II. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn xây dựng
1. Đối với Việt Nam
1.3. Quốc tế hoá tiêu chuẩn nghề nghiệp và kỹ thuật của kỹ sư tư vấn
đang và sẽ phải đối đầu với nhiều công ty tư vấn lớn mạnh trên thế giới. Thách thức này là rất lớn, đòi hỏi các công ty tư vấn phải nhận thức đúng đắn nghiêm túc về việc nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình. Tóm lại “lời giải hay nhất cho bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh… là đổi mới mô hình quản lý hiện hữu, tìm kiếm bước nhảy vọt trong cuộc chạy đua không cân sức này”1.
1.3. Quốc tế hoá tiêu chuẩn nghề nghiệp và kỹ thuật của kỹ sư tư vấn xây dựngdựng dựng
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, việc giao lưu giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, nhu cầu quốc tế hoá các tiêu chuẩn để đánh giá trình độ kỹ thuật của kỹ sư, chuyên gia, đánh giá chất lượng sản phẩm… càng đòi hỏi bức thiết. Yêu cầu đối với tư vấn xây dựng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế là không chỉ phấn đấu để cạnh tranh tại thị trường trong nước mà còn phải vươn ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên các nhà tư vấn xây dựng nước ta sẽ gặp phải rào cản rất lớn đó là hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn chuyên môn hoá nghề nghiệp mà phần lớn các nước, nhất là các nước phát triển sử dụng để bảo hộ cho các công ty tư vấn trong nước họ. Như vậy nếu các nhà tư vấn Việt Nam muốn hoạt động tại thị trường nước ngoài thì phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp theo quy định quốc tế, hay phải được cấp chứng chỉ hành nghề thông qua hiệp ước thoả thuận thừa nhận lẫn nhau song phương hay đa phương.
Ở các nước phát triển, cách đây hàng chục năm người ta đã tiến hành việc đăng ký “kỹ sư hành nghề”. Kỹ sư mới ra trường có quyền được làm việc nhưng chưa được xem như là “kỹ sư hành nghề”. Họ phải làm việc dưới sự chỉ đạo của các kỹ sư hành nghề. Những người này phải trải qua một thời gian nhất định (dài hay ngắn tuỳ vào từng nước), được thử thách trong sản xuất cả về lý luận và thực tiễn, về cả nghề nghiệp và đạo đức. Hàng năm thì các “kỹ sư hành nghề” đều được xem xét để đánh giá lại. Chính nhờ vậy mà để hành nghề và đứng vững trong cơ chế thị trường họ phải luôn không ngừng học hỏi để nâng cao chuyên môn nghề nghiệp của bản thân. Ở nước ta, trong Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về đăng ký kinh doanh (theo Luật Doanh nghiệp) đã quy định “Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 4, điều 6 Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Hội nghề
1 Tạp chí xây dựng 9/2000 - Đổi mới mô hình quản lý công ty tư vấn xây dựng trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế - Viện sỹ. TSKH Nguyễn Văn Đáng
nghiệp chỉ cấp cho cá nhân có đủ trình độ nghề nghiệp và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định”. Trong 15 năm qua, việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được Chính phủ giao cho Bộ xây dựng quy định và tổ chức thực hiện. Việc thực hiện nay cũng đã có thời kỳ chững lại và chưa đạt được hiệu quả lẽ ra phải có của nó. Thiết nghĩ nước ta nên áp dụng cơ chế “kỹ sư hành nghề” như các nước khác để có thể nâng cao khả năng chuyên môn của kỹ sư tư vấn đồng thời các kỹ sư nước ta cũng nên đăng kí theo tiêu chuẩn kỹ sư quốc tế. Điều này sẽ giúp cho đội ngũ chuyên gia tư vấn nước ta có thể dễ dàng vượt qua được hàng rào tiêu chuẩn về nghề nghiệp và kỹ thuật của các nước khác. Hiện nay trên thế giới và trong khu vực, các quốc gia hợp tác với nhau về kinh tế, khoa học công nghệ, xây dựng… ngày càng nhiều. Vì vậy mà nhu cầu “công nhận lẫn nhau” trình độ chuyên môn cũng là đang gia tăng. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì tiêu chuẩn “Kỹ sư Apec” đang là một tiêu chuẩn hàng đầu. Ba năm trước, Apec đã tổ chức một diễn đàn về “Sự công nhận lẫn nhau về nghề nghiệp ở trong nội bộ Apec” và đề ra tiêu chuẩn kỹ sư Apec được công nhận và thống nhất trong khối Apec. Kỹ sư Apec được định nghĩa như sau: “Là kỹ sư hành nghề trong một nước Apec và được một tổ chức (được phép) của nước đó chứng nhận là đã đạt các tiêu chuẩn do Apec đề ra. Đó là:
• Đã hoàn thành một chương trình kỹ thuật được công nhận hoặc chứng nhận.
• Đã được nước sở tại công nhận là có thể công tác độc lập.
• Đã có ít nhất 7 năm kinh nghiệm thực hành kể từ ngày tốt nghiệp.
• Đã có ít nhất 2 năm chịu trách nhiệm về một công việc có ý nghĩa.
• Duy trì được sự tiếp tục phát triển nghề nghiệp ở mức độ thoả mãn”1.
Ngoài ra những người muốn được công nhận là kỹ sư Apec còn tuân theo Quy tắc đạo đức hành nghề được quy định và phải chấp hành các quy định pháp lý khác của nước sở tại.”. Như vậy điều cần làm và phải làm là các kỹ sư Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiện bản thân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của tiêu chuẩn Kỹ sư Apec và đăng ký theo tiêu chuẩn đó. Không chỉ có vậy mà Việt Nam cũng phải tham gia thoả thuận thừa nhận lẫn nhau do ASEAN xây dựng. Thoả thuận này triển khai xây dựng các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong hành nghề đối với 4 lĩnh vực gồm: kiến trúc, tư vấn kỹ thuật xây dựng, khảo sát và kế toán. Việc xây dựng thoả thuận này dựa trên hướng dẫn của Apec, của Liên Hiệp Kiến trúc sư quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế khác. Thoả thuận đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với người đăng ký hành nghề về trình độ, bằng cấp được đào tạo, năng lực kinh nghiệm nghề
1 Tạp chí xây dựng 10/2000 – Tiêu chuẩn nghề nghiệp và kỹ thuật của kỹ sư tư vấn – TCTS Nguyễn Cảnh Chất
nghiệp và phát triển nghề nghiệp liên tục…Các nước tham gia thoả thuận này sẽ phải xây dựng một hệ thống đăng bạ đầy đủ để có thể kiểm tra, xét cấp chứng chỉ, quản lý và giám sát theo dõi chế tài người hành nghề chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn hành nghề được thừa nhận lẫn nhau. Việc tham gia thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong hành nghề các dịch vụ nghề nghiệp trong đó có dịch vụ tư vấn xây dựng sẽ tạo điều kiện cho kỹ sư xây dựng cùng kỹ sư tư vấn Việt Nam có năng lực đủ tiêu chuẩn và điều kiện thuận lợi tham gia hoạt động tại thị trường nước ngoài. Đồng thời điều này cũng sẽ góp phần đẩy mạnh chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam hiện nay.