Chủ trương về việc đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công cho người lao động trong các KCN gắn với phát triển KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 61 - 63)

- Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT còn thấp

2.Chủ trương về việc đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công cho người lao động trong các KCN gắn với phát triển KCN ở Việt Nam

lao động trong các KCN gắn với phát triển KCN ở Việt Nam

2.1. Thực hiện nhất quán đường lối của Đảng về nhiệm vụ nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho người lao động. sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chủ trương này được thể hiện rõ ràng trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội. Gần đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, quan điểm này lại một lần nữa được Đảng nhấn mạnh, trong đó, việc bảo đảm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được coi là sự phản ánh thiết thực nhất bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì thế, các chính sách được xây dựng và ban hành nhằm mục đích đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công cho người lao động phải thể hiện rõ chủ trương xuyên suốt của Đảng là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát

triển văn hoá, y tế, giáo dục,… giải quyết tốt các vấn đề xã hội, vì mục tiêu phát triển con người, đáp ứng các yêu cầu về tính nhân văn và xu thế phát triển hiện đại.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần phải làm tiền đề và điều kiện cho nhau.Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội,ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh ,có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội khi một bộ phận dân số đóng góp lớn cho phát triển kinh tế nhưng bị nghèo đói,đẩy ra ngoài lề các chính sách xã hội.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy.Muốn vậy ,mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới đảm bảo công bằng xã hội ;mỗi chính sách bảo đảm công bằng xã hội đều phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,dù trực tiếp hay gián tiếp,trước mắt hoặc lâu dài.

2.2. Nghị quyết số 20-NQ/TW về xây dựng giai cấp công nhân Việt Namthời kỳ đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đặt mục tiêu thực hiện tốt các nội dung trong Nghị quyết số 20-NQ/TW, do Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương khoá X thông qua về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá

đất nước”. Trong đó, đã đặt ra mục tiêu là phải “Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa

tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân”.

Để làm được việc này, các chính sách phải được xây dựng, sửa đổi, bổ sung sao cho có thể phát huy các nguồn lực và trách nhiệm không những của Nhà nước, mà còn cả của người sử dụng lao động, của các tổ chức chính trị - xã hội, và trách nhiệm của bản thân người lao động trong việc chăm lo cải thiện đời sống của công nhân.

Các chính sách đẩy mạnh việc cung ứng dịch vụ công phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu phát triển cụ thể cho thời kỳ từ năm 2010-2020 là: (i) cải thiện điều kiện về nhà ở tại các khu KCN; (ii) cải thiện các điều kiện sinh hoạt cho người lao động và các thành viên khác trong gia đình họ… ở mức tương xứng với thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và đóng góp của giai cấp công nhân. Việc thực hiện tốt các mục tiêu này chính là cách tốt nhất để giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong đời sống vật chất, tinh thần của công nhân.

Các chính sách phải cho phép gắn kết hài hòa và chặt chẽ các mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường. Các chính sách phải được xây dựng và hoàn thiện sao cho càng đi vào kinh tế thị trường, phúc lợi xã hội càng được chăm lo tốt hơn, mục tiêu giải quyết việc làm, phát triển giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân càng được đề cao hơn; các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực xã hội mở rộng và được phát huy, xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh. Trong khi vẫn khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm giàu chính đáng, các chính sách phải hướng tới việc giúp người lao động thoát nghèo, trở nên khá giả hơn; thực hiện các chính sách xã hộị; bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng.

2.3. Xác định rõ ràng, đúng đắn vai trò, chức năng và các nhiệm vụ của Nhànước trong bối cảnh của mô hình kinh tế mới nước trong bối cảnh của mô hình kinh tế mới

Để các khu KCN có thể phát triển nhanh và bền vững, trong khi vẫn cải thiện được đời sống của người lao động làm việc tại các khu này, Nhà nước phải định hướng quá trình phát triển các khu KCN bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở vừa tôn trọng các nguyên tắc của thị trường,

vừa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để phát huy các nguồn lực cho phát triển các khu KCN, các cơ quan nhà nước các cấp cần chú trọng hơn nữa vai trò chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội quan trọng; hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến điều kiện sống và làm việc của người lao động.

2.4. Thể hiện đầy đủ mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi giữa 2 chủ thể thịtrường chính là doanh nghiệp và người lao động trường chính là doanh nghiệp và người lao động

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn theo đuổi mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp thường đòi hỏi có sự “đánh đổi” bằng quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ người lao động cần được hoạch định và thực thi sao cho một mặt có thể bù đắp những hạn chế và khiếm khuyết, làm giảm thiểu/khắc phục các “thất bại” mang tính bản chất của cơ chế này, một mặt không làm ảnh hưởng tới mục tiêu làm giàu chính đáng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 61 - 63)