Cho 5,22 gam một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 Phản ứng làm giải phóng ra hỗn hợp khí gồm

Một phần của tài liệu Bài tập đồng kim loại - ôn thi - hottiest (Trang 142 - 143)

IV. Tác dụng của CO với các oxit kim loại:

9.Cho 5,22 gam một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 Phản ứng làm giải phóng ra hỗn hợp khí gồm

toàn với dung dịch HNO3 . Phản ứng làm giải phóng ra hỗn hợp khí gồm 0,336 lít khí NO và x lít khí CO2. Các thể tích khí đều đợc đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Hãy xác định muối cacbonat kim loại đó và tính thể tích khí CO2 (x). b. Cho a gam hỗn hợp gồm FeS2 và hợp chất X trên với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lợng d oxi. áp suất trong bình là p1 at. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là p2 at, khối lợng chất rắn thu đợc là b gam. Biết rằng thể tích chất rắn trong bình trớc và sau phản ứng là không đáng kể. Hãy xác định các tỉ số p1/p2 và a/b. (ĐHQGHN-99)

10. Một hỗn hợp D gồm (KMnO4 + muối M). Trong M có 31,84% kali;

28,99% clo; 39,18% oxi. Nung không hoàn toàn D đợc hỗn hợp A; A tác dụng với axit A1 tạo ra khí B; B phản ứng với B1 tạo ra clorua vôi; clorua vôi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra khí B. Mặt khác, khi cho dây sắt nung nóng cháy trong khí B tạo ra chất rắn B2.

Viết các phơng trình phản ứng, biết rằng B là khí thu đợc khi điện phân dung dịch NaCl. (ĐH Ngoại Thơng-Phía Bắc-98)

11. Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy

trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đợc khí CO2 và 16 gam chất rắn là một oxit duy nhất của sắt. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu đợc 7,88 gam kết tủa.

1. Xác định công thức của FexOy.

2. Tính thể tích dung dịch HCl 2M ít nhất phải dùng để hoà tan hoàn toàn 18,56 gam hỗn hợp A. (ĐHDL Đông Đô-2001)

12-Nung 9,4 gam muối M(NO3)n trong bình kín có V = 0,5 lít chứa khí N2. Nhiệt độ và áp suất trong bình trớc khi nung là 0,984 atm và 27OC. Sau khi nung muối bị nhiệt phân hết còn lại 4 gam oxit M2On , đa về 27OC áp suất trong bình là p.

1. Tính nguyên tử khối của M và áp suất p.

2. Lấy 1/10 lợng khí thu đợc cho hấp thụ hoàn toàn vào nớc thành 0,25 lít dung dịch A.

a. Tính pH của dung dịch A.

b. Dung dịch A có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu gam M2O và bao nhiêu lít khí NO đợc tạo thành (đktc)? (biết rằng phản ứng tạo ra ion M2+)

3. Từ giá trị về nguyên tử khối của một nguyên tố có thể xác định đợc vị trí của nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn không? Vì sao?

Cho: Ag = 108; N = 14; O = 16; C = 12; H = 1;

64Cu ; 64Zn ; 64Ni . (ĐH Ngoại thơng-98)

13-Hỗn hợp A gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II. Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp A trong dung dịch HCl, thu đợc khí B.Cho toàn bộ lợng khí B hấp thụ hết bởi 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M, thu đợc 4 gam kết tủa.

a. Hãy xác định hai muối cacbonat và tính thành phần % theo khối lợng mỗi muối trong hỗn hợp A.

b. Cho 3,6 gam hỗn hợp A và 6,96 gam FeCO3 vào bình kín dung tích 3 lít (giả sử thể tích chất rắn không đáng kể và dung tích bình không đổi). Bơm không khí (chứa 20% oxi, 80% nitơ theo thể tích) vào bình ở nhiệt độ 19,5OC, áp suất 1atm. Nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, rồi đa về nhiệt độ 19,5OC, áp suất trong bình là P. Hãy tính P. c. Hãy tính thể tích dung dịch HCl 2M ít nhất phải dùng để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau khi nung. (ĐH Thái Nguyên 2001)

Một phần của tài liệu Bài tập đồng kim loại - ôn thi - hottiest (Trang 142 - 143)