Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 57 - 61)

- Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT còn thấp

1. Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tại Việt Nam

1.1. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khu công nghiệp

Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển các KCN bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài,các yếu tố mang tính ổn định như điều kiện tự nhiên,vị trí địa lý ,khí hậu,nguồn tài nguyên…và các yếu tố mang tính linh hoạt đặc biệt là các chính sách và biện pháp điều chỉnh áp dụng…Các yếu tố này thay đổi theo thời gian .Giữa các yếu tố này có mối quan hệ qua lại với nhau và chúng có ảnh hưởng tổng hợp đến việc phát triển KCN.

Việc gia nhập của Việt Nam vào WTO đang dần dần hình thành những yếu tố có tính chất bền vững và kiến tạo quy tắc ứng xử các quan hệ giữa các nhà đầu tư trong và nhà đầu tư nước ngoài và giữa các hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhâp khẩu từ KCN và vào các KCN khác với kiểu ứng xử đã được thực hiện từ trước đến nay.Tuy nhiên,khi các nguyên tắc như nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia(NT) của WTO phát huy tác dụng ,thì những ưu đãi áp dụng cho KCN sẽ bị buộc phải loại bỏ.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất có thể bị đảo lộn đột ngôtj và những đặc lợi mà những ưu đãi của các KCN mang lại cho các hoạt động này có thể bị mất đi.Nói khác đi,vai trò của của các KCN với tư cách là những địa bàn hấp dẫn đầu tư sẽ bị giảm sút do tác dụng điều chỉnh của các nguyên tắc WTO. Đây là yếu tố đang làm giảm dần tính chất hấp dẫn của các KCN.Trong giai đoạn chuyển tiếp ,những ưu đãi này có thể vẫn được tiếp tục duy trì và sức hấp dẫn của các KCN vẫn còn ảnh hưởng đến một mức độ nhất định.

Nhu cầu cả trong hiện tại và lâu dài về phát triển công nghiệp của đất nước và các địa phương theo hướng coi trọng các ngành có lợi thế so sánh và các ngành có lợi thế cạnh tranh,tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng nông nghiệp đang là động lực thúc đẩy các địa phương thành lập các KCN hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Theo cách xem xét đó,các KCN sẽ còn được tiếp tục thành lập.

Sự phát triển của các KCN chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện phát triển của từng địa phương về vị trí địa lý,nguồn lực phát triển ,việc bố trí cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng trong từng thời kỳ phát triển.Do đó,tính chất khoa học và mức độ phù hợp trong phát triển các KCN sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện phát

triển của địa phương,đặc biệt là khả năng và mức độ thiết kế,xây dựng và thực hiện việc quản lý KCN.Khi nhu cầu phát triển của các KCN vẫn còn,đặc biệt là nhu cầu khai thác các nguồn lực phát triển,giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,thúc đầy xuất khẩu,tăng cường thu hút vốn đầu tư,kinh nghiệm quản lý,công nghệ hiện đại từ nước ngoài…thì các KCN sẽ trở thành một trong những mục tiêu được coi trọng và phát triển.Hơn nữa,việc phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua cũng đã khẳng định được vị trí và vai trò không thể phủ nhận của các KCN trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Chính sách phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài cho các tỉnh,thành phố và việc tăng cường hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật,chính sách và các công cụ khác đã làm tăng quyền tự chủ cho các địa phương.Trong những sự lựa chọn về giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,việc thành lập các KCN là giải pháp đã được các địa phương lựa chọn nhiều nhân và có thể đây là một trong những giải pháp phù hợp nhất với khả năng quản lý của địa phương trong việc thực hiện chính sách phân cấp đầu tư của nhà nước.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng mạnh vào Việt Nam do những thay đổi về chính sách thu hút đầu tư,mức độ mở cửa thị trường ngày càng rộng theo những nguyên tắc của WTO,sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và đội ngũ doanh nhân Việt Nam ,những tác động của môi trường kinh tế quốc tế.Dòng vốn này sẽ là động lực thúc đẩy các địa phương,đặc biệt là các địa phương có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng phát triển trong việc mở rộng các giao dịch kinh tế và kinh doanh quốc tế đẩy mạnh hoạt động thành lập KCN.Vấn đề là cần có định hướng và giải pháp để phát triển các KCN sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.

1.2. Các quan điểm phát triển KCN

Việc phát triển các KCN của các địa phương và của cả nước cần phục vụ mục tiêu thực hiện thành công công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước để đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghịêp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Theo cách xem xét này,các KCN phải thực sự là phương tiện hữu hiệu và là một trong những yếu tố chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế địa phương ,thu hút mạnh vốn đầu tư,chuyển giao công nghệ,tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.Những vai trò tích cực này cần được tận dụng triệt để và khai thác theo phương thức tối ưu ,do những tác động của dòng vốn quốc tế đang có lợi cho Việt Nam.

Cần triệt để tuân thủ các nguyên tắc của WTO trong quá trình hoạch định chính sách và áp dụng các biện pháp phát triển KCN.Việt Nam trong quá trình gia

nhập WTO và quá trình này đang đến rất gần.Các KCN là nơi có nhiều chính sách và biện pháp ưu đãi được áp dụng nhất.Theo những nguyên tắc của WTO mà trực tiếp là nguyên tắc không phân biệt đối xử(MFN và NT),các biện pháp được áp dụng trong các KCN này dễ bị coi là phân biệt đối xử và khi đã là thành viên chính thức,việc áp dụng các biện pháp ưu đãi có tính chất phân biệt sẽ bị coi là vi phạm các quy định của WTO.Hiện tại,các địa phương xuất phát từ điều kiện phát triển của mình có thể được áp dụng những biện pháp có tính chất đặc thù nhưng những biện pháp này chỉ có tính chất tạm thời do đó cần tính đến tính chất quá độ của các biện pháp áp dụng theo cam kết giữa Việt Nam và WTO.

Cần đánh gia thích hợp vị trí của các KCN cả từ góc độ lợi ích và góc độ chi phí và cần có giải pháp gia tăng mặt lợi ích và hạn chế mặt chi phí.Các KCN đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế cho nên cần phát huy những mặt tích cực của nó .Tuy nhiên,sự phát triển của các KCN cũng có những tác động nhất định về mặt kinh tế,xã hội,môi trường.Do đó,cần đánh giá đầy đủ cả những tác động tích cực và hạn chế,cả khía cạnh lợi ích và chi phí của việc thành lập các KCN để có giải pháp khai thác có hiệu quả mặt lơị ích và giảm thiểu mặt chi phí.

Cần đa dạng hoá hình thức tổ chức và phương thức quản lý các KCN phù hợp với từng địa phương và giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương làm ảnh hưởng đến lợi ích của địa phương.Các KCN có thể cần được phát triển theo thế mạnh của địa phương và tăng dần tính chất chuyên ngành của nó.Chẳng hạn,có thể thành lập các KCN vật liệu xây dựng ở những địa phương có điều kiện phát triển mặt hàng này,KCN nông sản ở những vùng có thế mạnh trong phát triển nông sản;ở các thành phố lớn nên thiên về phát triển các khu công nghệ cao,sử dụng it đất đai và lao động do quỹ đất hạn chế và giảm thiểu áp lực tăng dân số cơ học và những vấn đề xã hội phát sinh do di dân tự do giữa các vùng.. Cần có giải pháp tổng thể cả về phía ngành ,vùng và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chiến lược phát triển dài hạn để phát triển KCN trên cơ sở đánh giá đúng vai trò có tính chất quá độ của các KCN trong quá trình thực hiện các nguyên tắc và cam kết trong WTO. Các biện pháp trong ưu đãi trong KCN dễ dẫn đến tình trạng vi phạm nguyên tắc WTO cho nên cần công bố lộ trình hội nhập cụ thể và cam kết thực hiện với các nước trong WtO từ các cơ quan có thẩm quyền,từ đó tuyên truyền và cung cấp thông tin đầy đủ cho các địa phương và các BQL khu công nghiệp nhằm chủ động điều chỉnh chính sách và biện pháp áp dụng thích hợp với giai đoạn chuyển đổi. Do đó,cần coi trọng tính chất tổng thể và tính liên kết,phối hợp giữa các cấp ,các ngành và các địa phương trong việc đề ra các chính sách phát triển KCN.Khoảng thời gian quá độ để đi đến loại bỏ dần những phân biệt

đối xử trong chính sách là giai đoạn để hình thành những chính sách mới phù hợp hơn và không gây ra những thay đổi có tính chất đảo lôn trong việc thực hiện chúng hoặc gây thiệt hại cho doanh nghiêp.

1.3. Định hướng và chính sách phát triển các KCN

Quy hoạch phát triển các KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,của vùng và địa phương.Xây dựng phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt và gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực ; việc quy hoạch phát triển các KCN phải đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị,khu dân cư,hạ tầg kỹ thuật,hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển.Thực hiện tốt công tác phổ biến quy hoạch và công tác giám sát triển khai quy hoạch KCN;quy hoạch KCN gắn chặt với xây dựng nhà ở cho công nhân và xây dựng các công trình xử lý chất thải trong KCN.

Nghiên cứu cơ chế xây dựng nhà ở cho công nhân,theo hướng:

-Huy động tổng hợp các nguồn lực để đầu tư nhà ở;dành một phần tỷ lệ vốn ngân sách,các chủ doanh nghiệp,nhà đầu tư,huy động tiềm lực của dân doanh dưới sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước và áp dụng mức ưu đãi ở mức cao nhất về thuế,đất đai….

-Nhà ở cần được xây dựng phù hợp với người lao động về mức thu nhập,trình độ văn hoá;cần quản lý điều kiện tối thiểu về nhà ở cho thuê.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai tại KCN thông qua nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất KCN,phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất KCN với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước,vùng lãnh thổ để bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế,xã hội ,môi trường;kết hợp chặt chẽ với công tác phổ biến ,rà soát ,điều chỉnh quy hoạch và chính sách đất đai phù hợp với từng giai đoạn.

Mô hình tổ chức và hoạt động của các KCN cần được xây dựng một cách thống nhất.Tổ chức quản lý,phổ biến ,hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy chế hoạt động ,quy hoach và kế hoạch phát triển các KCN.Xây dựng bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường trong KCN.

Bổ sung và hoàn chỉnh các quy định liên quan đến KCN như chính sách về thuế,đất đai kết hợp với các chính sách về nhà ở ,bảo vệ môi trường để tiến tới có một hệ thống các quy định pháp luật về KCN hoàn chỉnh.Nghiên cứu và đề xuất các phương án cụ thể để huy động các nguồn vốn ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các KCN.

Việc hình thành các KCN trên các vùng,miền khác được tiến hành khi các đề án đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chí hình thành các KCN đã được quy định và trên cơ sở sơ kết,tổng kết và phát triển các KCN.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w