QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CÔNG NGHIỆP potx (Trang 39 - 43)

Quy trình gồm có bảy bước được xây dựng trên nguyên tắc chọn lọc. Có nghĩa là những ý tưởng không tốt sẽ bị loại. Những ý tưởng được lựa chọn là ý tưởng trải qua đầy đủ bảy giai đoạn.

4.2.1. Phát sinh ý tưởng

Ngun phát sinh ý tưởng

Các ý tưởng mới có thể phát sinh từ bên trong hay bên ngoài công ty. Bên trong có thể xuất phát từ bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận nghiên cứu marketing, nhân viên bán hàng, các nhà quản lý… Bên ngoài có thể từ các nguồn như các trung gian phân phối, khách hàng, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các chuyên gia, chính phủ…

Phát sinh

ý tưởng Lý ta chưởng n Đsiềơu tra b

Xác định quy cách sn phm Phát trin sn phm Th nghim th trường Thương mi hoá Sơđồ 4.1: Quy trình phát trin sn phm mi

Khuyến khích phát trin ý tưởng

Mặc dù nguồn ý tưởng rất phong phú nhưng để phát huy cần có một cơ chế khuyến khích các nguồn này cung cấp ý tưởng. Theo đó, có một số cách sau đây:

- Các nhà quản lý cần trao đổi về nhu cầu đối với ý tưởng, nhằm phục vụ cho sự phát triển của công ty.

- Những người đóng góp ý tưởng cần phải được đảm bảo rằng ý tưởng của họ được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng.

- Các nhà quản lý sẵn sàng xem xét mọi ý tưởng, sẵn sàng mua hoặc hợp tác sản xuất.

- Những người đóng góp được công nhận cho những ý tưởng của họ.

Các bước để khuyến khích cung cp ý tưởng

- Thành lập mộ bộ phận để trao đổi, thu nhận các ý tưởng, bộ phận này phải thuận tiện và được mọi người biết đến.

- Tổ chức những buổi họp với sự có mặt đại diện của các phòng ban khác nhau để xem xét các ý tưởng một cách toàn diện.

- Hồi âm cho người đóng góp ý tưởng bằng văn bản, điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp.

- Ghi nhận sự đóng góp dù ý tưởng không thành công, khen thưởng thoả đáng, kịp thời cho những ý tưởng thành công.

4.2.2. Lựa chọn ý tưởng

Đây là bước đánh giá và chọn lọc các ý tưởng. Các công việc cần phải tiến hành: - Xây dựng danh mục các tiêu chuẩn đánh giá

- Đánh giá mức độ quan trọng và xác định trọng số Phát sinh ý tưởng R&D Đối thủ cạnh tranh Khách hàng Hội chợ, triển lãm Nội bộ nhân viên Nhà cung cấp Nghiên cứu marketing Kênh phân phối Chính ph ủ Chuyên gia Nhân viên bán hàng Marketing trực tuyến Hình 4.2: Ngun ý tưởng sn phm mi

- Xây dựng bản chỉ dẫn cụ thể cho từng tiêu chí - Xác định cách cho điểm cho từng tiêu chí Các tiêu chí thường được sử dụng:

- Độ tương thích của ý tưởng sản phẩm mới với mục tiêu chung của doanh nghiệp, và các mục tiêu chức năng như marketing. sản xuất, hình ảnh của doanh nghiệp.

- Quy mô thị trường, dự kiến doanh số lợi nhuận cho sản phẩm mới. - Chi phí đầu tư cho sản phẩm mới

- Năng lực của doanh nghiệp trong việc marketing, sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Độ tương thích của sản phẩm mới với các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp. - Mức độ cạnh tranh khi tung ra sản phẩm mới

- Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mới so với các sản phẩm cùng loại

4.2.3. Điều tra sơ bộ

Bước này tìm các câu trả lời cụ thể cho các vấn đề như thị trường mục tiêu, quy mô của thị trường, hành vi khách hàng tiềm năng, những yêu cầu của họ đối với sản phẩm, khả năng chấp nhận sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, tiềm lực hiện tại của họ, ưu nhược điểm, dự báo phản ứng của họ khi sản phẩm tung ra thị trường…

4.2.4. Xác định quy cách sản phẩm

Xác định quy cách sản phẩm là việc trình bày chính xác, chi tiết những tính năng đặc điểm cần có của sản phẩm. Quy cách phải được diễn đạt, mô tả chính xác về mặt kỹ thuật, để các thành viên của quy trình hiểu rõ cần phải làm gì. Quy cách bao gồm các yếu tố như: Chiều cao, độ rộng, sâu, trọng lượng, màu sắc, năng lượng sử dụng, bao gói, các bộ phận cấu thành, các yêu cầu về pháp lý, các yếu tố về sản xuất.

Đây là bước quan trọng vì nó ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của sản phẩm. Nếu quy cách sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm sẽ thất bại. Nếu quy cách không mô tả được rõ ràng thì các bộ phận như chế tạo, sản xuất không thể sản xuất được cái mong muốn. Hay bộ phận mua hàng không thể mua được đúng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Do đó, giai đoạn này đòi hỏi các bộ phận như marketing, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển phải phối hợp hết sức chặt chẽ để xác định chính xác quy cách sản phẩm.

4.2.5. Phát triển sản phẩm

Lúc này, các ý tưởng và quy cách được phát triển thành các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Các sản phẩm mẫu được chế tạo trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm sẽđược mô phỏng, chỉnh sửa, thử nghiệm, các chức năng, theo dõi kiểm tra các thông số kinh tế - kỹ thuật, khả năng thực hiện vai trò của từng bộ phận, chi tiết cấu thành.

Cũng có nhiều quy cách sản phẩm không được thông qua được bước này vì bộ phận chế tạo không thể tạo ra một sản phẩm phù hợp với các quy cách được mô tả ở bước trên.

4.2.6. Thử nghiệm thị trường

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ sản xuất một lượng nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện thị

trường. Bước này nhằm kiểm tra hoạt động của sản phẩm và phản ứng của khách hàng. Đối tượng được thử nghiệm là khách hàng, các chuyên gia có kinh nghiệm, các nhà kinh doanh. Phản ứng, nhận xét của các đối tượng sẽ được thu thập, xem xét làm cơ sở để chính sửa sản phẩm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CÔNG NGHIỆP potx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)