Tình hình tạo lập nguồn vốn để chovay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Đông HN (Trang 47 - 53)

- Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động.

2.2.3. Tình hình tạo lập nguồn vốn để chovay trung và dài hạn.

Ngay từ những năm trước đây NHNo&PTNT đã đưa mục tiêu nâng tỷ lệ cho vay trung dài hạn lên trên 30% so với tổng dư nợ. Đến nay mục tiêu này đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Tuy nhiên, nguồn vốn cân đối cho vay trung - dài hạn vẫn chưa được đảm bảo. Bởi vì, nguồn vốn cho vay trung-dài hạn của các NH còn rất hạn chế. Tình hình thiếu vốn trung-dài hạn vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu, tất cả mới dừng lại ở giải pháp tình thế: Trích một phần nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung-dài hạn.

Nguồn vốn huy động chủ yếu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN là nguồn tiền gửi ngắn hạn từ các TCTD, TCKT, TCXH, dân cư thường có thời gian tối đa là 1 năm, nguồn này ổn định và lớn nhưng nếu trích quá nhiều từ nguồn này để cho vay trung- dài hạn thì rất dễ dẫn đến NH mất khả năng thanh toán bởi thời hạn của món vay trung–dài

hạn là rất dài chứa đựng nhiều rủi ro, điều này rất nguy hiểm đối với hoạt động của Chi nhánh. Do đó, Nguồn cho vay trung-dài hạn chủ yếu phải là lấy từ nguồn tiền gửi trung- dài hạn, nhưng nguồn này rất hạn chế vì thời hạn dài thì đồng nghĩa với nó là chứa đựng rủi ro cao. Vì vậy mà hiện nay Chi nhánh mới chỉ giám trích một lượng nhỏ để cho vay các dự án dài nên việc mở rộng cho vay trung-dài hạn của Chi nhánh mặc dù đã có sự tăng trưởng nhưng quy mô vẫn còn rất nhỏ.

Bên cạnh đó, hiện nay ở Chi nhánh còn có nguồn vốn huy động dưới các hình thức khác như: nguồn tài trợ của NH nông nghiệp TW, nguồn phát hành trái phiếu, nguồn thu từ chiết khấu các giấy tờ có giá…Mặc dù vậy, các nguồn này rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Bảng 1: Kết quả huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

So sánh 2007/2006

số tiền %/NV số tiền %/NV số tiền %

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(2) (6)/(2)

TG các TCKT 513.6 20.24 529.43 14.6 15.83 3.08

TG các TCTD 866.32 34.15 1138.45 31.4 272.13 31.41

TG tiết kiệm 381.32 15.03 573.06 15.8 191.74 50.28

TG và vay khác 775.76 30.58 1386.07 38.2 610.31 78.67

(Nsl: Báo cáo nguồn vốn huy động Chi nhánh NHNo&PTNT Đông HN)

Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn huy động của NHNo&PTNT Đông HN trong hai năm 2006, 2007 có sự biến động ở hầu hết các loại hình huy động. Về mặt tuyệt đối, các nguồn hình thành vốn đều tăng, cụ thể TG của các TCKT năm 2006 là 513.6 tỷ đồng, chiếm 20.24%; năm 2007 là 529.43 tỷ đồng chiếm 14.6%, tuy có giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn nhưng về mặt tuyệt đối thì lại tăng 15.83 tỷ đồng. Việc tiền gửi của các tổ chức KT tăng thể hiện uy tín cũng như chính sách chỉ đạo lãi suất phù hợp của NHNo&PTNT Đông HN từ đó thu hút khách hàng ngày càng đông và ổn định.

Ngoài ra TG các TCTD và Tiền gửi tiết kiệm cũng biến động đáng kể. Cụ thể TG các TCTD năm 2007 tăng so với năm 2006 là 272.13 tỷ đồng về số tuyệt đối, tăng 31.41% về số tương đối; TG tiết kiệm năm 2007 so với năm 2006 tăng 191.74 tỷ đồng (tức tăng 50.28). Trong số các loại hình huy động thì TG và vay khác là tăng nhanh nhất với 78.67%. Trong bảng cơ cấu nguồn vốn thì có TG các TCKT, TCTD

có tỷ trọng giảm nhẹ, còn TG tiết kiệm và vay khác lại tăng lên, phải chăng đây là sự thay đổi hợp lý trong cơ cấu vốn của NH, phù hợp với tình hình của nền KT và phương hướng của NH.

Tiền gửi.

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất NHNo&PTNT Đông HN, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của NH. Nguồn tiền gửi bao gồm tiền gửi của các cơ quan nhà nước, các DNvà cá nhân.

- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền của DNhoặc cá nhân gửi vào NH nhờ NH giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của DNvà cá nhân đều được NH thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của DNvà cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này là rất thấp thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ NH với mức phí thấp. NH mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn được tồn tại trên hai tài khoản, đó là:

+ Tài khoản tiền gửi thanh toán. + Tài khoản vãng lai.

Tiền gửi không kỳ hạn biến động thất thường do người gửi tiền có quyền lấy ra bất cứ lúc nao. Trên thực tế những người gửi tiền không kỳ hạn không bao giờ rút hết số dư của họ mà thường có một số dư nhất định, và do sự lệch pha giữa người gửi tiền và người rút tiền nên bình thường tiền gửi không kỳ hạn bao giờ cũng có một số dư nhất định mà NH có thể dùng để cho vay.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là những khoản tiền của DNvà tổ chức xã hội gửi vào NH và sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này, nếu cần chi tiêu người gửi tiền phải đến NH để rút tiền ra, trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn.

Trong những năm gần đây bộ phận tiền gửi có kỳ hạn dài giảm xuống rất nhanh so với tiền gửi có kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn. Với sự bất ổn về số lượng

tiền gửi có kỳ hạn đã hạn chế NHNo&PTNT Đông HN trong việc chủ động kế hoạch cho vay đầu tư vốn, phát triển cho vay trung và dài hạn.

Loại tiền gửi này nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất thay đổi lập tức dẫn đến sự thay đổi về quy mô của loại tiền gửi này. Vì vậy, các NH TMcó thể cạnh tranh với nhau về lãi suất. NH nào có lãi suất cao hơn thì NH đó thu hút được hút được nguồn vốn từ loại tền gửi này.

Một nhân tố nữa ảnh hưởng đến nguồn vốn từ loại tiền này đó là kỳ hạn của tiền gửi. Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao điều này dẫn đến thu hút được những nguồn vốn trung và dài hạn với khối lượng lớn thời gian dài.

Công tác huy động vốn, NHNo&PTNT Đông HN thường chú trọng đưa ra các biện pháp kích thích để huy động loại tiền gửi có kỳ hạn như đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau, chương trình gửi tiền rút thăm chúng thưởng,…

- Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào NH nhằm mục đích chủ yếu là hưởng lãi. Có thể phân loại tiền gửi tiết kiệm thành 2 loại.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Người gửi có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ bất cứ lúc nào. Song khác với tiền gửi không kỳ hạn là khách hàng không được sử dụng để thanh toán, chi trả số tiền gửi tiết kiệm này cho người khác.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Nội dụng cơ bản giống như tiền gửi có kỳ hạn. - Nguồn vốn huy động bằng các hình thức khác: Ngoài huy động vốn bằng hình thức tiền gửi NHNo&PTNT Đông HN còn huy động bằng các hình thức khác như: Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…với kỳ hạn khác nhau.

NHNo&PTNT Đông HN còn tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác từ Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT VN và các tổ chức quốc tế,…cho chương trình phát triển KT, văn hóa, xã hội.

Kết quả của hoạt động nguồn vốn của NHNo&PTNT Đông HN luôn quán triệt quan điểm là phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn vốn ở trong nước. Dựa trên quan điểm đó NHNo&PTNT Đông HN đã có nhiều hình thức huy động vốn phong phú như các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ với các mức lãi suất thích hợp cho nhiều loại đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau, làm cho nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Đông HN tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định và vững chắc.

Với bất kỳ một NH nào, huy động vốn và sử dụng vốn luôn là hai mặt quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh của mình. Hai chỉ tiêu này được xem xét là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của một NH. Huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào sẽ thể hiện uy tín, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mặc dù mới thành lập nhưng kết quả huy động vốn của NH đã thu được kết quả rất đáng khích lệ.

+ Tổng vốn huy động năm 2006 đạt 2537 tỷ đồng. + Tổng vốn huy động năm 2007 đạt 3627 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn huy động đến tháng 8/2008 đạt 3475 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch được giao. Trong đó nguồn vốn VND đặt 2988.5 tỷ đồng, chiếm gần 86% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn ngoại tệ quy ra VND 486.5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng hơn 14%. Tiền gửi dân cư đạt 825.31 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23.75%, nguồn vốn huy động khác 2649.69 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 76.25%. NHNo&PTNT Đông HN vẫn duy trì được là một trong những Chi nhánh của hệ thống NHNo&PTNT VN trong việc huy động được lượng vốn lớn, luôn chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của mọi đối tượng khách hàng.

Các nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động tăng là do điều chỉnh lãi suất huy động vốn hợp lý và kịp thời, uy tín của NHNo&PTNT VN ngày càng tăng. Thực hiện chiến lược hạ thấp lãi suất đầu vào để giảm dần lãi suất đầu ra, tạo kiều kiện hạ giá thành sản phẩm cho khách hàng vay vốn, nâng cao tính hiệu quả của nền KT. NHNo&PTNT Đông HN đã từng bước triển khai ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại đơn vị mình. Kết quả là nguồn vốn huy động tiền gửi từ các DNngày một tăng và ổn định. Tạo điều kiện cho NH mở rộng hoạt động cho vay, áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Với sự cố gắng hết mình của toàn bộ nhân viên NH, NHNo&PTNT Đông HN đã dần dần thoát khỏi tình trạng phải vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại khách hàng. Về cơ bản NH đã hoàn toàn tự lực trong việc chủ động tìm kiếm nguồn vốn vay, và tìm kiếm khách hàng trong việc cho vay.

Nguồn vốn đi vay.

NHNo&PTNT Đông HN đi vay vốn trong trường hợp cần bổ sung nguồn vốn TD hoặc trong trường hợp thiết vốn để đáp ứng quá trình thanh toán. Trong trường hợp đó NHNo&PTNT Đông HN có thể vay vốn của NHNo&PTNT VN, các NHTM, tổ chức TD

khác trên thị trường liên NH, vay NH nước ngoài hay vay của NHNN, các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài,…

Vay từ NH NHNN: Các khoản vay này thường phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu của NHNN. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM thì mặc dù không hề thiếu vốn nhưng các NHTM vẫn vay.

Vay từ các NH khác: Sự thiếu hụt của NHTM thường khiến cho NHTM phải tìm kiếm một khoản vay để bù đắp phần thiếu hụt. Nếu như NHTM không vay từ NHTW thông qua chiết khấu thì có thể vay từ các NHTM khác có thừa dự trữ.

Vay trên thị trường vốn: Nguồn vốn vay trên thị trường vốn chịu ảnh hưởng của lãi suất, uy tín và sự phát triển của thị trường tài chính. Lãi suất càng cao thì càng dễ thu hút được nguồn vốn vay. Bên cạnh đó thì uy tín của NH cũng ảnh hưởng đáng kể. Những NH có uy tín thì sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các NH nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ thường phải vay thông qua các NH đại lý hoặc được bảo lãnh của NH đầu tư. Sự phát triển của thị trường tài chính cũng có ảnh hưởng đến nguồn vốn này, thị trường tài chính càng phát triển thì các loại cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi càng dễ được chấp nhận trong dân chúng như một phương tiện thanh toán.

Vốn tự có và coi như tự có.

Là nguồn vốn của bản thân NHNo&PTNT Đông HN gồm:

- Vốn điều lệ: mức vốn được ghi trong giấy phép thành lập và điều lệ NH.

- Các quỹ dự trữ: được hình thành trong quá trình hoạt động được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro,…

Theo pháp lệch của NHNN, hàng năm các NHTM được phép trích 5% lợi nhuận ròng để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với mức tối đa do NHNN quy định và 10% để lập quỹ dự trữ đặc biệt cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ.

- Vốn khác: như lợi nhuận chia chia, các quỹ khác chưa sử dụng.

Vốn tự có tự có của các NH thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NH song nó có vị trí quan trọng thể hiện tiềm năng ban đầu và là cơ sở để NHNo&PTNT Đông HN huy động vốn và cho vay.

Một điều dễ nhận thấy là khi nguồn vốn của một NHTM được tăng cường thì sức mạnh tài chính của NH đó cũng được nâng cao. Đó là cơ sở để NH tăng khả năng thanh toán và cho vay, hạn chế khả năng rủi ro, có điều kiện trong việc đầu tư thay đổi máy móc, công nghệ mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nó cũng là một

yếu cầu cấp thiết của quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Một NH với nguồn tài chính mạnh mẽ dễ dàng có được uy tín và vị thế tốt trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Đông HN (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w