Đặc điểm về công tác quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 30 - 32)

Ban lãnh đạo Văn phòng

2.1.5. Đặc điểm về công tác quản trị nguồn nhân lực

Cục KT&KĐCLGD không có bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực riêng biệt, trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực chủ yếu thuộc về Cục trưởng sau đó phân phối đến các Phó Cục trưởng và các lãnh đạo phòng chuyên môn, chức năng.

- Hồ sơ nhân sự của các chuyên viên trong Cục do Vụ tổ chức thuộc Bộ Giáo Dục & Đào tạo lưu trữ

Công tác tuyển dụng:

Cơ sở của việc tuyển dụng tại Cục KT&KĐCLGD dựa trên phân tích công việc và kế hoạch hoạt động hàng năm. Từ các phòng ban sẽ đưa lên bản báo cáo hoạt động và yêu cầu bổ sung nhân lực của phòng sắp tới lên Cục trưởng, thông qua Văn phòng tổng hợp, Cục trưởng sẽ gửi yêu cầu bổ sung nhân sự tùy theo tình hình thực tiễn của Cục lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Khi văn bản chính thức được phê duyệt, Vụ tổ chức/Bộ GD&ĐT nghiên cứu và phối hợp cùng với Bộ Nội vụ tổ chức xét tuyển và thi tuyển nhân sự. Thông báo tuyển dụng được thông báo trên trang Web của Bộ GD&ĐT.

Có 3 hình thức tuyển dụng vào các vị trí của Cục:

- Thi tuyển và xét tuyển: từ các hồ sơ được chọn, Vụ tổ chức tổ chức thi tuyển cho các ứng viên. Phần thi tuyển gồm 3 môn do Bộ GD&ĐT quyết định (thi công chức). Hình thức này chỉ dành cho các ứng viên là nhân viên, viên chức bình thường, chưa thi vào công chức. Sau khi thi tuyển thì những ứng viên này vẫn tiếp tục thi qua vòng phỏng vấn trực tiếp để .

- Xét tuyển: Những người đã là công chức thì không cần qua vòng thi tuyển mà sẽ được xét tuyển phỏng vấn trực tiếp luôn.

- Bổ nhiệm trực tiếp: ứng viên được bổ nhiệm trực tiếp không qua thi tuyển và xét tuyển, đây là một đặc trưng của cơ cấu hành chính quan liêu.

Ban hội đồng phỏng vấn được hình thành theo nhu cầu tuyển dụng và giải thể khi công tác tuyển dụng đạt được mục đích, tìm được đúng người, đúng việc.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Hiện tại theo định hướng tại Cục thì có 2 định hướng đào tạo:

- Đào tạo cho bên ngoài: Đào tạo cho các cán bộ khảo thí và kiểm định chất lượng ở các cơ sở giáo dục để cho họ hiểu một cách cụ thể và thống nhất về công tác KT&KĐCLGD là gì; Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường; Trách nhiệm, nghĩa vụ các bên liên quan trong hệ thống đánh giá; Các đối tượng điều chỉnh; Quy trình kiểm định, đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đồng thời đào tạo cho họ các kĩ năng chuyên môn và kĩ năng làm việc theo quy chuẩn.

- Đào tạo nội bộ: Đào tạo các nhân viên làm việc tại Cục KT&KĐCLGD. Trong hình thức này có 2 loại hình:

• Các chương trình đào tạo do Bộ tổ chức và do các tổ chức bên ngoài tài trợ; Vd: Đào tạo theo yêu cầu của các dự án, đào tạo theo chỉ tiêu từ Bộ đưa xuống…

• Các chương trình do Cục tự đứng ra tổ chức.

Công tác đánh giá thực hiện công việc:

Hiện công tác này chưa hình thành tại Cục KT&KĐCLGD quy mô số lượng người ít, chưa có nhu cầu về đánh thực hiện công việc, hơn nữa đây là một tổ chức thuộc khu vực công nên khó thực hiện và chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới có thể công tác này rất cần thiết để công việc được thực hiện hiệu quả hơn.

Hệ thống tiền lương được xây dựng trên cơ sở bậc lương, ngạch lương theo quy chế nhà nước, có 2 ngạch lương là ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên chính.

Định kì có các cuộc thi nâng ngạch lương cho nhân viên; Chế độ phụ cấp tùy theo công việc;

Phúc lợi và chính khen thưởng và các dịp lễ Tết hoặc khi các kì nghỉ cho nhân viên.

Chính sách lao động:

Chế độ nghỉ Lễ, phép và nghỉ khác tuân thủ theo Luật lao động và Luật cán bộ, công chức.

Cơ sở vật chất: Hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thiếu không gian làm việc cho các nhân viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w