Các kiến nghị về việc đổi mới cung ứng dịch vụ công cho người lao động

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 74 - 78)

- Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT còn thấp

4.Các kiến nghị về việc đổi mới cung ứng dịch vụ công cho người lao động

dân, kiến thức xây dựng cộng đồng, … tổ chức các cuộc thi, các trò chơi tập thể ngoài giờ làm việc để thu hút người lao động tham gia.

Các tổ chức đoàn thể (công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ) cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, thể dục, thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động trong các KCN, KCX; có chương trình, hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với văn hóa, điều kiện và đặc điểm người dân và lao động từng vùng, khu vực để thu hút người lao động cùng tham gia.

4. Các kiến nghị về việc đổi mới cung ứng dịch vụ công cho ngườilao động lao động

4.1.Kiến nghị với Chính Phủ

-Chính sách kinh tế: Cần có chính sách ưu tiên các địa phương nghèo,dân số đông,tập trung phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động và có điều kiện nâng cao mức sống.Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân.Cần có quy hoạch phát triển các KCN cho toàn quốc,trong đó gắn quy hoạch KCN với khu dân cư.Trong đó bên cạnh cơ sở hạ tầng trong KCN thì cũng cần hạ tầng về nhà ở ,giáo dục , y tế…nhằm đảm bảo cho mỗi người lao động đều được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ.

-Về giáo dục – đào tạo: Bộ giáo dục đào tạo cần hoàn thiện và chuẩn hoá chương trình dạy học;có kế hoạch đào tạo phù hợp giữa đào tạo cơ bản với đào tạo nghề nghiệp,giữa đào tạo đại học với đào tạo học nghề,tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hay đào tạo ra không phù hợp với yêu cầu xã hội. Phát triển hệ thống giáo dục công bằng với người lao động nhập cư, xoá bỏ việc ràng buộc về thủ tục hành chính khi nhập học.Cần tạo điều kiện học tập tốt cho mọi trẻ em,không phân biệt người có hộ khẩu hay hoàn cảnh kinh tế.Tiến tới xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông dễ tiếp cận và có chất lượng,không để trẻ em không được đi học vì lý do thiếu thủ tục hành chính.

-Về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ: Một mặt ,cần đa dạng hoá các thành phần và lực lượng xã hội tham gia vào cung cấp các dịch vụ y tế-khám chữa bệnh.Mặt khác,hạn chế việc thương mại hoá và tác động mặt trái của cơ chế thị trường trong lĩnh vực này thông qua các chính sách ,chương trình chăm sóc sức

khoẻ cho người nghèo và củng cố mạng lưới y tế nhà nước cấp xã-phường để đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu bình đẳng cho mọi người dân.Quản lý tốt và thanh tra nghiêm hoạt động các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người nghèo theo bảo hiểm y tế.

-Về dịch vụ bảo hiểm xã hội :Tăng cường quản lý nhà nước về công tác bảo hiểm xã hội , thống nhất hệ thống bảo hiểm xã hội trong cả nước,cải tiến công tác này nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu,lợi ích của người được bảo hiểm xã hội;đưa công tác BHXH thành hoạt động rộng rãi cho mọi đối tượng lao động,kể cả lao động nhập cư.

-Về lĩnh vực văn hoá thể thao:Cần có những chính sách cụ thể về nhiệm vụ nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động tại các KCN.Tăng cường sự đầu tư và quan tâm của Nhà nước về lĩnh vực này để không còn những KCN mà người công nhân phải sống trong nỗi khổ mù văn hoá tinh thần.

4.2. Kiến nghị với UBND các tỉnh,thành phố

-Về dịch vụ giáo dục và đào tạo: trên thực tế vẫn còn khoảng cách chênh lệch giữa con em người giàu-người nghèo,người sở tại với người nhập cư.Đặc biệt chênh lệch này còn bộc lộ khi bậc học càng lên cao,kể từ trung học trở lên.Để giảm biết bớt sự chênh lệch ,UBND nên có chính sách –cơ chế để giảm bớt gánh nặng đóng góp cho gia đình học sinh xuống dưới 50% như hiện nay,đồng thời mở rộng miễn giảm cho các đối tượng học sinh con lao động nhập cư nghèo,chế độ miễn giảm này nên áp dụng bắt buộc cho cả trường dân lập và công lập.

Mặt khác,UBND cần kiện toàn và nâng cấp hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất giáo dục-trường lớp ,phát triển và nâng cấp các trường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thu hút để đào tạo nghề cho thành niên khi bước vào đời ,cần đa dạng hoá các lực lượng xã hội tham gia đào tạo cũng như xã hội hoá công tác giáo dục kể cả tranh thủ các nguồn vốn và các dự án hỗ trợ giáo dục và đào tạo của các tổ chứ quốc tế để nâng cấp cơ sở vật chất được tốt hơn.Xây dựng các trường trọng điểm không chỉ đạt chỉ tiêu chất lượng ,nội dung dạy học mà còn phải đáp ứng tốt chính sách giáo dục cho các đối tượng.

-Về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ :UBND cần củng cố và phát huy các cơ sở y tế khám chữa bệnh hiện cớ để làm tốt các chương trình y tế quốc gia ,thực hiện chữa bệnh miễn phí cho những gia đình nghèo;hoàn thiện và nhân rộng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà ,hỗ trợ tiền khám chữa bệnh,tổ chức hệ thống để tiếp cận dịch vụ ,nâng cao y đức để người lao động được sử dụng dịch vụ y tế tốt và công bằng.

-Về dịch vụ bảo hiểm xã hội và các bảo đảm phúc lợi xã hội:Đặt trọng tâm của hoạt động bảo hiểm xã hội nhằm trợ giúp người lao động theo mô hình Nhà nước-Nhân dân – các tổ chức đoàn thể xã hội cùng tham gia.Thành lập các quỹ hỗ trợ kết hợp phát triển công tác bảo trợ xã hội.Tổ chức đưa hoạt động BHXH đi vào nề nếp.

-Về lĩnh vực văn hoá:UBND các tỉnh thành phố cần chú trọng đầu tư xây dựng các nhà văn hoá đa năng tại các khu vực tập trung KCN,tạo điều kiện cho mọi người lao động có thể tham gia sinh hoạt văn hoá.

Kết luận

Khu vực công cộng giữ vị trí vô cùng quan trọng ở mỗi quốc gia.Vì thế mở rộng,phát triển và quản lý khu vực này như thế nào để nâng cao chất lượng của dịch vụ công không những có ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi người mà còn quyết định rất lớn đến tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội.

Kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đã được Đảng và Nhà nước rất chú trọng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một bộ phận không nhỏ của giai cấp công nhân đã được hình thành tại các khu KCN. Bộ phận lao động này ngày càng tăng nhanh về số lượng, đa đạng về cơ cấu, với chất lượng lao động ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, lợi ích mà bộ phận công nhân trong các khu KCN được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính họ. Mặc dù chất lượng cung cấp dịch vụ công cho họ đã ngày một cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế về nhiều mặt.Tình trạng thiếu thốn nhà ở,con cái không được tạo điều kiện học hành,bị “phớt lờ” bảo hiểm xã hội,sống trong cảnh mù văn hoá tinh thần vẫn đang tiếp tục diễn ra và là là tình trạng chung của rất người lao động trong rất nhiều KCN trên toàn quốc. Những tồn tại đó bắt nguồn từ nhiều phía,cả từ bản thân người lao động và các chính sách lẫn sự quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan.

Từ những thực trạng trên,đặt ra yêu cầu các ngành các cấp và UBND các tỉnh,thành phố nơi có KCN phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công,giúp cho người lao động được tiếp nhận các dịch vụ công có chất lượng dễ dàng.

Chuyên đề thực tập này đã bước đầu đề ra một số giải pháp với hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người lao động trong các KCN,KCX.Song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy,Cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 74 - 78)