Những tiến bộ về mặt chính sách trong việc cung ứng một số dịch vụ công cơ bản cho người lao động

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 28 - 34)

2.Đánh giá hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công cho người lao động ở các khu công nghiệp trong một số lĩnh vực cơ bản

2.1.Những tiến bộ về mặt chính sách trong việc cung ứng một số dịch vụ công cơ bản cho người lao động

công cơ bản cho người lao động

2.1.1.Chính sách về nhà ở xã hội

Tiến bộ trong việc ban hành chính sách về nhà ở cho công dân và người lao động được thể hiện trước hết trong Luật Nhà ở (2005), trong đó, có nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền có nhà ở của công dân và người lao động dưới nhiều hình thức. Cụ thể, Điều 4 của Luật Nhà ở đã quy định về quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở của công dân. Luật Nhà ở còn quy định rõ về chính sách của Nhà nước về phát triển nhà ở (Điều 6), trong đó chỉ rõ Nhà nước phải có chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng; về nghiên cứu ứng dụng công nghệ và vật liệu xây dựng mới; về thị trường bất động sản nhà ở và thực hiện công khai, minh bạch thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua

đáp ứng nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội.”. Tại Điều 31, khoản 1, Luật này còn chỉ rõ rằng trong “Quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn và các dự án xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp,

khu chế xuất, khu công nghệ cao, ….phải xác định nhu cầu về nhà ở, đất để xây dựng nhà ở và hệ thống hạ tầng phục vụ nhu cầu ở”. Đặc biệt, luật còn quy định rất

rõ “khi phê duyệt các quy hoạch… cơ quan có thẩm quyền phải đồng thời phê duyệt quy hoạch phát triển nhà ở”, hoặc “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố công khai quy hoạch phát triển nhà ở, các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cụ thể đối với từng dự án phát triển nhà ở”. Trong Điều 48 về quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, Luật này cũng chỉ rõ: “Trong quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn,

khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải xác định rõ quy hoạch xây dựng quỹ nhà ở xã hội…”

Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã chủ trươngđến năm 2010 phải giải quyết có hiệu quả vấn đề nhà ở tại các khu KCN. Nghị quyết 20-NQ/TW về ‘tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước”đã đề ra nhiệm vụ “Ban hành chính sách khuyến khích các doanh

nghịêp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhất là tại các KCN, KCX…. Quy định phát triển khu công nghịêp phải đi liền với phát triển khu đô thị mới và các công trình phúc lợi công cộng, trong đó có khu nhà ở cho công nhân …. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng phục vụ lâu dài cho công nhân diện thu nhập thấp … Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân được tính vào giá trị đầu tư và hoạch toán vào chi phí sản xuất”.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP (ngày14/3/2008) quy định về Khu công nghịêp, khu chế xuất và khu kinh tế, trong đó có đề ra điều kiện để bổ sung KCN là “phát triển KCN gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư và nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân làm việc trong các KCN’. Tại điều 16 của Nghị định này có

đưa ra cơ chế ưu đãi ‘Chi phí xây dựng, vận hành và thuê nhà chung cư,… phục vụ

cho công nhân làm vịêc tại các KCN, khu kinh tế là chi phí hợp lý, được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong KCN - KKT’. Một số cơ chế ưu đãi khác cũng đã được các địa phương đề xuất như không thu tiền thuê đất cho các dự án nhà ở cho công nhân; được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, được giảm thuế,…Như vậy, yếu tố về nhà ở cho người lao động đã được xem xét, tính toán và trở thành điều kiện để hình thành các KCN mới. Quy

định này có thể sẽ phần nào giúp khắc phục tình trạng bất cập trước đây, đó là xây dựng hàng loạt các KCN mới nhưng lại bỏ ngỏ về vấn đề nhà ở cho người lao động. Mới đây, ngày 24/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân thuê nhằm tạo điều kiện cho người lao động làm việc tại các KCN, KCX, khu KCN có nơi ăn chốn ở ổn định, góp phần bảo đảm cuộc sống. Trong Quyết định này đã xác định rõ từ mô hình thực hiện các dự án đầu tư, đến quỹ đất dành để xây dựng nhà ở công nhân KCN, tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà; các ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý sử dụng, vận hành khai thác quỹ nhà ở, đối tượng được thuê loại nhà ở này.

2.1.2.Chính sách về giáo dục đào tạo cho con em người lao động và khuyến khích nâng đào tạo nghề cho người lao động

Luật pháp và chính sách về giáo dục và đào tạo người lao động được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, đối với người lao động nói chung và người lao động trong các khu KCN nói riêng, các quy định chính sách về khung học phí đối với các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân (nói chung) và các công cụ khuyến khích về đào tạo nghề hiện đang chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng.

- Chính sách về khung học phí: Ðối với giáo dục mầm non và phổ thông, khung học phí được quy định cho từng cấp bậc học và phân theo 3 khu vực là: (i) thành phố, thị xã, KCN; (ii) nông thôn, đồng bằng và trung du; và (iii) nông thôn miền núi thấp (Bảng 4)

Bảng 4: Khung thu học phí đối với các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân (Quyết định số 70/1998/QÐ-TTg)

Đơn vị: đồng/tháng/học sinh

Thành thị Nông thôn Miền núi Mẫu giáo 15.000 – 80.000 7.000 - 20.000 5.000 - 15.000

Tiểu học 0 0 0

Trung học cơ sở 4.000 – 20.000 3.000 - 20.000 2.000 - 8.000

Trung học phổ thông 8.000 – 35.000 6.000 - 25.000 4.000 - 15.000

Nguồn: Vụ Kế Hoạch Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ vào khung học phí của Thủ tướng Chính phủ qui định trên đây, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức học phí cụ thể cho từng cấp học, loại hìnhgiáo dục thuộc địa phương quản lý có phân biệt theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

Học phí đối với đào tạo nghề cũng được quy định tại Quyết định số

70/1998/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với các mức chi phí của người lao động cho việc học nghề như sau:

Bảng 5: Khung học phí đối với đào tạo nghề

Trình độ đào tạo Học phí (đồng/tháng/người)

Dạy nghề 20.000 - 120.000

TCCN 15.000 - 100.000

Cao đẳng 40.000 - 150.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðại học 50.000 - 180.000

Nguồn: Quyết định 70/1998/QÐ-TTg

Trên cơ sở khung học phí trên, các cơ sở đào tạo tự quyết định mức học phí cho đơn vị mình.

- Chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho người lao động trong các khu KCN: Hiện nay Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động nói chung, người lao động trong các Khu KCN nói riêng, cụ thể là:

•Khuyến khích người lao động tham gia các khoá đào tạo nghề để nâng cao năng lực và trình độ của bản thân thông qua việc tạo điều kiện để người lao động được vay vốn để đi học với lãi suất ưu đãi.

•Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của bản thân doanh nghiệp thông qua việc cho phép doanh nghiệp

tính chi phí đào tạo nhân lực vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

•Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa các viện - trường - doanh nghiệp nhằm đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

•Hỗ trợ, giúp đỡ một số đối tượng người lao động thuộc các nhóm yếu thế trong xã hội (như nông dân thiếu đất canh tác hoặc bị thu hồi đất canh tác, đặc biệt là những người bị thu hồi đất để xây dựng các khu KCN, người nghèo, người lao động sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi cha mẹ,...); các đối tượng thuộc diện chính sách (con em thương binh liệt sỹ, con em người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,...) được đào tạo nghề miễn phí thông qua một số đề án, dự án do Nhà nước tài trợ..Ngoài các văn bản nêu trên, người lao động trong các KCN, KCX còn có thể được hưởng ưu đãi từ các chính sách phát triển đối với các vùng mà họ đang cư trú hoặc các ngành mà họ đang tham gia lao động.

Đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách, quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Những văn bản này tập trung vào hướng dẫn thực hiện một số nội dung như khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, giám định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội (BHXH) và các chế độ khác như về an toàn vệ sinh lao động, điều dưỡng phục hồi chức năng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hiện vật,...cho người lao động. Đây là nhóm chính sách nhằm đảm bảo điều kiện vật chất cho duy trì và phát triển lực lượng lao động trong trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động và các rủi ro khác.

- Chính sách BHYT và BHXH: Nhà nước quy định mọi đối tượng lao động và sử dụng lao động đều có quyền và trách nhiệm tham gia đầy đủ BHYT (Luật BHYT 2008) và BHXH (Luật BHXH 2006). Mức đóng góp hàng tháng của người sử dụng lao động là 12% lương của người lao động (tương ứng 10% và 2% đối với BHXH và BHYT) và người lao động là 6% lương của họ (tương ứng 5% và 1% đối với BHXH và BHYT). BHXH bảo đảm các chế độ cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, hoặc thất nghiệp; còn BHYT bảo đảm quyền được khám, chữa bệnh, thanh toán viện phí, điều trị bệnh nội, ngoại trú. Các quyền tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ của người lao động còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư và Chỉ thị khác, với nội dung hướng dẫn thực hiện một số hoạt động như: khám sức khoẻ định kỳ, khám tuyển, khám bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, giám định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, BHYT và BHXH, và các chế độ khác như: an toàn vệ sinh lao động, điều dưỡng phục hồi chức năng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hiện vật,… cho người lao động. Điều 141 Bộ luật lao động còn quy định mọi lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc, chủ sử dụng lao động phải đóng 10% quỹ lương và người lao động phải đóng 5% mức lương. Điều148 của Bộ Luật lao động quy định trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và nghề muối phải tham gia hình thức BHXH phù hợp với đặc điểm sản xuất và lao động.

- Chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động: các chính sách, quy định về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nói chung gồm các nội dung chính về: (i) Chế độ khám tuyển: khám tuyển là bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi tiếp nhận người lao động. Chi phí cho công tác khám tuyển do người sử dụng lao động phải trả. Chủ sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp lao

động phù hợp với kết quả khám tuyển và khả năng lao động. Đối với người sử dụng không thực hiện chế độ khám sức khỏe tuyển dụng, cơ quan thanh tra và quản lý nhà nước có quyền xử lý phạt tiền đến 2.000.000 đồng; (ii) Chế độ khám sức khoẻ

định kỳ: Người sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho

người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất của mình, kể cả lao động học nghề và tập nghề. Thời gian thực hiện khám sức khoẻ định kỳ đối với người lao động được quy định là ít nhất mỗi năm một lần. Đối với các ngành sản xuất nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, thì thời gian này là 6 tháng: (iii) Chế độ khám bệnh nghề nghiệp: Khi người lao động làm việc trong môi trường lao động có tiếp xúc với các yếu tố độc hại của nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh nghề nghiệp. Nhà nước quy định mỗi tỉnh tối thiểu cần có 01 phòng khám bệnh nghề nghiệp và việc khám bệnh nghề nghiệp cần được tiến hành bởi bác sỹ có trình độ về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp. Chủ sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả các chi phí cho công tác khám chữa bệnh nghề nghiệp, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng (iv) chế độ phòng chống tai nạn lao động: quy định trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong các trường hợp tai nạn lao động xảy ra quá trình sản xuất. Việc đền bù và bồi thường đối với tai nạn lao động do BHXH chi trả, trong trường hợp người lao động không được tham gia BHXH thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả các khoản đền bù cho người lao động; (v) Giám định

bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động: Mọi người lao động bị tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp đều được giám định để hưởng các chế độ về điều trị, phục hồi chức năng và đền bù đối với sự suy giảm khả năng lao động của mình. Sau khi giám định, phải bố trí sắp xếp lại vị trí lao động phù hợp với khả năng làm việc của người lao động. Chi phí giám định đối với đối tượng người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động chi trả; và (vi) Các chế độ khác như

học tập về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp; Điều trị, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ người lao động; Quy định về trang bị bảo hộ lao động, v.v cũng được quy định rõ trong các văn bản luật và quy phạm pháp luật khác có liên quan

2.1.4.Chính sách tăng cường văn hóa,nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động

Ở tầm toàn quốc gia, thời gian gần đây, các chính sách nhằm tăng cường văn hóa được đẩy mạnh ở tất cả các cấp và các địa phương. Một trong các mục tiêu chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá là xây dựng và phát triển đời sống văn hóa thông tin ở cấp cơ sở. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước đã tăng cường đầu tư xây dựng và phát huy các thiết chế văn hóa cộng đồng. Năm 2007, cả

nước có 16.509 thư viện công cộng; 14.333 phòng đọc sách cơ sở. Mục tiêu đến năm 2010, có đến 99,5% số hộ trong cả nước được xem truyền hình và nghe đài tiếng nói Việt nam; 100% số làng bản có tủ sách công v.v...

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 28 - 34)