Theo thời gian

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Đông HN (Trang 58 - 60)

- Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động.

2. Theo thời gian

Ngắn hạn 39.31 2.24 51.91 2.31 12.6 32.06

Trung và dài hạn 5.81 0.331 13.01 0.58 7.20 123.96

(Nsl: Báo cáo kết quả hoạt động TD Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN)

Qua bảng số liệu trên ta thấy.

Nếu phân chia nợ quá hạn theo thành phần KT: Năm 2006 trong tổng dư nợ là 45.13 tỷ đồng, thì thành phần KT quốc doanh có số nợ quá hạn là 30.03 tỷ đồng, chiếm 66.54% trong tổng nợ quá hạn của năm và chiếm 1.17% so với tổng dư nợ; thành phần KT ngoài quốc doanh số nợ quá hạn chỉ có 15.1 tỷ đồng, chiếm 33.46% trong tổng nợ quá hạn, và chiếm 0.86% so với tổng dư nợ. Năm 2007 trong tổng dư nợ 64.92 tỷ đồng thì nợ quá hạn đối với thành phần KT quốc doanh là 52.96 tỷ đồng chiếm 81.58% trong tổng nợ quá hạn, chiếm 2.35% so với tổng dư nợ, thành phần KT ngoài quốc doanh nợ quá hạn 11.96 tỷ đồng, chiếm 0.53% so với tổng dư nợ. Như vậy theo thành phần KT năm 2007 thành phần KT quốc doanh có dư nợ cao hơn năm 2006 là 22.93 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với mức tăng 76.36%. Còn thành phần KT ngoài quốc doanh, nợ quá hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.14 tỷ đồng, về số tương đối giảm 20.8%. Sở dĩ nợ quá hạn thành phần KT quốc doanh tăng, ngoài quốc doanh giảm phải chăng các DNnhà nước làm ăn kém hiệu quả, không phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thì trường, tâm lý ỷ lại,…do đó không có khả năng trả nợ. Trong khi đó thành phần KT ngoài quốc doanh do tự chủ về tài chính, gắn hiệu quả công việc với sự thất bại hay thành công trong kinh doanh do đó họ phản ứng nhanh nhạy với thị trường dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao hơn, khả năng trả nợ cao hơn. Từ số liệu đó cho chúng ta thấy xu hướng biến động theo đúng quy luật của nền KT thị trường.

Nếu phân chia nợ quá hạn theo thời gian: Năm 2006 nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn là 39.31 tỷ đồng, chiếm 87.1% trong tổng nợ quá hạn, chiếm 2.24% so với tổng dư nợ; trong khi đó nợ quá hạn đối với cho vay trung và dài hạn chỉ có 5.81 tỷ đồng, chiếm

12.9% trong tổng nợ quá hạn, chiếm 0.331% so với tổng dư nợ. Năm 2007 nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn là 51.91 tỷ đồng tăng 12.6 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 32.06% so với năm 2006, chiếm 79.96% trong tổng nợ quá hạn và 2.31% so với tổng dư nợ; nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của năm là 13.1 tỷ đồng chiếm 20.04% trong tổng nợ quá hạn và 0.58% so với tổng dư nợ. Nhìn chung nếu phân theo thời gian thì nợ quá hạn của cả cho vay ngắn, trung-dài hạn năm sau đều tăng hơn so với năm trước về cả quy mô và tỷ trọng. Nhưng nếu như năm 2006 nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn gấp 6.77 lần nợ quá hạn trung-dài hạn thì năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 3.99 lần. Sở dĩ có điều này là do cơ cấu cho vay có sự thay đổi trong năm 2007 tăng, cho vay ngắn hạn tuy vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay những có dấu hiệu giảm dần.

Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi.

Bảng 6: Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ

%

(1) (2) (3) (4) (5) (4)-(2) (6)/(2)

Tổng số nợ quá hạn 45.13 100 64.92 100 19.79 43.85

Nợ quá hạn dưới 180 ngày

(NQH bình thường) 39.32 87.12 52.90 81.49 13.59 34.56

Nợ quá hạn từ 180-360 ngày

(NQH có vấn đề) 5.43 12.03 5.95 9.17 0.52 9.65

Nợ quá hạn trên 360 ngày

(NQH khó đòi) 0.38 0.85 6.06 9.34 5.68 1475.11

(Nsl: Báo cáo kết quả hoạt động TD Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của NH chủ yếu là nợ quá hạn dưới 180 ngày. So sánh các chỉ tiêu về nợ quá hạn trong hai năm 2006 và 2007 ta có thể rút ra một số nhận xét như sau tỷ trọng nợ quá hạn bình thường và nợ quá hạn có vấn đề giảm (từ 87.12% xuống 81.49 và từ 12.03% xuống 9.17%), trong khi đó nợ khó đòi tăng (từ 0.85% lên 9.34%), còn nếu xét về quy mô cả ba loại nợ quá hạn trên đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là nợ quá hạn khó đòi. Nợ khó đòi tăng nhanh như vậy là do trong cơ chế thị trường khách hàng vay vốn gặp rủi ro, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ TD họ luân chạy theo doanh số cho vay mà bỏ qua một số khẩu quan trọng trong quá trình thẩm định cho vay, hoặc nghiên cứu thẩm định một cách hờn hợt,

thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ, hoặc không áp dụng một cách nghiêm ngặt của quy trình cho vay từ khâu nắm bắt thị trường đến khâu thu hồi nợ. Đây là một khó khăn rất lớn của NH vì vậy NH cần sớm có biện pháp xử lý.

Nợ quá hạn theo nguyên nhân.

Bảng 7: Nợ quá hạn theo nguyên nhân

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

So sánh 2007/2006 số tiền tỷ lệ % số tiền tỷ lệ % số tiền tỷ lệ %

(1) (2) (3) (4) (5) (4)-(2) (6)/(2)

Tổng nợ quá hạn 45.13 100 64.92 100 19.79 43.85

1.Theo nguyên nhân chủ quan 31.79 70.45 47.76 73.56 15.96 50.20

Về phía NH 5.35 11.86 6.21 9.57 0.86 16.08

Về phía khách hàng 26.44 58.59 41.54 63.99 15.10 57.11

Do kinh doanh thua lỗ, phá sản 5.01 11.10 10.59 16.32 5.59 111.50

Do sử dụng vốn sai mục đích, lửa đảo 1.09 2.42 3.03 4.67 1.94 177.60

Do khách hàng chiếm dụng vốn 20.34 45.07 27.92 43.00 7.58 37.24

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Đông HN (Trang 58 - 60)