III. Kiến nghị
3. Cơ quan quản lý trong nước: Làm thế nào để quản lý và nâng cao chất
3.4. Quản lý tư vấn
• Công tác chuẩn bị: Với sự chuẩn bị chu đáo, các cơ quan quản lý trong nước có thể sử dụng tư vấn tối đa ngay từ ngày đầu tiên. Sự chuẩn bị có thể gồm có: chỉ định người có năng lực phụ trách dự án, bố trí điều kiện làm việc thuận lợi cho tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin cho tư vấn…
• Cơ chế quản lý: Các cơ quan quản lý và các công ty tư vấn xây dựng nên thoả thuận về cơ chế phối hợp giữa các bên, bao gồm:
- Người liên lạc chính giữa các bên
- Thời gian biểu thực hiện cuộc họp đánh giá tiến trình thực hiện dự án và công trình
- Trong trường hợp có sự cố thì bên nào có trách nhiệm thông báo và quyết định giải quyết sự cố để tránh tình trạng đổ trách nhiệm cho nhau.
- Điều kiện tham chiếu, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản và các yếu tố khác cũng cần phải được thoả thuận giữa hai bên.
• Thông tin và trao đổi thông tin: Các cơ quan quản lý trong nước có nhiệm vụ cung cấp kịp thời thông tin và số liệu đáng tin cậy cho tư vấn vì đây là một yêu cầu quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ của người tư vấn. Vì việc thu thập thông tin vừa mất thời gian, vừa tốn chi phí nên cơ quan quản lý trong nước cần phải dự trù và chỉ định một số cán bộ phụ trách vấn đề này. Cơ quan quản lý trong nước cũng nên chú trọng đúng mức đến việc thu thập số liệu vì trong nhiều trường hợp chất lượng dịch vụ tư vấn dự án công trình xây dựng có thể bị chậm trễ do khâu cung cấp số liệu chậm và không chính xác. Trao đổi thông tin rõ ràng, kịp thời chính xác cho công ty tư vấn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để quản lý tư vấn.
• Tin tưởng và tôn trọng ý kiến chuyên môn của tư vấn xây dựng: Khẩu hiệu cần tuân thủ là “Hãy để tư vấn làm công việc của họ và quyết định. Chúng ta đã phải trả chi phí cho việc đó”1. Một thực tế thường xảy ra là có một số
1 Lựa chon và quản lý tư vấn – Biên soạn Galaxy; trang 17
khách hàng phải trả nhiều tiền cho tư vấn và sau đó phát hiện mình không đồng ý hay không thích ý kiến của tư vấn nên họ tiến hành và thực hiện công việc theo cách của mình. Điều này dẫn đến những hậu quả như: sự không hài lòng của khách hàng và của bên tư vấn, chất lượng công trình có thể không đạt yêu cầu, sự quy đổ trách nhiệm cho nhau…Thiết nghĩ vấn đề này cần phải tránh để xảy ra nhằm nâng cao chất lượng công trình cũng như nâng cao chất lượng tư vấn.
Tóm lại, trong giai đoạn hội nhập kinh tế, khoa học công nghệ phát triển thì công tác tư vấn xây dựng đòi hỏi sự vươn lên, đổi mới toàn diện về nhận thức, đầu tư và quản lý. Đã đến lúc tích luỹ kinh nghiệm thôi chưa đủ, mà cần phải nhanh chóng tiếp cận với kiến thức công nghệ xây dựng hiện đại. Trên cơ sở những kết quả ban đầu đã đạt được, chúng ta tin tưởng rằng cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, sự quan tâm và phối hợp của các Bộ ngành có liên quan cùng sự trưởng thành không ngừng của các công ty tư vấn xây dựng thì chất lượng tư vấn xây dựng Việt Nam nhất định sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức, phát triển vững chắc trong thời gian tới, trở thành hạt nhân trong ngành xây dựng, trong nền kinh tế nói chung. Đồng thời theo đà phát triển của dịch vụ tư vấn xây dựng trong nước, công ty Hyder chắc chắn sẽ vững bước đi lên trên con đường phát triển của mình và hy vọng Hyder sẽ là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng tại thị trường xây dựng Việt Nam.
KẾT LUẬN KẾT LUẬN
Tư vấn xây dựng đang cố gắng trên đà phát triển mạnh mẽ và từng bước khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế hội nhập của nước ta. Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nói: “ Ngành xây dựng phải đi trước, nếu không đất nước ta
sẽ công nghiệp hóa mà không có hiện đại hoá”1. Muốn hiện đại hoá, không thể không có các công trình tầm vóc thế kỷ, những cơ sở sản xuất hiện đại với công nghệ tiên tiến của thế giới. Muốn có điều đó chúng ta luôn cần đến ngành xây dựng mà tiên phong chính là hoạt động tư vấn xây dựng.
Mặt khác hoạt động tư vấn xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định hiệu quả đầu tư và chất lượng dự án xây dựng công trình. Nó còn có ảnh hưởng lớn đến những bước tiến của ngành xây dựng và của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy tư vấn xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, nó chưa thực sự phát huy được hết chức năng vai trò của mình. Có thể nói tư vấn xây dựng như những “cây xương rồng trên cát” phải tự lớn mạnh đi lên từ con đường gian khổ đầy thử thách. Trước bối cảnh hội nhập, mở cửa của nền kinh tế thị trưởng tư vấn xây dựng Việt Nam cũng như các ngành xây dựng khác muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn nhằm đạt trình độ khu vực và quốc tế. Ngoài việc nâng cao sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước thì các nhà thầu tư vấn cần chủ động khai thác cơ hội mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài đồng thời phát triển thương hiệu tư vấn xây dựng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc vươn ra thị trường nước ngoài không chỉ vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp, tổ chức tư vấn mà còn vì vị thế đất nước. Tuy nhiên để điều này thành sự thật thì không phải một sớm, một chiều là có thể thực hiện ngay được. Để làm việc này các doanh nghiệp tư vấn cần có quyết tâm lớn và chấp nhận mạo hiểm, có thể làm từ cái nhỏ đến cái lớn, nhưng cần phải triển khai ngay, nếu chậm trễ thì sẽ mất đi nhiều cơ hội thuận lợi. Tóm lại sự nghiệp tư vấn hãy còn ở phía trước và đội ngũ tư vấn xây dựng Việt Nam cần cố gắng để ngày càng xứng đáng với tầm vóc trí tuệ Việt Nam.
Theo dòng chuyển biến đổi thay của tư vấn xây dựng Việt Nam thì công ty Hyder cũng sẽ phải đổi mới và nâng cao năng lực chuyên môn, tạo chỗ đứng trên thị trường xây dựng Việt Nam.
Từ thực tế đó, một nhu cầu bức thiết đặt ra cho công ty Hyder và Chính phủ Việt Nam là làm như thế nào để thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng. Tin chắc rằng tương lai không xa, hoạt động này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trên bước đường hội nhập của kinh tế Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật về đấu thầu và tư vấn trong hoạt động kinh tế và hành chính tại Việt Nam; Nhà xuất bản Thống kê - 1999
2. Điều cần biết khi sử dụng tư vấn - Lê Quang Huy; Nhà xuất bản Xây dựng – 1998
1 Tạp chí xây dựng 1/2006 – Ngành xây dựng vững bước tới thành công – Dương Quang Minh
3. Lựa chọn và quản lý tư vấn - Biên soạn: Công ty Thiên Ngân Galaxy - 1998
4. Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức - Chủ biên: Nguyễn Đình Phan; Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐHKTQD; Nhà xuất bản Lao động - 2005
5. Giáo trình Khoa học quản lý II - Chủ biên: Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKTQD; Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật -2002
6. Quản lý chất lượng đồng bộ - John S.Oakland; Nhà xuất bản Hà Nội -1999
7. The consulting process in action - Gordon Lippitt &Ronald Lippitt; University Associates, Inc - 8517 Production Avenue San Diego, Califonia 92121 – 1997
8. Tạp chí Xây dựng số 4/2000 - Trao đổi về giá tư vấn thiết kế - Bích Thuỷ 9. Tạp chí Xây dựng số 9/2000 - Đổi mới mô hình quản lý công ty tư vấn xây dựng trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế - Viện sỹ. TSKH Nguyễn Văn Đáng
10. Tạp chí Xây dựng số 10/2000 - Tiêu chuẩn nghề nghiệp và kỹ thuật của kỹ sư tư vấn - TCTS Nguyễn Cảnh Chất
11. Tạp chí Xây dựng số 10/2001 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn xây dựng - Bích Thuỷ
12. Tạp chí Xây dựng số 7/2003 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn xây dựng - TS. Đặng Kim Giao
13. Tạp chí xây dựng 5/2005 - Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam - Hoàng Thọ Vinh
14. Tạp chí xây dựng 7/2005 - Tư vấn xây dựng với việc thực thi luật xây dựng - Phan Đình Đại
15. Tạp chí xây dựng 1/2006- Ngành xây dựng vững bước tới thành công - Dương Quang Minh
16. Website của công ty Hyder: http://www.hyderconsulting.com
17. Website của Hiệp Hội TVXD Việt nam: http://www.vecas.org
18. Website http://thanhnienoline.com.vn 09:26:29, 05/05/2005 - Tư vấn xây dựng - lĩnh vực chưa được coi trọng - Đức Hạnh
19. Website: http://www.Vecas.org - Một nửa số tỉnh thành chưa có trung tâm tư vấn xây dựng – KTS Trần Ngọc Chính
20. Website http://www.vecas.org - Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác tư vấn - Đức Hạnh