NGHIỆP
NGHIỆP dùng mà thường tập trung ở một vài khu vực nhất định. Do đó những người làm marketing phải xác định nhu cầu ở từng khu vực địa lý khác nhau. Để làm được điều này cần phải trả lời các câu hỏi: Có bao nhiêu tổ chức, công ty cấu thành nên thị trường đó? Họ phân bố ở những đâu? Số lượng ở mỗi nơi như thế nào? Từ đó có những nỗ lực marketing đầu tư cho phù hợp với tiềm năng của từng khu vực thị trường…
Ví dụ: Nhu cầu về hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ chế biến hải sản ở Việt Nam tập trung ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam bộ.
Nhu cầu về các loại máy móc phục vụ cho công nghệ đóng tầu tập trung ở các cảng lớn của Việt Nam như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn…
3.2.2. Đặc tính về quy mô và số lượng mua
Số lượng khách hàng của một công ty trên thị trường công nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với thị trường tiêu dùng, do đó có thể xác định được từng khách hàng, qui mô và số lượng mua của họ. Thậm chí một số công ty sản xuất hàng hoá công nghiệp chỉ phục vụ một vài khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định có bao nhiêu khách hàng quy mô nhỏ, vừa, lớn? Khối lượng mua có thể của họ là bao nhiêu? Từ đó quyết định tập trung và đối tượng nào, nỗ lực marketing ra sao?
3.2.3. Đặc tính của nhu cầu có nguồn gốc
Nhu cầu có nguồn gốc là nhu cầu của một loại sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghiệp bắt nguồn từ nhu cầu của những loại hàng hoá tiêu dùng có liên quan đến nó.
Tức là lượng cầu của một doanh nghiệp sản xuất hàng hoá công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi lượng cầu của doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng (khách hàng của doanh nghiệp công nghiệp). Do hàng hoá công nghiệp là đầu vào để sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng nên cầu về hàng hoá tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hoá công nghiệp cũng tăng và ngược lại.