Giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế và phát huy thành tựu nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong một số lĩnh vực cơ bản

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 65 - 74)

- Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT còn thấp

3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp

3.2. Giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế và phát huy thành tựu nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong một số lĩnh vực cơ bản

nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong một số lĩnh vực cơ bản

3. 2.1. Loại bỏ rào cản về hộ khẩu

1) Tiếp tục các nỗ lực nhằm “tự do hoá” chế độ hộ khẩu ở các thành phố theo hướng giảm dần các tiêu chí gây phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội. Việc tự do hoá này có thể được tiến hành dần từng bước, bắt đầu bằng các thử nghiệm với các biện pháp cho phép loại bỏ sự phân biệt về kinh tế; Cấp hộ khẩu thường trú cho con cái người lao động di cư dài hạn. Những biện pháp “không phân biệt đối xử” này sẽ giúp loại bỏ nguy cơ tạo ra một nhóm dân cư “cá biệt” và “bị loại trừ về mặt xã hội” tại các vùng KCN hoặc các vùng đô thị. Đây cũng còn là cách tốt để loại trừ nạn tham nhũng liên quan đến việc đăng ký hộ khẩu.

2) Loại bỏ dần dần các rào cản hộ khẩu đối với các dịch vụ công: cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, Nhà nước cần bãi bỏ dần các hạn chế, phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các dịch vụ công, có nguồn gốc từ chế độ hộ khẩu. Chính quyền các địa phương cần được trao trách nhiệm cụ thể hơn về việc cung cấp một cách bình đẳng các dịch vụ công đến người lao động tại các khu KCN, bất kể họ có hộ khẩu thường trú hay chưa. Điều này trước hết cần được thực hiện qua việc loại bỏ các rào cản hộ khẩu đối với việc tiếp cận các dich vụ giáo dục – đào tạo, dịch vụ y tế tại địa phương như: rào cản đối với việc xin nhập học của con, em người lao động nhập cư, các rào cản về BHYT. Một số các quy định về phúc lợi khác liên quan đến hộ khẩu cũng cần được xem xét, ví dụ: chế độ trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo hoặc bị tai nạn cần được thực hiện bình đẳng cho cả người có hộ khẩu thường trú và hộ khẩu tạm trú, nếu họ sống trên cùng một địa bàn.

Để người lao động có thể có điều kiện tiếp cận với dịch vụ công một cách dễ dàng,một yếu tố quan trọng là trước tiên họ phải được đảm bảo về thu nhập.Khi chi phí đi học ,chi phí khám chữa bệnh… không còn quá cao so với thu nhập của người lao động thì họ mới có thể sử dụng được các dịch vụ công đó.Vì vậy,cải cách tiền lương cho người lao động là vô cùng quan trọng khi đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công.

Các giải pháp nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động:

Một là, triển khai tích cực hơn đề án cải cách chính sách tiền lương, BHXH giai đoạn 2008- 2012, trong đó biện pháp trước hết là điều chỉnh nâng dần mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, tiến đến thống nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp theo lộ trình đã đặt ra, nhằm từng bước bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao đô ̣ng và thống nhất tiền lương tối thiểu giữa các loa ̣i hình doanh nghiê ̣p; Thí điểm áp du ̣ng mức lương tối thiểu ngành đối với mô ̣t số ngành như dê ̣t may, da giày.

Mức lương tối thiểu phải được điều chỉnh sao cho bảo đảm đủ chi tiêu tối thiểu hàng ngày của người lao động, đảm bảo sức mua đủ các mặt hàng thiết yếu cho người lao động ngay cả trong trường hợp có biến động về giá hàng tiêu dùng. Khi có biến động giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 10% so với thời điểm công bố mức tiền lương tối thiểu hiện hành thì phải công bố mức tiền lương tối thiểu mới để bảo đảm thu nhập thực tế cho người lao động. Việc xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương (trả lương theo sản phẩm/trả lương theo thời gian), trả thưởng tại doanh nghiệp, để trả lương cho người lao động là việc bắt buộc.

Để cải thiện tiền lương cho người lao động, bên cạnh quy định tiền lương tối thiểu, Nhà nước cần quy định thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác (suất ăn giữa ca, trợ cấp tiền nhà ở,...) mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm nâng cao thu nhập của người lao động, đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần của người lao động không ngừng tăng lên và có tích lũy.

Sớm xem xét, ban hành Luật lương tối thiểu.

Hai là, trong thời điểm giá cả sinh hoạt ngày càng tăng cao, tiền lương và thu nhập của người lao động chỉ đủ bù đắp và tái tạo sức lao động ở một mức độ nào đó, do vậy để từng bước nâng cao thu nhập của người lao động thì bản thân người lao động phải không ngừng ra sức nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ và tay nghề, qua đó tăng năng suất lao động. Chỉ có tăng năng suất lao động không ngừng người lao động mới có thể cải thiện được thu nhập.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, các chính sách lao động tiền lương mới ban hành cho người lao động và người sử dụng lao động.

Bốn là, xem xét, trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Bộ Luật Lao động, trong

đó cần đặt vấn đề có tính bắt buộc trong quy định đối với việc các doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương theo quy định về nguyên tắc của Chính phủ.

3.2.3. Các giải pháp ổn định nơi cư trú cho người lao động

(i) Nhóm giải pháp về quy hoạch nhà ở cho công nhân trong các Khu KCN

1) Nhà ở cho người lao động tại các khu KCN cần được coi là lĩnh vực phúc lợi xã hội và vì thế, cần được đưa vào thành một bộ phận cấu thành của Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu KCN. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp có thể là khách hàng của Nhà nước (mua dịch vụ nhà ở để cung cấp cho công nhân của mình); hoặc đơn giản là trả chi phí tiền thuê nhà cho công nhân, để họ tự thuê chỗ ở.

2) Có thể coi việc bảo đảm nhà ở cho công nhân là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, việc thương lượng về vấn đề nhà ở cho công nhân nên đặt ở cấp cao hơn cấp doanh nghiệp (Ví dụ: cấp BQL khu KCN), để đảm bảo rằng các quyền lợi của công nhân được tôn trọng và bảo vệ.

3) Quy hoạch các Khu KCN phải gắn với quy hoạch nhà ở cho người lao động, với các hạng mục xây dựng như đường giao thông, cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, bưu điện, trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo; khu vui chơi giải trí công cộng, chợ hoặc siêu thị, nhà văn hoá, v.v.

4) Xúc tiến việc bổ sung quy hoạch nhà ở, hạ tầng xã hội cho các Khu KCN đang hoạt động để sớm cải thiện đời sống cho người lao động. Để thực hiện vấn đề này, cần phải tập trung giải quyết tốt một số vấn đề sau đây:

•Đối với các Khu KCN đã hoạt động mà chưa xây dựng nhà cho thuê, phải quy hoạch bổ sung ở các khu dân cư lân cận. Cần tính toán huy động cao nhất hệ số sử dụng lao động tại chỗ, tính toán số lao động ngoại tỉnh sẽ định cư lâu dài và có thời hạn để xác định diện tích xây dựng nhà cho thuê, cơ sở hạ tầng, dịch vụ sinh hoạt cho các đối tượng này.

•Cần có quy hoạch qũy đất cho các nhà đầu tư, cũng như có chính sách hỗ trợ ưu đãi và điều kiện thuận lợi cho công ty hoặc nhân dân xây dựng nhà ở cho công nhân.

(ii) Nhóm giải pháp về các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà cho công nhân

1) Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, có chính sách ưu đãi về sử dụng đất, đầu tư hạ tầng

cơ sở, vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, miễn hoặc giảm một số loại thuế trong thời gian thích hợp cho các nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động ngoài tỉnh ở các Khu KCN.

2) Chính quyền các địa phương có liên quan cần sớm tổ chức việc rút kinh nghiệm về các mô hình hiện có, các điển hình tốt về xây dựng nhà ở cho công nhân thuê và chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan cần phải nhanh chóng xây dựng các chính sách ưu đãi thích hợp đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, dựa trên kinh nghiệm của các điển hình tốt này; Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tự bỏ vốn xây dựng nhà ở cho người lao động của doanh nghiệp mình theo quy hoạch. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nếu không trực tiếp đầu tư để xây dựng nhà ở cho người lao động, phải có trách nhiệm đóng góp cùng thành phố, địa phương và các khu KCN khác để bố trí nhà ở cho người lao động.

3) Cần có chính sách miễn, giảm thuế và/ hoặc áp dụng các mức thuế suất khác nhau cho loại hình nhà trọ phục vụ cho công nhân. Ví dụ: cho phép doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng được miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, được nhà nước hỗ trợ thông qua tín dụng ưu đãi với mức lãi suất như tín dụng cho người nghèo với thời gian tương đối dài; miễn thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

4) Thành lập Quỹ nhà ở để hỗ trợ tiền thuê nhà, mua nhà đối với công nhân. Quỹ này có thể hình thành từ ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa bàn.

5) Ban hành tiêu chuẩn tối thiểu về phòng ở, vệ sinh môi trường và hạ tầng khu nhà trọ để các chủ đầu tư mới thực hiện, còn chủ nhà trọ đang hoạt động thì dựa vào đó để nâng cấp, bảo đảm tiện ích tối thiểu và điều kiện vệ sinh, môi trường sống cho người lao động.

3.2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế - Chế độ bảo hiểm xã hội

1) Ban hành các biện pháp quyết liệt để chấm dứt hiện tượng chủ sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm cho người lao động.

2) Xem xét và tách nội dung quy định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động thành những phần riêng để dễ dàng vận dụng vào thực tế.

3) Quy định mức chi trả cho người bị bệnh nghề nghiệp theo tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động như bị tai nạn lao động.

4) Nghiên cứu và xây dựng các văn bản quy định tham gia BHXH đối với những người lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ, v.v. ...để có thể thực hiện các chế độ cho mọi đối tượng lao động.

5) Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả và tích cực các quy định của pháp luật về BHXH đối với người lao động.

6) Xem xét việc quy định thanh toán một phần tiền khám và chữa bệnh cho người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong quỹ BHYT, tránh gây phiền hà và mất thời gian cho người lao động.

- Chính sách Bảo hiểm y tế

1) Quy định mức phạt hoặc trích nộp một phần lợi nhuận vào quỹ bồi thường đối với các doanh nghiệp có nhiều công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp.

2) Quy định một phần kinh phí cho khám và giám định bệnh nghề nghiệp được phép chi từ quỹ BHXH. Như vậy người lao động sẽ không bị phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp trong việc khám lại bệnh nghề nghiệp và giám định bệnh nghề nghiệp.

- Các chính sách chăm sóc sức khoẻ người lao động

1) Hoàn thiện chế độ khám tuyển: Xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển về

lâm sàng và xét nghiệm đối với lao động thuộc các ngành có tiếp xúc với các yếu tố độc hại có khả năng gây bệnh nghề nghiệp. Sửa đổi và bổ sung một số tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển dụng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Phối hợp với các ngành xây dựng tiêu chuẩn sức khoẻ cụ thể đối với lao động của từng ngành/nghề. Xem xét và hiệu chỉnh lại mức phạt vi phạm chế độ khám tuyển. Mức này cần nâng lên ở mức đủ cao để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay của đất nước, đảm bảo tác dụng ngăn ngừa và răn đe các hành vi vi phạm.

2) Cải tiến chế độ khám sức khoẻ định kỳ: Xây dựng và ban hành các

quy định về công tác khám sức khoẻ định kỳ đối với đối tượng thuộc khu vực liên doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác trong các khu KCN. Xem xét việc gắn trách nhiệm khám sức khoẻ định kỳ cho các công nhân khu KCN với nhiệm vụ của y tế cơ sở, y tế địa phương. Một số tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ khi khám sức khoẻ định kỳ đối với các ngành trong các khu KCN cần được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, tránh tình trạng phân loại sức khoẻ hình thức. Quy định thống nhất đầu mối đủ khả năng trình độ về chuyên môn xét nghiệm thực hiện hoạt động khám sức khoẻ định kỳ đối với các ngành có tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp.

Xem xét lai các quy định về mức phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động khám sức khỏe định kỳ lại cho phù hợp với tình hình thực tế. Mức phạt này cần được nâng lên đủ để đảm bảo tính nghiêm minh và ngăn ngừa việc vi phạm trong quá trình thực hiện luật.

Tìm kiếm các cơ hội bổ sung để thực hiện kiểm tra sức khoẻ miễn phí cho lao động nữ, thông qua việc phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự (các trường đại học y, dược, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo, v.v.

3) Cải thiện chế độ khám bệnh nghề nghiệp: Sớm ban hành các tiêu

chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán sớm và theo dõi một số bệnh nghề nghiệp. Quy định cụ thể hơn trách nhiệm về phạm vi quản lý của Bộ/ngành và của tỉnh đối với việc thực hiện các chế độ khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân tại các khu KCN, tránh tình trạng chồng chéo và bỏ trống. Các doanh nghiệp cần thực hiện các quy định của luật pháp về khám bệnh nghề nghiệp. Căn cứ vào tình hình cụ thể hiện tại của các địa phương, xây dựng những chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể dài hạn về công tác đào tạo, bổ túc và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y tế dự phòng. Xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp. Xem xét việc nâng mức phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về khám bệnh nghề nghiệp lên cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt cần ở mức đủ cao để có tác dụng buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các quy định về khám bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động.

4) Quy định về phòng chống tai nạn lao động: xây dựng và tăng cường

công tác đào tạo và bổ sung cán bộ cho khu vực thanh tra tại tuyến tỉnh nhằm đáp ứng hoạt động chuyên môn và quản lý đối với tình hình phát triển ngày càng nhanh chóng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tại các khu KCN. Xem xét nâng mức đền bù cho người lao động bị tai nạn lao động lên đủ cao để giúp người lao động khắc phục một số khó khăn trong cuộc sống sau này.

5) Giám định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động: sớm nghiên cứu, đề

xuất các văn bản quy định chế độ giám định, bồi thường đối với các trường hợp chưa tham gia BHXH. Kiện toàn công tác giám định tại tuyến địa phương nhằm thực thi đầy đủ những chế độ và chính sách đối với người lao động bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp trong các khu KCN.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w