Mục tiêu và các đề xuất xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức của Cục KT&KĐCLGD trong thời gian tới (giai đoạn từ 2011 đến )

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 50 - 51)

Cục trưởng P.Kiểm định chất

3.2.1.Mục tiêu và các đề xuất xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức của Cục KT&KĐCLGD trong thời gian tới (giai đoạn từ 2011 đến )

Cục KT&KĐCLGD trong thời gian tới (giai đoạn từ 2011 đến….)

- Đề xuất xây dựng Trung tâm đánh giá chất lượng Giáo dục và Trung tâm Dịch vụ công; Các Trung tâm đánh giá ngoại ngữ.

Trong đó :

- Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục được thành lập với tư cách là một đơn vị hành chính sự nghiệp, là một trung tâm quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công.

Việc ra đời Trung tâm là cần thiết nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá chất lượng giáo dục cho các cơ sở (Quy trình : Tự đánh giá – Đánh giá ngoài – Thẩm định kết quả đánh giá – Công nhận kết quả đánh giá). Hiện nay trong quy trình đánh giá CLGD mới chỉ thực hiện được giai đoạn 1 mà chưa thực hiện được bước tiếp theo do không có tổ chức chuyên đánh giá CLGD độc lập tại Việt Nam.

- Trung tâm Dịch vụ công : Trung tâm được thành lập ra để đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ công như : công nhận văn bằng, dịch vụ đánh giá ngoài cho các cơ sở giáo dục, cung cấp đề thi được thiết kế phù hợp với nhu cầu của cơ sở giáo dục.

Có thể nói đây là một trung tâm đa chức năng, chuyên phục vụ và cung ứng các dịch vụ mà xã hội đang có nhu cầu. Cơ cấu và chức năng của trung tâm này có thể mở rộng ra không giới hạn tùy thuộc vào yêu cầu thực tiễn và khả năng hoạt động cũng như chiến lược phát triển của trung tâm, hơn nữa có thể loại hình trung tâm này là ‘‘đơn vị sự nghiệp công được giao quyền tự chủ hoàn toàn’’ nên khả năng phát triển của Trung tâm này trong tương lai là rất lớn.

- Trung tâm đánh giá Ngoại ngữ : Dự kiến thành lập 3 trung tâm ở 3 miền Bắc, Trung,Nam. Trung tâm ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ về

chứng chỉ, bằng cấp ngoại ngữ trong nước, các chứng chỉ này dự kiến được xây dựng dựa trên cơ sở trình độ ngoại ngữ để học Cao học, trình độ tương đương Toeic, Ielts hoặc Toefl tùy theo nhu cầu của học viên.

Hiện nay có rất nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam cung cấp nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ khác nhau (chủ yếu là tiếng anh). Việc các tổ chức này du nhập vào Việt Nam có tác động 2 mặt : Một mặt đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các học viên cần các chứng chỉ tiếng anh để du học nước ngoài. Mặt khác việc xuất hiện các tổ chức này cũng làm xuất hiện các nhu cầu và tiêu chuẩn mới trong xã hội : Nhu cầu tiêu chuẩn trình độ tiếng anh tương ứng X điểm Toeic, Ielts hoặc Toefl mới được xét tuyển vào tổ chức. Điển hình của mặt thứ này là Toeic, từ một tiêu chuẩn mới du nhập vào Việt Nam cách đây 10 năm (IIG Việt Nam – Thành viên tập đoàn ETS Hoa kì) nay Toeic đã trở nên rộng rãi và trở thành tiêu chuẩn chung cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn các ứng viên dự tuyển. Câu hỏi đặt ra ở đây là Trung tâm đánh giá Ngoại ngữ của ta có đặc điểm gì nổi trội hơn so với tổ chức khác, khách hàng mục tiêu ? chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn : tối đa hóa chi phí ? xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá riêng phù hợp với với các đối tượng khách hàng mục tiêu như thế nào? Liệu trong dài hạn có thể quốc tế hóa chứng chỉ ngoại ngữ do Việt Nam biên soạn ?

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 50 - 51)