cho là vô nghĩa như sẽ nói sau về ông Quỳ. Sơ sơ như thế đủ tỏ rằng hiểu Thiên Vũ Cống theo duy sử là đánh mất tinh hoa của Kinh thư, rồi cũng sẽ không hiểu sâu xa được các thiên Hồng phạm, Đại Vũ Mô, và Ích Tắc (*)v.v… và như vậy sẽ đưa đến việc đánh mất nền Minh triết nằm ẩn trong Kinh Thư. Vì thế mà Thiên Vũ Cống trở thành tối quan trọng trong việc tìm hiểu đạo của ông Đại Vũ, mà đó là điều quan trọng vì ông Đại Vũ là đỉnh cao nhất của Vương đạo tức Việt nho hòa hợp với Hán nho trong liều lượng lý tưởng là Việt 3Hán 2 (tam thiên lưỡng địa).

(*) Phải nói đến Ích Tắc vì tuy gọi thế mà nội dung lại không có lời nào của ông Ích Tắc mà toàn lời của ông Thuấn, ông Vũ, tức đại diện cho sự tạo thành Việt Nho.

Muốn hiểu được Thiên Vũ Cống thì phải theo lối huyền sử: mà ý nghĩa thâm sâu là nước Tàu nhờ ông Đại Vũ đã thâu hóa xong nên triết lý Việt nho, thâu hóa đến độ như đúc. Chính vì thế mà gốc nguồn của Việt nho bị quên đi ngay tự đó nghĩa là ngay trong thời khuyết sử, trước đời nhà Thương, cho nên sau này nói đến Nho giáo thì ai cũng tưởng là của Tàu vì mọi sử sách đều nói thế cả. Thực ra sử không thể nói khác vì muốn thấy khác phải đào bới cổ văn theo khía cạnh huyền sử, mà cho được thế thì việc đầu tiên là phải đặt nó vào vị trí thời không của nó tức giai đoạn từ Hoàng Đế tới Đại Vũ. Hiểu thế sẽ nhận ra vai trò của chương trên khi bàn về mấy trang đầu của sách Trúc thư kỷ niên là cốt dọn đường cho chương này bàn về Vũ Cống trong Kinh thư.

Một phần của tài liệu Cơ Cấu Việt Nho docx (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)