Đối với DNvay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Đông HN (Trang 84 - 90)

- Tốc độ tăng dư nợ hàng năm đặt từ 25 đến 30%.

3.3.3. Đối với DNvay.

DNphải xây dựng được phương án kinh doanh khả thi có hiệu quả.

Hiện nay, một trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các NH không cho vay được là do khách hàng vay vốn không có dự án trình duyệt khả thi. Tình trạng này xảy ra trên cả hai loại vay ngắn và trung – dài hạn (đặc biệt là đối với loại vay trung – dài hạn), góp phần gây nên hiện tượng e ngại cho vay tại các NHTM trong thời gian qua. Để có thể mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao hiệu quả sử vốn tại các NHTM đồng thời thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của khách hàng là các DNkhi vay vốn phải xây dựng được phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

Muốn có phương án kinh doanh khả thi, DNcần có phương pháp xác định phương án kinh doanh, chẳng hạn: điều tra xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm, xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp,…Trên cơ sở nghiên cứu đó tiến hành lựa chọn phương án kinh doanh. Việc lựa chọn phương án kinh doanh phải dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu của phương án như: khối lượng hàng hóa sản xuất được, doanh thu, chi phí sản xuất, thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập của người lao động,…Thêm vào đó, để phương án kinh doanh có hiệu quả cao các DNcần tính toán trước các tình huống sau:

- Sự biến đổi của nhu cầu thị trường về giá cả và chất lượng hàng hóa, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh.

- Tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nhanh chóng các thành tựu đó vào trong sản xuất.

- Sự thay đổi của các chính sách nhất là thuế, lãi suất TD, chính sách xuất nhập khẩu,… - Những nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra chủ động xây dựng định hướng xử lý các rủi ro đó.  Doanh nghiệp, nhất là DNnhỏ và vừa cần phải có giải pháp tạo vốn tự có.

Vốn vẫn luôn là vấn đề khó khăn đối với nhiều DNmặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp, phương hướng tháo gỡ song khả năng khắc phục chưa cao, cho đến nay thiếu vốn đã trở nên phổ biến và khá nghiêm trọng trong hầu hết các doanh nghiệp. Thế nhưng, trong kinh doanh TD tại các NHTM, một yêu cầu thiết yếu đặt ra là các DNphải có đủ vốn tự có tham gia vào SXKD, đầu tư đổi mới công nghệ thì NH mới đầu tư vốn vay. Đây là chính là điểm vướng mắc khiến cho nhiều DNgặp khó khăn khi vay vốn và đem lại nguy cơ rủi ro cho NH cho vay.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay của nền KT nước ta, các DNmuốn tồn tại và phát triển, thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường họ không nên quá trông chờ vào nguồn vốn NH cho vay để tiến hành SXKD mà bản thân từng DNphải chủ động tìm vốn, thích ứng linh hoạt, làm giàu chính đáng và hợp pháp cho bản thân DNvà cho đất nước. Ngược lại, chính sự chủ động kinh doanh đó nếu đem lại hiệu quả tốt sẽ là một điều kiện đáng cân nhắc để NH xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp.

Đối với các DNnhà nước có quy mô nhỏ và vừa, không đủ sức mạnh cạnh tranh, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ,…Để có thể tạo vốn tự có bổ sung thì biện pháp cổ phần hóa là một biện pháp mạng lại nhiều lợi ích. Cổ phần hóa có tác dụng huy động thêm vốn, thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực phát triển và hoạt động có hiệu quả, khắc phục tình trạng công hữu vô chủ, chống tham nhũng tiêu cực.

Đổi mới công nghệ doanh nghiệp.

Rất nhiều DNhiện nay có hệ thống máy móc thiết bị quá lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, sản phẩm làm ra giá thành cao, chất lượng kém không cạnh tranh được trên thị trường. Đổi mới công nghệ DNlà yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp.

Đổi mới công nghệ là sự phát triển và hoàn thiện không ngừng các yếu tố của công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả KT

của SXKD và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dụng. Hệ quả của việc đổi mới công nghệ là dẫn đến đổi mới sản phẩm đây sẽ là biện pháp cơ bản, giữ vai trò quyết định để DNchiến thắng trong cạnh tranh, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đổi mới công nghệ DNcần lưu ý.

- Xác định rõ đối tượng chuyển giao công nghệ, giá cả và điều kiện phương thức thanh toán. Có thể xác định giá cả mua bán công nghệ theo vốn đầu tư, theo doanh thu, theo lợi nhuận hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên.

- Bảo đảm và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc đổi mới công nghệ. DNcần thấy rõ vai trò của mình là chủ thể kinh doanh, người chủ đầu tư và là người đề xướng thực hiện đổi mới công nghệ. Nhà nước đóng vai trò định hướng tạo môi trường, điều kiện và chỉ tài trợ một phần cho những dự án đổi mới công nghệ thuộc chương trình trọng điểm của nhà nước hoặc Bộ. Vốn đầu tư phải đi đôi với kỹ thuật, huy động vốn được nhiều hay ít, có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nghệ thuật huy động và sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Năng lực công nghệ của DNđược đo bằng khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp. Nếu năng lực công nghệ quá yếu thì không thể nắm vững sử dụng tốt công nghệ chứ chưa nói đến việc thực hiện thành công chuyển đổi công nghệ, cải tiến nó thích nghi với điều kiện ở VN.

DNcần coi trọng lực lượng lao động, quan tâm đặc biệt đến các cán bộ chủ chốt và công nhân kỹ thuật lành nghề.

Yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh của DNlà lựa chọn bố trí đúng cán bộ, sử dụng đúng người, đúng việc, khai thác khả năng tối đa của cán bộ lãnh đạo, của đội ngũ công nhân viên chức đặc biệt là công nhân lãnh nghề.

Người lãnh đạo không chỉ là người có chuyên môn trong kinh doanh mà còn phải biết tổ chức khuyến khích tập hợp mọi cán bộ công nhân viên để tạo thành sức mạnh của tập thể cùng phấn đấu, phối hợp nhịp nhàng để DNphát triển đi lên. Để làm được điều đó, trong DNcần phải thực hiện kịp thời, thỏa đáng chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất theo từng đối tượng căn cứ vào kết quả, chất lượng và hiệu quả đóng góp.

giúp cho các DNđủ sức tồn tại và phát triển trong nền KT thị trường. Những DNnày là khách hàng đáng tin cậy của NH, là cơ sở để NH có thể mở rộng và nâng cao chất lượng TD.

3.3.4.Kiến nghị đối với NH nhà nước.

NHNN, hoàn thiện các quy định về cho vay.

Nhìn chung hệ thống văn bản pháp lý của NHNN về hoạt động cho vay đã có nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động TD có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên một số quy định trong các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. NHNN cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động cho vay trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công táccho vay tại các NHTM được an toàn và hiệu quả hơn.

NH nhà nước nên đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ NH.

Có đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong hoạt động NH và triển khai mạnh trong toàn hệ thống NH trên toàn quốc. Việc hiện đại hoá công nghệ NH sẽ rất thụân tiện cho các NH trong việc mở rộng hoạt động TD. Ngoài ra, hiện đại hoá công nghệ NH sẽ giúp cho các NH trong nước theo kịp trình độ công nghệ của các NH trên thế giới, dần dần xác lập danh tiếng và uy tín cuả NH VN trên trường quốc tế.

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin TD, phòng ngừa rủi ro của ngành NH.

Hệ thống thông tin CIC đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin TD phục vụ cho vay của các NH TMvà tổ chức TD. Tuy nhiên, do mới thành lập và đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin và xử lý thông tin. Việc xử lý và cập nhật các thông tin của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả, các số liệu cập nhập không kịp thời, độ tin cậy thấp nên đã khiến các NH TMvà tổ chức TD thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp.Vì vậy mà NH nhà nứơc cần phải có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin

TD phục vụ hoạt động cho vay của các NH TMvà tổ chức TD. Cần bắt buộc các NH thưuơng mại và các tổ chức TD tham gia bắt buộc vào hoạt động của hệ thống CIC coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

KẾT LUẬN

Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn năm năm, hoạt động cho vay trung - dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN đã đạt được thành tựu đáng kể. Hoà nhịp vào sự phát triển sôi động của nền KT thị trường và sự phát triển của toàn hệ thống, cho vay trung-dài hạn của Chi nhánh đã khẳng định được vai trò của mình nhằm góp phần mở rộng hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tổng dư nợ trung-dài hạn của Chi nhánh ngày càng cao, các khách hàng không chỉ là DNquốc doanh mà còn cả các DNngoài quốc doanh. Chi nhánh đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế hạn chế về nguồn vốn trung-dài hạn để có thể đáp ứng cao nhất nguồn vốn trung-dài hạn của doanh nghiệp. Đồng thời Chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho các khoản vay trung-dài hạn. Nhờ vậy mà quy mô hoạt động cho vay trung - dài hạn của chi nhánh không ngừng được mở rộng.

Đề tài là những ý kiến đóng góp về một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay trung- dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN, tôi mong rằng trong tương lai, hoạt động TD nói chung và hoạt động cho vay trung - dài hạn nói riêng của chi nhánh sẽ đạt được những thành công hơn nữa, nâng cao mức doanh lợi, nâng cao uy tín cho chi nhánh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hơn nữa tôi hi vọng rằng hoạt động cho vay trung - dài hạn tại chi nhánh sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và đổi mới phát triển toàn diện nền KT nước ta, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nền KT nước ta hoà nhịp vào quá trình toàn cầu hoá nền KT.

Bài chuyên đề đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Thị Thùy Dương giảng viên khoa NH Tài Chính và Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian thực tập có hạn nên bài khoá luận còn không ít những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bất cứ ái quan tâm đến đề tài này để bài viết đựơc hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Th.s Nguyễn Thị Thùy Dương, Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN, những người đã giúp tôi rất nhiều để hoàn thành bài viết này.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Đông HN (Trang 84 - 90)