- Sổ này có Trang, đánh số từ trang 01 đến trang Ngày mở sổ:
2 Ván MDF chống nước
2.5. Nhận xét thực trạng kế toán thanh toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất nội thất KB
dựng và Sản xuất nội thất KB
2.5.1. Ưu điểm
Thứ nhất: Tổ chức hoạt động kế toán trong công ty
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu , thu thập số liệu giản đơn gửi về phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng trực tiếp phụ trách phòng kế toán công ty.
Hình thức tổ chức này khá phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán trưởng là người có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, hỗ trợ cho kế toán trưởng còn có 2 phó phòng kế toán, góp phần tiết kiệm thời gian trong việc ra quyết định tài chính trong hoạt động kế toán nói chung và kế toán thanh toán với người mua và người cung cấp của công ty nói riêng mà vẫn đảm bảo dân chủ, khách quan không duy ý chí.
Thứ hai: Quá trình vào sổ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người
mua và người bán của công ty.
Quá trình vào sổ các nghiệp vụ liên quan tới quan hệ thanh toán với người mua và người bán của công ty được tiến hành theo đúng trình tự của phương pháp Nhật ký Chung. Từ những hoá đơn, chứng từ gốc, kế toán tiến hành cập nhật vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán, Nhật ký Chung, chứng từ kế toán thu thập số liệu để đưa vào sổ cái TK 131,331 để tổng hợp phần Nợ của hai tài khoản này.
Trong quá trình tiến hành vào sổ, kế toán thanh toán với người mua và người bán còn phải tiến hành đối chiếu và bàn bạc với các kế toán có liên quan về số phát sinh, số dư cuối tháng, cuối năm của một số tài khoản đối ứng với 131,331, như kế toán vật tư, kế toán thanh toán, thủ quỹ. Vì vậy mà quá trình vào sổ kế toán của doanh nghiệp khá hoàn chỉnh, những nhân viên
kế toán ở đây đều đã có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ nên họ không để xảy ra sai sót gì trong quá trình hạch toán vào sổ các nghiệp vụ kinh tế liên quan.
Thứ ba: Điều kiện ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.
Trước khi ghi sổ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chịu trách nhiệm đều kiểm tra rất kỹ càng các điều kiện liên quan để xác minh về tính chính xác của nghiệp vụ đó. Khi phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ thanh toán với người mua hàng và người cung cấp, kế toán chịu trách nhiệm càng phải quan tâm tới vấn đề này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới đánh giá tình hình tài chính trong kỳ, uy tín của doanh nghiệp.
Đối với thanh toán với người bán, việc ghi sổ chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các giấy tờ liên quan, mỗi phương thức thanh toán khác nhau, số lượng giấy tờ cần thiết để xác minh sẽ khác nhau. Tuy nhiên nó chủ yếu gồm: hoá đơn giao hàng, phiếu nhập kho, giấy báo nợ (trả qua ngân hàng), phiếu chi, vận đơn.
Trong quan hệ thanh toán với ngừơi mua hàng cũng vậy, tuỳ theo phương thức thanh toán mà số lượng và loại chứng từ kế toán cần thiết có thể khác nhau, nhưng tựu chung nó gồm có: hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, giấy báo có, phiếu thu.
Thứ tư: Sổ sách kế toán
Ở công ty được tổ chức theo hình thức Nhật ký Chung, hình thức sổ này có ưu điểm là tránh ghi trùng lặp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có sự đối chiếu so sánh rõ ràng, phù hợp với doanh nghiệp có nhân viên kế toán trình độ cao, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, rất phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ năm: Quá trình vào sổ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán của công ty.
Quá trình vào sổ các nghiệp vụ liên quan tới quan hệ thanh toán với người mua và người bán của công ty được tiến hành theo đúng trình tự của
phương pháp Nhật ký Chung. Từ những hoá đơn, chứng từ gốc, kế toán tiến hành cập nhật vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán, Nhật ký Chung, chứng từ kế toán thu thập số liệu để đưa vào sổ cái TK 131,331 để tổng hợp phần Nợ của hai tài khoản này.
Trong quá trình tiến hành vào sổ, kế toán thanh toán với người mua và người bán còn phải tiến hành đối chiếu và bàn bạc với các kế toán có liên quan về số phát sinh, số dư cuối tháng, cuối năm của một số tài khoản đối ứng với 131,331, như kế toán vật tư, kế toán thanh toán, thủ quỹ. Vì vậy mà quá trình vào sổ kế toán của doanh nghiệp khá hoàn chỉnh, những nhân viên kế toán ở đây đều đã có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ nên họ không để xảy ra sai sót gì trong quá trình hạch toán vào sổ các nghiệp vụ kinh tế liên quan.
Thứ sáu: Việc luân chuyển chứng từ kế toán
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị là phòng Tài chính kế toán do các bộ phận kế toán ở phân xưởng, bộ phận bán hàng tập hợp lại. Sau khi bộ phận kế toán doanh nghiệp kiểm tra kỹ, xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Việc ghi sổ hoàn thành là đến khâu lưu trữ. Công ty lưu trữ chứng từ theo đúng quy định: tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, được phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ (hồ sơ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính...). Trong từng bộ hồ sơ, tài liệu kế toán phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo mỗi niên độ kế toán, bảo đảm hợp lý, để tra cứu, sử dụng khi cần thiết.
Thứ bảy: Trình độ kế toán viên tại công ty.
Lập chứng từ
Các kế toán viên tại công ty hầu hết đều có trình độ tay nghề vững vàng, có nhiều năm kinh nghiệm, làm việc tại công ty từ những năm còn trong thời kỳ bao cấp, họ đều có tinh thần không ngừng học hỏi, đủ khả năng đáp ứng với những yêu cầu mới luôn biến động về thị trường và bạn hàng, thích nghi khá nhanh với những quy định mới chuẩn mực kế toán mới, quan hệ cởi mở và nhiệt tình trong việc truyền thụ kinh nghiệm cho những lớp kế toán trẻ mới vào nghề. Chính điều này đã tạo ra môi trường tốt để những kế toán trẻ có cơ hội phát triển, là lớp kế toán viên kế cận cho công ty trong tương lai.
Thứ tám: Sự quan tâm của ban giám đốc đối với hoạt động kế toán thanh toán với người mua và ngừơi bán tại công ty.
Quan hệ với ngừơi mua hàng và người cung cấp cho công ty là chủ yếu trong các quan hệ thanh toán, các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động này chiếm mật độ cao nhất trong các loại nghiệp vụ kinh tế diễn ra tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, ban giám đốc đã rất quan tâm tới việc quản lý hoạt động kế toán này, cụ thể, công việc này được giao cho hai kế toán viên riêng chịu trách nhiệm riêng biệt và đều giữ chức vụ là phó phòng kế toán tài chính của công ty. Điều này chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của ban giám đốc tới hoạt động thanh toán này.