Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Việt Nam. (Trang 30 - 33)

II. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM

4. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế

Trong bối cảnh hoạt động thơng mại và thanh toán quốc tế ngày càng phát triển nhanh chóng với tốc độ vũ bão, bất kỳ một Chính phủ nào, một tổ chức kinh doanh nào, thậm chí bất kỳ một ngời tiêu dùng đơn lẻ nào cũng đều chịu những ảnh hởng của nó và -dù trực tiếp hay gián tiếp- ít nhiều đều cũng có tham gia vào quá trình phát triển đó.

4.1. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với ngân hàng

Đối với hoạt động ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vị trí và vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn đợc coi là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động khác của ngân hàng.

Thanh toán quốc tế hoạt động tốt giúp cho ngân hàng thu hút thêm đợc khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế về giao dịch, trên cơ sở đó ngân hàng có thể tăng quy mô hoạt động của mình, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trờng.

Mặt khác, nâng cao chất lợng thanh toán quốc tế còn giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng.

Thanh toán quốc tế là một trong những loại hình dịch vụ chính mà các NHTM cung cấp cho khách hàng của mình, không nằm ngoài mục tiêu chung của ngân hàng, đó là “An toàn- Hiệu quả & Phát triển”. Để đánh giá hiệu quả

hoạt động một cách toàn diện và đúng đắn cần tính toán hết sức kỹ lỡng đến các nhân tố ảnh hởng dến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra nh tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Với những mục tiêu chính của ngân hàng nh :

+ Đáp ứng đợc những mục tiêu của khách hàng. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trên cơ sở tăng cờng và mở rộng quan hệ với khách hàng, xây dựng và củng cố mối quan hệ phát triển bền vững.

+ Tối đa hóa lợi nhuận.

+ Nâng cao uy tín trên thị trờng trong nớc và quốc tế. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nớc.

+ Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của của nhà nớc.

+ Góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nớc. Chúng ta nhận thấy rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng là vô cùng lớn . Trên phơng diện quản lý Nhà nớc, qua quản lý hoạt động thanh toán quốc tế, Nhà nớc có nguồn ngoại tệ ra vào nớc, làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chính sách tài khoá. Mặt khác, nắm đ- ợc tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thơng mại, Nhà nớc có thể quản lý hàng hoá XNK và cán cân thanh toán quốc tế.

Nh vậy, trong xu thế phát triển hiện nay thanh toán quốc tế có một vị trí rất quan trọng, là công cụ không thể thiếu nên đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lợng thanh toán quốc tế.

4.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Song song với quá trình hội nhập quốc tế của đất nớc, thơng mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển. Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò vô cùng quan trọng- đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nớc khác trên thế giới. Là một nớc đang phát triển, Việt Nam đang xích lại gần thế giới thông qua chiếc cầu nối thơng mại quốc tế. Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền

kinh tế thị trờng nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trờng có sự điều tiết của nhà nớc. Nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là trong công tác thanh toán quốc tế. Công tác thanh toán quốc tế đợc coi là mục tiêu trọng tâm trong các hoạt động phục vụ kinh tế đối ngoại của đất nớc. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, là cơ sở để hoà nhập và bình đẳng trên thị trờng thơng mại quốc tế.

Nh đã nêu ở trên, trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế có vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thơng. Đó là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động, là khâu kết thúc của một giao dịch mua bán hàng hoá hay dịch vụ, là cầu nối giữa ngời tiêu thụ và ngời sản xuất. Hiệu quả kinh tế của một quá trình giao dịch trong hoạt động mua bán trao đổi giữa các quốc gia với nhau phần lớn phụ thuộc vào khâu kết thúc này.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nớc, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng hai cấp đợc hình thành thì Việt Nam đã rất coi trọng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Đến nay, chính sách ngoại thơng, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng hiện đại, nhanh chóng và chính xác. Đó chính là chất xúc tác cho việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nớc.

Trớc đây, Việt Nam chủ yếu quan hệ với các nớc xã hội chủ nghĩa nhng ngày nay chúng ta đã thiết lập đợc quan hệ với hầu hết các nớc trên thế giới, nhất là những nớc phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Do đó để tạo điều kiện cho Việt Nam hoà nhập với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hoạt động thanh toán quốc tế cần phải đợc đổi mới, hoàn thiện để chúng trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thơng nói riêng. Thanh toán quốc tế nếu đợc tổ chức một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn, chính xác thì chắc chắn chữ Tín sẽ đợc hình thành. Hơn bao giờ hết, để có thể phát triển các giao dịch thơng mại

quốc tế thì ngoài việc đảm bảo chất lợng hàng hoá, giá cả phải chăng, điều kiện giao hàng thuận lợi …thì chữ Tín trong giao dịch quốc tế đợc coi trọng hơn bao giờ hết. Và đó cũng chính là tiền đề cơ bản của một quốc gia để tận dụng đợc lợi thế do quá trình hội nhập đem lại và hạn chế tối thiểu những tổn thất có thể do rủi ro gây ra.

Tóm lại, hiệu quả của việc sử dụng các phơng thức thanh toán quốc tế không hề đơn thuần là khái niệm lỗ hay lãi trong một khoảng thời gian nào đó mang lại mà là những lợi ích tổng thể, bao gồm các lợi ích có thể định lợng hoặc không định lợng đợc; các lợi ích gián tiếp và trực tiếp đối với nền kinh tế, tính tơng thích và hài hoà với lợi ích của các ngành, các bộ phận khác trong nền kinh tế mà các NHTM là một cấu thành trong đó; lợi ích kinh tế cũng có thể bao gồm các tác động ngoại sinh của ngành ngân hàng tạo ra cho các ngành, các bộ phận khác nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho toàn nền kinh tế quốc dân.

III. các nhân tố ảnh h ởng tới hoạt động thanh toánquốc tế của nhtm .

Một phần của tài liệu hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Việt Nam. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w