Các giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình (Trang 53 - 56)

2.1 giải pháp về chế độ chính sách

2.1.1 Về tuổi đời

+ Đối với lao động nữ việc xác định tuổi nghỉ hưu nhằm rút bớt khoảng cách về hưu đối với nam giới. Nhà nước cần nâng tuổi nghỉ hưu của nữ giới lên có thể bằng nam giới để khi nghỉ hưu họ có thể hưởng bạc lương gần cuối cùng trong quy định bậc lương ( hiện nay lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55 thì họ mới chỉ đạt đến

+ Đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, y tế giáo dục… khi đến độ tuổi nghỉ hưu cơ quan đơn vị có nhu cầu thì nên sử dụng tiếp nhưng tối đa là 65 tuổi, ngược lại có những người có đủ thời gian công tác 15 năm ở vùng cao biên giới hải đảo, ở những nơi có phụ cấp công việc từ 0,5 trở lên thì giảm 5 tuổi đời. Người lao động đủ 1 vài tháng mới đủ điều kiện giảm năm tuổi đời thì nên tính lại.

2.1.2 Vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

+ Tiền lương danh nghĩa (cấp bậc chức vụ) để làm cơ sở đóng BHXH là không hợp lý vì lương cấp bậc luôn thấp hơn nhiều so với lương thực tế. Thực tế hiện nay ở một số ngành sản xuất kinh doanh có mức lương cao hơn nhiều tiền lương cấp bậc, có nghành cao gấp 2-3 lần. Do vậy mức lương khi nghỉ hưu hiện nay là quá thấp, khoảng cách chênh lệch giữa mức lương khi nghỉ hưu với mức lương khi còn làm việc là quá xa. Điều này làm cho người lao động không muốn về hưu vì mức hưởng lương hưu quá thấp không đảm bảo được cuộc sống.

+ Tiền lương làm cơ sơ đóng BHXH trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có những khúc mắc. Theo quy định tiền lương làm cơ sở đóng BHXH trong liên doanh và tiền lương theo hợp đồng bằng ngoại tệ. Do chưa có quy định về mức trần đóng cho nên cho nên tiền đóng BHXH ở khu vực này cao hơn rất nhiều so với khu vực khác, điều này dẫn đến khi về hưu trong khu vực này có mức trợ cấp hưu trí rất cao so với khu vực khác, điều này dẫn đến quan hệ trợ cấp BHXH giữa những người về hưu trong cộng đồng rất khác biệt, mặt khác trong xí nghiệp liên doanh vẫn còn tồn tại vấn đề đóng BHXH khi chưa tính thuế thu nhập, hay sau khi tính thuế thu nhập vẫn chưa được quy định cụ thể.

2.1.3 Về cách tính hưởng lương hưu

Hiện nay trong bộ máy quản lý nhà nước có những nhà khoa học đầu nghành, các nhân sỹ, các nghệ sỹ … thời gian tham gia BHXH của họ không chỉ dừng lại ở 30 năm tham gia đóng BHXH mà còn tới 40 năm hoặc 50 năm. Theo quy định thì đủ 30 năm đóng BHXH thì được hưởng 75% lương, tiền công tháng đóng BHXH. Về mặt công bằng xã hội là không đảm bảo. Như vậy cần thực hiện tối đa hóa mức hưởng là 75% mức lương hưu ở năm thứ 35 (mức hưởng khởi đầu tham gia đóng BHXH là 40% sau đó mỗi năm tăng lên 1,75%, kết quả mức hưởng sẽ đạt 75% sau 35 năm đóng BHXH).

2.1.4 Về việc tính tháng lẻ

Theo quy định hiện nay, người lao động về trước tuổi, thì mỗi năm về hưu trước tuổi bị trừ 1% tiền lương bình quân tham gia đóng BHXH. Nhưng điều đặt ra ở

đây là khi về hưu tham gia đóng BHXH có tháng lẻ, thì thời gian này lại không được tính BHXH, điều này cần được điều chỉnh lại cho công bằng hơn. Cụ thể nếu tháng lẻ từ tháng 1 đến tháng 5 thì không tính còn từ tháng 6 đến tháng 11 thì được xem như 1 năm đóng BHXH để người lao động khỏi bị thiệt thòi.

2.2 Về mặt tổ chức quản lý

Trong BHXH cần hình thành một bộ phận chức năng riêng chuyên thực hiện và theo dõi quản lý hoạt động của chề độ hưu trí và quá trình chi trả cho các đối tượng về hưu ở các cấp nhất là huyện xã. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ quan trọng này. Trên thực tế, hoạt động chi trả có tác động rất lớn tới người hưởng các chế độ bảo hiểm và sau đó là những người tham gia. Làm tốt công tác này sẽ nâng cao uy tín của BHXH - Một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của BHXH.

Việc hình thành bộ phận chuyên môn như vậy không đơn thuần chỉ là thêm một chức năng mà đó là một vấn đề cần được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu đầy đủ về khối lượng công việc, tiêu chuẩn và định mức công việc, yêu cầu trình độ chuyên môn và tổ chức hợp lý có như vậy mới tránh được tình trạng tăng biên chế bất hợp lý lãng phí lao động và tài sản, hiệu quả lao động thấp…

Trong tương lai khi BHXH đã phát triển đến một mức độ nhất định nào đó việc phân cấp quản lý cho từng chế độ là hết sức cần thiết, nó giúp cho bộ máy vận hành một cách trơn tru, các khâu thực hiện không bị trùng lặp và dễ kiểm soát làm cho bản thân hệ thống BHXH hoạt động linh hoạt hơn, dễ thu hút mọi đối tượng tham gia BHXH.

2.2.1 cần phối hợp giả quyết tốt chế độ lương hưu và trợ cấp ưu đãi

Đây là hai chế độ thuộc 2 lĩnh vực khác nhau so hai ngành phụ trách cơ quan BHXH giả quyết chế độ hưu trí, cơ quan lao động thương binh xã hội giả quyết chế độ trợ cấp ưu đãi. Điều này nói nên sự phân cấp phân quyền xong trên thực tế thì việc giải quyết 2 chế độ này vẫn do một cơ quan đảm nhận. Thời gian qua, việc giải quyết hai chế độ này còn thiếu chu đáo, gây nhiều khó khăn phiền hà cho người hưởng chính sách, nhất là giả quyết chế độ ưu đãi còn nhiều người kêu ca phàn nàn, thủ tục giấy tờ không thống nhất.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình (Trang 53 - 56)