Những bất cập trong việc cung cấp dịch vụ công cho người lao động trong các Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 40 - 44)

2.Đánh giá hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công cho người lao động ở các khu công nghiệp trong một số lĩnh vực cơ bản

2.3.Những bất cập trong việc cung cấp dịch vụ công cho người lao động trong các Khu công nghiệp

trong các Khu công nghiệp

1. Người lao động bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ công

-Được xây dựng hỗ trợ về chỗ ở nhưng người lao động lại không có nhu cầu: Hiện nay, giá tiền thuê nhà trọ trung bình mỗi người từ 80.000đ/tháng – 150.000 đồng/tháng. Khoản chi trả này lớn từ gấp đôi đến gần gấp bốn lần mức tiền nhà được cơ cấu trong tiền lương của công nhân. Theo cách tính hiện hành, tiền nhà ở trong cơ cấu tiền lương tối thiểu chỉ chiếm 7,5%, với mức lương tối thiểu như hiện nay là 650.000 đồng, thì tiền nhà tương ứng là 48.700 đồng/tháng. Chính vì thế, mặc dù có một số khu KCN đã bắt đầu cung cấp nhà ở cho công nhân với chất lượng đủ đáp ứng tiêu chuẩn, nhưng công nhân vẫn không thể đến ở. Ví dụ điển hình là khu lưu trú của KCN Linh Trung (Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh). Khu nhà ở này toạ lạc trên diện tích 9.000 m2, với khu vui chơi giải trí thoáng mát, có căng tin giải khát và chiếu phim miễn phí; có 104 phòng, bố trí 8 người/phòng tổng cộng trên 800 chỗ ở; diện tích mỗi phòng 32 m2, trong phòng có bếp và khu vệ sinh khép kín; tiền thuê phòng 80.000 đồng/người/tháng. Đây là Khu lưu trú khá lý tưởng nhưng công nhân không mấy người thuê, bởi ngoài tiền nhà người thuê còn phải tự trả tiền điện, tiền nước là các khoản chi khá tốn kém. Vì thế, mặc dù Khu lưu trú này hoạt động từ tháng 1/2003 đến nay công nhân thuê chưa hết chỗ, phải cho sinh viên các trường đại học thuê.

-Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

Tuy đã có một số chính sách ưu đãi cho đào tạo người lao động được áp dụng, mức độ tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề của người lao động trong khu KCN vẫn còn rất hạn hẹp. Trước hết là do mức chi phí cho học nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay vẫn còn cao. Hầu hết người lao động, kể cả người lao động trong các khu KCN, khó có khả năng tiếp cận với dịch vụ đào tạo nghề nếu họ phải tự trang trải kinh phí. Đặc biệt, hầu hết các cơ sở đào tạo đều đã nâng mức học phí

lên tương đương với mức trần trong khung học phí đào tạo do Nhà nước quy định. Trong khi đó, ngoài học phí, học viên còn phải đóng nhiều khoản khác như; lệ phí thi cử, tiền gửi xe, tiền bảo hiểm, tiền chi mua nguyên vật liệu, dụng cụ,... để thực hành tại cơ sở đào tạo. Nếu tính cả tiền thuê nhà trọ, các chi phí cho sinh hoạt trong quá trình học tập và tiền mua tài liệu, giáo trình, dụng cụ học tập,...thì tổng các chi phí nói trên ước tính tối thiểu là 800.000 – 1.000.000 đồng/tháng/người, là mức quá cao so với thư nhập hiện nay của một lao động trung bình.

Ở các doanh nghiệp trong các khu KCN, việc đào tạo chủ yếu là “cầm tay chỉ việc”. Hình thức này có ưu điểm là chi phí thấp do tận dụng được các nguồn lực

từ doanh nghiệp (như những lao động có chuyên môn, tay nghề giỏi ở doanh nghiệp và các máy móc thiết bị có sẵn để thực hành). Tuy nhiên, các hình thức đào tạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” không thể trang bị cơ sở lý thuyết chuyên môn sâu cho người lao động. Điều này, sẽ ảnh hưởng làm giảm khả năng chuyển đổi và thích ứng với các vị trí công việc khác nhau của người lao động. Về lâu dài, nó còn hạn chế khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động, làm cho họ dễ rơi vào tình trạng không kiếm được việc làm khi có những biến đổi trong môi trường kinh tế xã hội.Các chính sách tuy đã được ban hành, nhưng việc tuyên truyền vận động hoặc triển khai còn chậm chạp, với các thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho việc thực hiện chúng trên thực tiễn.

Giáo dục và đào tạo đối với con, em người lao động: Nhìn chung, giáo dục

và đào tạo hiện được Nhà nước ta coi là “quốc sách”, là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển (tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục tăng nhanh từ 17% năm 2005 lên khoảng 18,9% năm 2008). Tuy nhiên, nhu cầu chi tiêu trong ngành giáo dục còn lớn hơn nhiều so với khoản chi ngân sách cho giáo dục, đặc biệt là chi đầu tư. Báo cáo đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004 cho thấy kinh phí ngân sách không đủ để trang trải các khoản chi cho các trường hoạt động bình thường nên phần còn lại thường dựa vào đóng góp của cha mẹ học sinh. Trong khi đó, nhiều gia đình thu nhập thấp không đủ khả năng chi trả cho các khoản phí học đường. Thực tiễn cho thấy, ngay đối với khu vực công lập, hầu hết các địa phương đều đưa ra mức học phí tương đương với mức trần trong khung học phí do nhà nước quy định. Đối với

khu vực ngoài công lập, mức học phí trong các cơ sở dân lập và tư thục do các cơ

sở giáo dục tự quy định và tối thiểu cao gấp 2 đến 3 lần so với các cơ sở công lập tương ứng. Vì thế, chi phí thực tế cho học tập của một học sinh cao hơn rất nhiều

so với mức học phí được xác định chính thức.

Thực vậy, đối với người lao động có con ở độ tuổi phổ thông, chi phí cho học tập của con em họ không chỉ có học phí và lệ phí thi mà còn bao gồm nhiều khoản khác như mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, tiền đồng phục, tiền học thêm, tiền học trái tuyến (dưới hình thức tự nguyện), tiền quỹ hội phụ huynh học sinh, v.v. Những khoản này cao gấp nhiều lần so với học phí mà người lao động phải chi cho con,em của họ. Bảng VI dưới đây được xây dựng theo các số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó, chi phí bình quân cho học tập của một học sinh trung học cơ sở ở các huyện, thị trấn thuộc 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long tháng 12 năm 2007, đã chỉ ra rằng những chi phí thực là cao hơn nhiều so với mức học phí do luật định.

đồng bằng sông Cửu Long, tháng 12 năm 2007

Đơn vị: đồng

TT Nội dung Huyện Thị trấn, thị xã

1 Học phí năm

(20.000 đồng x 9tháng)

180.000 180.000

2 Quần áo (2 bộ) 100.000 từ 100.000 đến 240.000

(đồng phục)

3 Quần áo thể thao (1bộ) 30.000 Từ 30.000 đến 40.000

4 Mũ (1 cái) 10.000 10.000

5 Áo mưa (1cái) 20.000 20.000

6 Dép (1-2 đôi) 20.000 20.000

7 Bảo hiểm y tế (không bắt buộc)

từ 0 đến 70.000 70.000

8 Sách giáo khoa 120.000 120.000

9 Sách tham khảo (không bắt buộc) từ 0 đến 60.000 từ 0 đến 60.000 10 Bút, thước 50.000 50.000 11 Vở viết 70.000 Từ 70.000 đến 100.000 Tổng cộng từ mục 2 đến 11 (bắt buộc) từ 420.000 đến 550.000 Từ 490.000 đến 730.000 12 Chi phí xe đạp (500.000 đ/ 4năm) Từ 0 đến 125.000 từ 0 đến 125.000 13 Tiền gửi xe đạp (250 đồng x 2 luợt x 26 ngày x 9 tháng) Từ 0 đến 117.000 từ 0 đến 117.000 Tổng chi phí xe đạp từ 0 đến 242.000 từ 0 đến 242.000 14 Quỹ lớp, trường Từ 0 đến 150.000 từ 0 đến 150.000

15 Sinh hoạt phí (điện, nước) từ 0 đến 10.000 từ 0 đến 10.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng quỹ và sinh hoạt phí Từ 0 đến 160.000 từ 0 đến 160.000 A Tổng chi phí học tập bắt buộc (từ khoản 1 đến 11): + theo năm: + theo tháng: từ 600.000 đến 730.000 (từ 67.000 đến 81.000) từ 670.000 đến 910.000 (từ 75.000 đến 101.000) B Tổng chi phí học tập khi dùng xe đạp (từ khoản 1 đến 13): + theo năm: + theo tháng: từ 842.000 đến 972.000 (từ 94.000 đến 108.000) từ 912.000 đến 1.152.000 (từ 101.000 đến 128.000) C Tổng chi phí học tập khi

đóng thêm các quỹ, sinh hoạt phí (các khoản từ 1 đến 11 và 14 đến 15) + theo năm: + theo tháng: từ 762.000 đến 890.000 (từ 84.000 đến 99.000) từ 830.000 đến 1.070.000 (từ 92.000 đến 119.000) D Tổng chi phí học tập khi đi xe đạp và đóng các quỹ, sinh hoạt phí (các khoản từ 1 đến 15) + theo năm: + theo tháng: từ 1.002.000 đến 1.132.000 (từ 111.000 đến 126.000) từ 1.072.000 đến 1.3120.000 (từ 119.000 đến 146.000) E Tổng chi phí học tập ở điểm D cộng thêm :

+ Bảo hiểm tai nạn 40.000 đồng/năm

+ Học thêm tiếng Anh 350.000đ/năm

từ 1.462.000 đến 1.702.000

(từ 162.000 đến 189.000)

Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong chính sách đối với con, em người lao động trong các khu KCN: Đối với các

em học sinh là con, em người lao động tại các khu KCN, ngoài các khoản chi mang tính “phổ thông” kể trên, thường họ còn phải chịu thêm một số khoản chi bổ sung. Ví dụ: Đối với người lao động nhập cư từ nơi khác đến, để con em được nhận vào học ở trường mầm non hay phổ thông công lập, họ còn phải đóng thêm tiền trái tuyến. Tuỳ theo quy định của từng trường, mức thu phí học trái tuyến này trung bình dao động trong khoảng 500 nghìn đến 2 triệu đồng, cá biệt có những trường có tên tuổi, mức thu phí trái tuyến có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Đối với người lao động tại các khu KCN có con ở độ tuổi mầm non, việc tìm địa điểm phù hợp cho con nhập học là không dễ dàng. Trước hết, vì xin được cho con vào học ở các trường công lập rất khó khăn, do nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ trường công thì ngày càng giảm đi dưới tác động của chính sách khuyến khích xã hội hoá giáo dục ở bậc mầm non-chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ công của nhà nước. Việc gửi trẻ ở các lớp tư thục hay các nhóm trẻ gia đình cũng là bất khả kháng, vì chi phí cho việc gửi trẻ theo hình thức này thường là cao. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, chi phí gửi trẻ trung bình cho 1 cháu, chưa bao gồm tiền ăn, thường dao động từ 200-500 nghìn đồng/tháng.

Trong khi vẫn nằm trong số nhóm dân cư có thu nhập thấp hiện nay, song theo chính sách hiện hành, con em của người lao động trong các khu KCN không thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí. Không những thế, theo quy định của khung học phí do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, họ còn phải đóng học phí ở mức cao nhất, đó là chưa kể các khoản phí “ngoài quy định”. Phần lớn trong số họ lại là dân nhập cư nên ngoài học phí họ còn phải đóng thêm tiền trái tuyến khi xin cho con vào trường công lập hoặc đóng học phí cao khi cho con học trường ngoài công lập.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có quyết định bỏ các khoản tiền trái tuyến, tiền xây dựng trường,... ra khỏi danh mục các khoản thu của nhà trường, nhưng trên thực tế, các trường vẫn thu các khoản trên dưới hình thức đóng góp tự nguyện như đóng quỹ phụ huynh học sinh, quỹ khuyến học, quỹ khen thưởng,... Với mức thu nhập bình quân trên dưới chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, những khoản đóng góp cho việc học tập của con em như trên quả là một gánh nặng đối với gia đình những người lao động làm việc tại các Khu KCN.

-Y tế và chăm sóc sức khỏe người lao động:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 40 - 44)