Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng Việt Nam - Ứng dụng tại công ty tư vấn Hyder (Trang 36 - 41)

II. Thực trạng hoạt động tư vấn xây dựng ở Việt Nam nói chung và tạ

2.1.Tại Việt Nam

2. Tình hình hoạt động tư vấn xây dựng

2.1.Tại Việt Nam

2.1.1. Giai đoạn 1954 – 1990

Giai đoạn này nền kinh tế nước ta theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung với vốn đầu tư gần như duy nhất là của Nhà nước. Thời kỳ này, hoạt động xây dựng chỉ gồm hai công đoạn chính là khảo sát - thiết kế và thi công xây lắp. Để xây dựng một công trình chủ đầu tư chọn một tổ chức thiết kế (là viện hay xí nghiệp thiết kế) để ký hợp đồng thiết kế và sau khi có bản thiết kế sẽ tự thi công hay chọn một tổ chức thi công để ký hợp đồng giao thầu thi công. Có nghĩa là trong

giai đoạn này chỉ có hai phương thức tự làm và chỉ định thầu, các thuật ngữ “đấu thầu”, “nhà thầu” “tư vấn xây dựng” cũng như “kỹ sư xây dựng” chưa xuất hiện.

2.1.2. Giai đoạn sau năm 1990

Từ năm 1986, Việt Nam đã từng bước bắt đầu công cuộc đổi mới và mở cửa về kinh tế nhưng trong ngành xây dựng thì quá trình đổi mới này thực sự diễn ra vào năm 1990. Với việc ban hành “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng” và “Quy chế đấu thầu” hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta đã được đổi mới và dần dần hội nhập với thông lệ quốc tế. Trong xây dựng đã hình thành rõ vai trò và trách nhiệm của ba chủ thể chính là chủ công trình, nhà tư vấn xây dựng và nhà thầu xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng công trình với việc sử dụng các dịch vụ tư vấn. Việc giao thầu mọi công việc tư vấn, mua sắm, thi công về nguyên tắc đều thông qua đấu thầu. Tài liệu đấu thầu - sau này sẽ là tài liệu hợp đồng giao nhận thầu được tổ chức tư vấn soạn thảo chi tiết và công phu.

Công đoạn khảo sát - thiết kế được mở rộng thành tư vấn với nhiều hoạt động mới xuyên suốt quá trình lập, triển khai dự án như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, các bản vẽ, bản dự toán, báo cáo kết quả thẩm định, đánh giá khối lượng… Các kỹ sư thiết kế nay trở thành kỹ sư tư vấn và họ phải học hỏi và tìm hiểu các vấn đề về tiêu chuẩn tư vấn nước ngoài. “Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 2.000 công ty tư vấn lớn nhỏ, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bao gồm: Đầu tư, công nghiệp, giao thông, xây dựng (chỉ tính tư vấn liên quan đến lĩnh vực kinh tế). Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự lưu ý đến thực tế là cho đến nay, có khoảng hơn 1.000 đơn vị tư vấn xây dựng, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước khoảng 30%, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 22%, còn lại 3% là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hay các dạng liên kết khác”.1 Các lĩnh vực tư vấn của các tổ chức tư vấn tại Việt Nam bao gồm: Tư vấn xây dựng công trình dân dụng, tư vấn công trình công nghiệp, tư vấn xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông vận tải, giao thông phục vụ quốc phòng, đường sắt, đường bộ, tư vấn công trình cấp thoát nước - môi trường, tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng - công trình hàng không, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, tư vấn xây dựng công trình thuỷ điện, nhiệt điện, lưới điện… trong đó lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp là chiếm tỷ trọng cao hơn 30% tổ chức tư vấn xây dựng trong nước.

1Website:http://thanhnienoline.com.vn 09:26:29, 05/05/2005 - Tư vấn xây dựng - lĩnh vực chưa được coi trọng - Đức Hạnh

Góp phần thúc đẩy tư vấn xây dựng Việt Nam phát triển theo kịp trình độ ở khu vực và thế giới thì không thể không nói đến Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam (Vecas), một tổ chức phi Chính phủ của các doanh nghiệp tư vấn. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá của đất nước, trong đó có ngành xây dựng, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét công nhận "Quy chế tổ chức và hoạt động", Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt nam chính thức được thành lập ngày 13/12/1995. Hiệp hội đã trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội quốc tế các Kỹ sư tư vấn thành lập từ 1913 – FIDIC từ 9/1997.

Mục đích của Hiệp hội:

• Phát triển nghề nghiệp tư vấn xây dựng vì lợi ích của công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước trên cơ sở khai thác sử dụng tốt tiềm năng của mỗi đơn vị thành viên, cùng phân công, hợp tác tạo được một thị trường ổn định, kinh doanh đúng pháp luật cho dịch vụ tư vấn xây dựng.

• Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên hành nghề tư vấn xây dựng, nâng cao uy tín đạo đức nghề nghiệp và cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

• Xúc tiến việc trao đổi nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và các thông tin Kinh tế - Kỹ thuật - Công nghệ cần thiết giữa các thành viên và với tổ chức tư vấn nước ngoài trong khu vực và thế giới.

Hiệp hội đã đề ra 10 tiêu chuẩn đạo đức hành nghề tư vấn, được tóm gọn trong 8 chữ: "Trí tuệ - Trung thực - Chất lượng - Hiệu quả”.

Đến nay, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam đã có gần 350 Hội viên là các Công ty, Tổng Công ty, Viện, Trung tâm, Trường Đại học,… hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng bao gồm cả các ngành Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi, Công nghiệp, Nông nghiệp, Văn hoá, Giáo dục, du lịch, thương mại, quốc phòng… từ trung ương đến địa phương, thuộc mọi thành phàn kinh tế trong tổng số hơn 1000 tổ chức tư vấn xây dựng của cả nước.1 Tại kỳ họp Đại hội đồng Hiệp hội FIDIC ở Edinburgh tháng 9/1997, Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam đã được công nhện là Hội viên chính thức của FIDIC. Tuy mới thành lập nhưng Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực động viên, tổ chức tập hợp các thành viên trong đại gia đình “Tư vấn Xây dựng” - một phần hữu cơ của ngành xây dựng.

Bên cạnh các công ty tư vấn trong nước, một nhân tố không thể thiếu trong bức tranh tư vấn xây dựng Việt Nam là các nhà thầu tư vấn nước ngoài. “Đến

1 Website của Hiệp Hội TVXD Việt nam: http://www.vecas.org

nay đã có nhiều nhà thầu nước ngoài vào thực hiện một khối lượng lớn về tư vấn xây dựng và xây lắp công trình tại Việt Nam chiếm thị phần lớn trong ngành xây dựng, trong đó phần lớn các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài và dự án viện trợ không hoàn lại đều do các nhà thầu nước ngoài làm thầu chính hay tổng thầu. Từ năm 2000 đến năm 2005 đã có 365 nhà thầu nước ngoài đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vao thực hiện 676 công trình và hạng mục công trình tại Việt Nam, trong đó số nhà thầu từ Nhật là nhiều nhất”.1

Về tiêu chuẩn xây dựng thì tư vấn Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Giai đoạn đầu Ngành xây dựng trong đó có tư vấn xây dựng bắt đầu tiếp xúc với tiêu chuẩn của các nước khác và gắn bó với hệ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO. Chúng ta cũng cố gắng tìm hiểu các bộ tiêu chuẩn xây dựng quan trọng như ISO, Anh, Pháp, Mỹ, Australia nhằm mục đích đánh giá định hướng cho nghiên cứu tiếp và áp dụng trong tương lai. Một số hoạt động khác về tiêu chuẩn cũng được tiến hành như những cuộc hội thảo, tập huấn về tiêu chuẩn nước ngoài. Điểm khác biệt giữa chuyên gia tư vấn Việt Nam và chuyên gia tư vấn nước ngoài là họ chỉ cần đơn lẻ áp dụng tiêu chuẩn xây dựng thì chúng ta phải “đa hệ” do tiếp xúc và làm việc với nhiều hệ tiêu chuẩn xây dựng mà Bộ Xây dựng cho phép áp dụng. Mặt khác, những nước khác cũng có sự giúp đỡ Việt Nam tìm hiểu quy chuẩn và tiêu chuẩn của mình để xây dựng một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho Việt Nam. Các chính phủ Anh, Pháp, Austraulia cũng đã tặng nước ta một bộ tiêu chuẩn xây dựng và thực hiện một số hợp tác song phương về quy chuẩn, tiêu chuẩn. Tuy nhiên qua các dự án, ảnh hưởng của bộ tiêu chuẩn nước ngoài này có ảnh hưởng không lớn đến tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Trong quá trình xây dựng những công trình có vốn đầu tư gần 10 tỷ USD FDI, một số kỹ sư tư vấn Việt Nam đã tham gia tư vấn nước ngoài để thiết kế, giám sát thi công công trình theo tiêu chuẩn nước ngoài và học hỏi thêm về những tiêu chuẩn đấy. Bộ Xây dựng với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước đã cho phép áp dụng tiêu chuẩn một số nước tại nước ta. Kết quả điều tra cho thấy trong số tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam thì quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng của Anh, Mỹ được áp dụng nhiều nhất rồi đế một số nước như Pháp, Australia, Nhật, Hàn quốc. Ngay cả các nhà đầu tư ASEAN mặc dù có nhiều tiêu chuẩn xây dựng ở nước họ nhưng trong các công trình dự án tại Việt Nam thì họ hầu hết áp dụng tiêu chuẩn Anh BS và ít hơn một chút là tiêu chuẩn Mỹ. Hiện nay, bộ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam tuy đã có, so với các nước Đông Nam Á là khá đầy đủ nhưng chưa được hoàn thiện, phần lớn còn áp dụng tiêu chuẩn cũ của Liên Xô có chỉnh sửa và không được các nhà thầu tư

1 Tạp chí xây dựng 5/2005 - Quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam - Hoàng Thọ Vinh

vấn sử dụng nhiều. Từ năm 1991, trong lĩnh vực xây dựng một số lớn tiêu chuẩn Việt Nam không bắt buộc sử dụng mà được chuyển sang hình thức tự khuyến khích sử dụng.

Để có thể quản lý chặt chẽ hoạt động tư vấn trong nước, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành có liên quan đã xây dựng một hệ thống pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tư vấn. Một số quyết định, nghị định của Chính phủ và của Bộ xây dựng về xây dựng và tư vấn xây dựng đến nay vẫn có hiệu lực ví dụ như Quyết định số 19/BXD - CSXD ngày 10/6/1995 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chế hoạt động và đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng, quyết định số 501/BXD - VKT của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy định về chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, Chính phủ cũng ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn việc thi hành Nghị định 87/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 về hoạt động cung ứng và sử dụng tư vấn. Năm 2003, Bộ luật Xây dựng được ban hành, sau đó là một số văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các nghị định của Chính phủ cùng các quy định của Luật xây dựng đã tạo ra một luồng gió mới cho hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động tư vấn xây dựng nói chung. Như vậy, đến nay nước ta đã phần nào cơ bản hoàn thành việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của nước ta. Mặt khác, đối với các nhà thầu xây dựng nước ngoài ở nước ta, ta cũng có một hệ thống văn bản luật để quản lý các nhà thầu này. Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật này qua từng thời kỳ thì với chức năng quản lý ngành xây dựng, Bộ xây dựng đã ban hành các thông tư hướng dẫn nội dung quản lý xây dựng đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý nhà thầu nước ngoài vào hoạt động tư vấn xây dựng và xây lắp công trình tại Việt Nam. Cụ thể, năm 1993 ban hành Thông tư số 03/BXD-QLXD (căn cứ Nghị định 28/HĐBT ngày 06/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng); năm 1995 ban hành Thông tư số 08/BXD-CSXD (căn cứ Nghị định 18/CP ngày 16/4/1993 và Nghị định 191/CP ngày 28/12/1994) năm 1997 ban hành Thông tư 01/BXD- CSXD căn cứ vào Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997; năm 2000 ban hành Thông tư số 16/2000/TT-BXD căn cứ vào Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000. Chính phủ cũng ban hành một số văn bản pháp luật về việc cấp giấy phép chứng chỉ cho các nhà thầu trong nước và nước ngoài. Cụ thể là:

• Chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình:

- Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Quyết định 23/2000/QĐ-BXD

ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình.

- Thông tư của Bộ Tài chính số 43/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 5 năm 2003 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng.

• Giấy phép thầu tư vấn và xây dựng (cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam):

- Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Thông tư 16/2000/TT-BXD ngày 11/12/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng công trình tại Việt Nam

- Thông tư của Bộ Tài chính số 43/2003/TT-BTC ngày 13/05/2003 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/05/2004 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của Nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tư của Bộ Xây dựng số 05/2004/TT-BXD ngày 15/09/2004 hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam;

• Giấy phép xây dựng:

- Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

- Thông tư liên tịch 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 Bộ xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

- Luật Xây dựng (Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về xây dựng).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng Việt Nam - Ứng dụng tại công ty tư vấn Hyder (Trang 36 - 41)