Giải pháp chung

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 63 - 65)

- Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT còn thấp

3.1.Giải pháp chung

3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp

3.1.Giải pháp chung

3.1.1. Chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và các tổ chức xã hội

Việc chuyển hoạt động cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân và các tổ chức hội tạo điều kiện cho nhà nước sử dụng cạnh tranh giữa các nhà cung ứng dịch vụ công với nhau để có được nhà cung ứng dịch vụ có hiệu quả nhất,và huy động được tiềm lực của tất cả các lực lượng xã hội.Việc sử dụng thị trường để cung ứng dịch vụ cạnh tranh sẽ giảm bớt chi phí và cải tiến chất lượng dịch vụ,san sẻ gánh nặng của nhà nước và tiến tới xây dựng mối quan hệ Nhà nước – thị trường.

Việc cho phép khu vực tư nhân tham gia cung ứng các dịch vụ công ích còn mang lại lợi ích đáng kể.Với việc huy động các nguồn vốn xã hội cho sự phát triển kết cấu hạ tầng,như hệ thống đường sá,giao thông vận tải,thông tin,vệ sinh môi trường…hiệu quả cung ứng các dịch vụ công trong những lĩnh vực này đã tăng mạnh, đi đôi với việc tiết kiệm một tỷ lệ lớn NSNN.

Bên cạnh đó,một số hoạt động cung ứng dịch vụ công còn được chuyển dần sang cho các tổ chức xã hội dân sự.Các tổ chức này tham gia tích cực vào việc cung ứng dịch vụ trực tiếp cho các cá nhân và cộng đồng,từ dịch vụ y tế,giáo dục đến những dịch vụ cho vay tín dụng nhỏ hoặc đào tạo hướng nghiệp.Ở các nước phát triển và đang phát triển ,nhiều tổ chức xã hội hoạt động song song với những cơ

quan cung ứng dịch vụ công của nhà nước.Các tổ chức xã hội thường có nhiều lợi thế khi thực hiện cung ứng dịch vụ công và họ có cơ chế hoạt động rất linh hoạt và gần gũi hơn với người dân.

Tóm lại, ngày nay phạm vi các dịch vụ công được chuyển giao cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội ngày càng mở rộng.Hầu hết các quốc gia áp dụng nguyên tắc lĩnh vực nào thị trường và xã hội có thể đảm nhiệm được thì nhà nước chuyển giao dần ở một mức độ nhất định trách nhiệm cung ứng dịch vụ công ở lĩnh vực đó.Ở những lĩnh vực dịch vụ không thể chuyển giao được cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội,thì nhà nước phải giữ vai trò cung ứng nòng cốt và phải tiến hành cải cách ở trong chính khu vực nhà nước để cải thiện chất lượng cung ứng các loại dịch vụ này.Về tổng thể,dù Nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công hay chuyển giao cho các khu vực khác ,thì với vai trò là người đảm bảo công bằng xã hội,nhà nước vẫn phải có nghĩa vụ quan tâm đến việc đạt được những mục tiêu chính của hoạt động dịch vụ công thông qua kiểm soát,điều tiết và bảo hộ để thị trường và xã hội cung ứng các dịch vụ đó một cách thuận lợi.

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo nhưng không thể “bao sân” mãi trong hoạt động cung ứng dịch vụ công.Thực tế cho thấy nhà nước không thể bao quát hết tất cả các đối tượng trong xã hội mà người lao động trong các KCN là một ví dụ điển hình.Với mục tiêu cuối cùng là nâng cao mức sống cho người dân,để người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ công một cách dễ dàng nhất thì điều quan trọng không phải ai là người cung ứng mà quan trọng là cung ứng như thế nào cho hiệu quả.Nhà nước cần hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người lao động,nhất là lao động nhập cư. Khu vực tư nhân cần được khuyến khích tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người lao động. Việc tăng cường xây dựng và cung cấp các dịch vụ trường học cho con em người lao động nhập cư là một ví dụ. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào một số dạng dịch vụ công có thể giúp lấp đầy các “khoảng trống”, hoặc các “ngách” thị trường còn bị bỏ ngỏ hiện nay.

3.1.2. Tăng cường sự tham gia của người lao động vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công

Sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công sẽ giúp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ của nhà nước thông qua việc cải tiến quản lý dịch vụ công và tăng cường sự minh bạch trong quyết định chính sách. Quá trình tham gia này thể hiện qua nhiều cách khác nhau, có thể từ tham khảo ý kiến, trao đổi thông tin, cho tới những hành động trực tiếp tham gia của công dân, chủ động đề xuất sáng kiến hoặc góp ý vào chính sách. Nhất là ở

những nơi việc cung ứng dịch vụ công không hiệu quả thì người dân có thể thông báo cho các cấp chính quyền về vấn đề này và thúc ép họ phải cải tiến. Do đó, các cơ quan công quyền buộc phải có trách nhiệm hơn trong việc lắng nghe tiếng nói của người dân và phản hồi kịp thời, đầy đủ trước các yêu cầu đó. Cơ chế phản hồi này giúp cho các thông tin hai chiều luôn thông suốt và được chia sẻ. Thông qua đó, người dân và các nhà cung cấp dịch vụ có cơ hội cùng đánh giá và trao đổi ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Người lao động có quyền nói lên những suy nghĩ của mình vì bản thân họ là những người được hưởng lợi từ những chính sách cung ứng dịch vụ công của nhà nước. Tăng cường vai trò của các tổ chức Công đoàn là vô cùng quan trọng trong việc tham gia xây dựng và giám sát doanh nghiệp và xác định các chế độ, quyền lợi cho người lao động phù hợp với ngành nghề, loại hình doanh nghiê ̣p.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 63 - 65)