Chức năng nhiệm vụ, các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và giữa các phòng ban của Cục KT&KĐCLGD.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 33 - 40)

Ban lãnh đạo Văn phòng

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ, các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và giữa các phòng ban của Cục KT&KĐCLGD.

chức và giữa các phòng ban của Cục KT&KĐCLGD.

2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban :

- Văn phòng:

+ Thực hiện các chức năng kế hoạch - tổng hợp; hành chính - quản trị; tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, an ninh và đối ngoại; thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức của Cục; quản lý tài chính, tài sản của Cục được Bộ giao và thực hiện phần ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật; Giúp Cục trưởng quản lý và điều hành chung các hoạt động của Cục.

+ Nhiệm vụ:

• Đầu mối xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác, lịch công tác hằng tuần, hằng tháng; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác, lịch công tác và tổng hợp báo cáo về việc thực hiện các nhiệm vụ của Cục. Ban lãnh đạo Văn phòng P.Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên P.Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyênnghiệp Phòng Công nhận văn bằng P.Khảo thí

• Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuẩn bị điều kiện làm việc cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn; ghi biên bản các cuộc họp Lãnh đạo Cục, họp cơ quan Cục.

• Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.

• Giúp Cục trưởng giữ mối liên hệ với các cấp, các cơ quan ban ngành; tổ chức đón tiếp khách; chuẩn bị các điều kiện tiếp công dân, báo chí.

• Đầu mối giúp Cục trưởng trong công tác thi đua khen thưởng của Cục. Thực hiện công tác hành chính - văn thư, thống kê, tổng hợp, lưu trữ của Cục. Phối hợp với Công đoàn Cục giúp lãnh đạo Cục trong công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức của Cục.

• Giúp Cục trưởng quản lý biên chế, tiền lương đối với cán bộ, công chức trong Cục; thực hiện các công tác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng.

• Giúp Cục trưởng quản lý về tài chính: lập kế hoạch, dự toán ngân sách; kế toán và quyết toán ngân sách của Cục. Tham mưu xây dựng, quản lý, sử dụng, thống kê cơ sở vật chất của các đơn vị và cơ quan Cục theo quy định.

• Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các dịch vụ công theo quy định, thực hiện việc thanh-quyết toán các hợp đồng và dịch vụ công.

- Phòng khảo thí:

+ Chức năng: Giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Khảo thí (công tác thi) thuộc phạm vi quản lý của Cục. Thực hiện các dịch vụ công về công tác thi.

+ Nhiệm vụ:

• Giúp Cục trưởng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Cục và các đơn vị có liên quan tổ chức các kì thi mang tính chất quốc gia (Hiện tại Cục

KT&KĐCLGD là đơn vị tổ chức chính của 4 kì thi quốc gia: Thi học sinh giỏi quốc gia, tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển đại học và thi học sinh giỏi quốc tế tại Việt Nam)

• Chủ trì, phối hợp Văn phòng Cục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về thi. Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện văn bản sau khi được ban hành

• Tổ chức soạn thảo đề thi và đáp án, thang điểm; chỉ đạo công tác sao in đề thi, đáp án, thang điểm và công tác chấm thi tuyển sinh;

• Phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong chỉ đạo tổ chức kỳ thi thi tuyển sinh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ.

• Chủ trì, phối hợp với Văn phòng cục thực hiện việc biên soạn, biên tập câu hỏi thi; tổ chức xây dựng, hoàn thiện và quản lý Ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở ra đề thi cho các kỳ thi; tổ chức hoạt động huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi; nghiên cứu hoàn thiện quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, công nghệ thi.

• Chủ trì tổ chức thực hiện việc thi thử các môn trắc nghiệm, phân tích, đánh giá đề thi; đánh giá việc tổ chức thi ở các địa phương.

• Chủ trì giúp Cục trưởng chỉ đạo, kiểm tra các kỳ thi, tổ chức tập huấn cho các đội tuyển quốc gia đi dự Olympic quốc tế; phối hợp với các vụ bậc học trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thi trong phạm vi quản lý của Bộ. Tham gia và theo dõi các hoạt động của các đề án, dự án, các chương trình có liên quan đến lĩnh vực thi.

• Tham mưu giúp Cục trưởng trong việc phối hợp với các địa phương, các cơ quan, các tổ chức có liên quan trong công tác thi; đánh giá, xếp loại các sở giáo dục và đào tạo về việc thực hiện công tác thi.

- Phòng kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên:

+ Chức năng: Giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên. Thực hiện các dịch vụ công về công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên

+ Nhiệm vụ:

• Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Cục giúp Cục trưởng xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên; chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản về công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên sau khi được ban hành.

• Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Cục trưởng trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Giúp Cục trưởng trong việc phối hợp với các địa phương, các cơ quan, các tổ chức có liên quan trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Chủ trì giúp Cục trưởng phối hợp với các vụ bậc học trong việc chỉ đạo hoạt động đánh giá, đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên. Tham gia và theo dõi các hoạt động của các đề án, dự án, các chương trình có liên quan đến lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Tổ chức thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Giúp Cục trưởng trong việc đánh giá, xếp loại các sở giáo dục và đào tạo về việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

• Phối hợp với Văn phòng Cục thực hiện các dịch vụ công về công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên.

- Phòng kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp:

+ Chức năng: Giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Thực hiện các dịch vụ công về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

+ Nhiệm vụ:

• Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Cục giúp Cục trưởng xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra và đánh giá

• Giúp Cục trưởng trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định để trình Bộ trưởng quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; xây dựng và triển khai các đề án liên quan đến đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan giúp Cục trưởng trong việc tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng trong việc quản lý nhà nước hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

• Tham mưu giúp Cục trưởng trong việc phối hợp với các địa phương, các cơ quan, các tổ chức có liên quan trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp trong phạm vi quản lý của Cục. Tham gia và theo dõi các hoạt động của các đề án,

dự án, các chương trình có liên quan đến lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

• Giúp Cục trưởng trong việc đánh giá, xếp loại các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp về việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.

• Phối hợp với Văn phòng Cục thực hiện các dịch vụ công về công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

- Phòng công nhận văn bằng:

+ Chức năng: Giúp Cục trưởng quản lý nhà nước về công tác công nhận văn bằng. Thực hiện các dịch vụ công về lĩnh vực công nhận văn bằng theo quy định.

+ Nhiệm vụ:

• Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Cục trưởng công nhận các loại văn bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam; thẩm định các văn bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ của cơ sở giáo dục Việt Nam cấp khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý nước ngoài.

• Giúp Cục trưởng trong việc tham gia thẩm định các chương trình đào tạo, các đề án mở ngành của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp; tham gia thẩm định các chương trình đào tạo, các chương trình liên kết đào tạo, các dự án đầu tư về giáo dục có yếu tố nước ngoài; thẩm định các đề án công nhận văn bằng tương đương.

• Giúp Cục trưởng trong việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến công nhận văn bằng; công bố các thông tin liên quan đến công tác công nhận

• Phối hợp với Văn phòng Cục thực hiện các dịch vụ công về lĩnh vực công nhận văn bằng.

2.2.2.2. Các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và giữa các phòng ban.

Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức chủ yếu là mối quan hệ quyền hạn trực tuyến – tham mưu và trực tuyến – chức năng. Cục trưởng là người ra quyết định thống nhất cuối cùng, các P.Cục trưởng và các bộ phận khác có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên trong một số trường hợp liên quan đến các vấn đề chuyên môn thì một phần quyền ra quyết định được phân cho những người có khả năng trong tổ chức.

Theo những thông tin tìm hiểu được thông qua quá trình thực tập có thể vẽ lại sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục KT&KĐCLGD như sau :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục &Đào tạo (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w