Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Cục KT&KĐCLGD theo các yếu tố thiết kế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 42 - 44)

Cục trưởng P.Kiểm định chất

2.2.4.Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Cục KT&KĐCLGD theo các yếu tố thiết kế

theo các yếu tố thiết kế

Cơ cấu tổ chức có phân chia thành phòng chức năng và các phòng chuyên môn. Mỗi công việc đều được sắp xếp phù hợp với yêu cầu chức năng nhiệm vụ của Cục.

2.2.4.2. Bộ phận hóa.

Các nhân viên có cùng chuyên môn, nghiệp vụ, có chức năng nhiệm vụ gần giống nhau, có quan hệ hỗ trợ trong công việc được nhóm chung trong một bộ phận : Văn phòng ; Phòng Kiểm định Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp ; Phòng Kiểm định Mầm non, PTTH và Giáo dục thường xuyên ; Phòng Khảo thí ; Phòng Công nhận văn bằng.

2.2.4.3. Phạm vi quản lý.

Phạm vi quản lý hẹp, số lượng nhân viên của 1 ng quản lý trực tiếp trung bình là 4 người, phạm vi quản lý từng phòng không đồng đều do chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng khác nhau.

Ưu điểm: dễ quản lý, tính thống nhất cao, mối quan hệ đồng nghiệp tốt, dễ dàng trao đổi về chuyên môn ;

Nhược điểm : Xảy ra tình trạng áp lực cho nhân viên khi khối lượng công việc lớn mà nhân viên lại ít.

2.2.4.4. Hệ thống điều hành.

- Từ cấp trên trực tiếp xuống cấp dưới trực tiếp, hoặc thông qua văn phòng làm bộ phận trung gian, đầu mối phân phối các thông tin cho các phòng.

Hệ thống điều hành của Cục có thể phân chia thành 2 cấp :

Cấp 1 là Ban lãnh đạo, bao gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Cấp 2 là các chuyên viên còn lại, những người trực tiếp làm việc thuộc Cục KT&KĐCLGD.

2.2.4.5. Tập quyền và phân quyền

- Tính tập quyền cao thể hiện ở mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng. Cục trưởng có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó

- Tính phân quyền thể hiện ở chỗ các phòng ban có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Cục trưởng trong quá trình ra quyết định.

2.2.4.6. Chính thức hóa

Chức năng nhiệm vụ của Cục KT&KĐCLGD được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật và được phổ biến rộng rãi trước toàn xã hội. Tuy nhiên trong nội bộ cơ quan thì có thể nói là tính chính thức hóa không cao, do cơ quan chưa có quy chế làm việc cụ thể mà chỉ dựa vào quy chế do Bộ đề ra, các vị trí công việc không có bản mô tả công việc cụ thể mà mới chỉ dựa vào chức năng nhiệm vụ chung của phòng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 42 - 44)